C ụng tác hoạch định nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được phương hướng, cách thức quản trị nguồn nhân lực của mình, đảm bảo cho doanh
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QTNNL TẠI CÁC DNNVV VIỆT NAM
3.3.7. Hoàn thiện công tác phân tích và hoạch định nguồn nhân lực
Để có thể tiến hành hoạch định nguồn nhân sự một cách hợp lý thì trước tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải nhìn nhận một cách đúng đắn về thực trạng doanh nghiệp mình và nhân viên trong doanh nghiệp hoạt động như thế nào. Vì vậy, các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp Nhà nước cần phải xem xét một các khách quan, đánh giá một cách cụ thể. Cũn cỏc doanh nghiệp tư nhân thì cần phải coi trọng công tác này hơn nữa chứ không chỉ chú trọng vào hoạt động kinh doanh mà bỏ qua vấn đề nguồn nhân lực.
Các DNNVV cần phải tiến hành điều tra về khối lượng công việc cho nhân viên cũng như khả năng hoàn thành nhiệm vụ của họ. Doanh nghiệp cũng cần luôn nắm bắt trình độ khả năng của nhân viên, nắm bắt về tình hình từng công việc cụ thể. Để làm được điều đó, doanh nghiệp nên xây dựng các bảng đánh giá, hay các phiếu chấm điểm thường xuyên. Hình thức này nên áp dụng hàng tháng, nhân viên sẽ tự chấm điểm của mình, đồng thời cán bộ quản lý không thiên vị. Trên cơ sở đó, vấn đề hoạch định nguồn nhân lực mới có thể đi đúng hướng, giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề nhân lực và phát triển hơn nữa.
Nguồn nhân lực là yếu tố tiên quyết, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì doanh nghiệp đó cần phải có một nguồn nhân lực chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Để có thể nắm bắt được điều đó, thì doanh nghiệp nhất thiết phải tiến hành hoạch định nhu cầu về nguồn nhân lực. Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh vạch ra trong các kỳ, bộ phận nhân sự hay cỏc phũng ban liên quan đến tổ chức chức cần thảo luận với Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhằm sắp xếp lại doanh nghiệp hợp lý, sao cho lực lượng lao động trực tiếp kinh doanh được tăng cường, giảm thiểu số lao động gián tiếp trong phòng ban. Thêm vào đó trong quá trình sắp
xếp lại lao động, bộ phận nhân sự, ban giám đốc và cỏc phũng ban chuyên môn cần thảo luận các vị trí cần thuyên chuyển, đề bạt đê góp phần bố trí đúng người, đúng chỗ và động viên các cán bộ nhân viên làm việc.
Phòng nhân sự cần làm tốt công tác quản lý hồ sơ nhân viên để đảm bảo phân công công tác cho phù hợp với khả năng của nhân viên tránh hiện tượng bố trí việc trái ngành nghề không đúng với chuyên môn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong quản trị nhân sự.