Công tác phân tích công việc và tuyển dụng nhân lực

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam- thực trạng và giải pháp (Trang 45)

C ụng tác hoạch định nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được phương hướng, cách thức quản trị nguồn nhân lực của mình, đảm bảo cho doanh

2.3.2.2. Công tác phân tích công việc và tuyển dụng nhân lực

Để có thể tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn được những ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển thì trước hết doanh nghiệp cần xây dựng chính sách tuyển dụng rõ ràng, dựa trên những phân tích về công việc và bản miêu tả công việc. Vì vậy, hiện nay, hầu hết các DNNVV Việt Nam đều tiến hành xây dựng, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lao động từ 50 lao động trở lên. Mỗi doanh nghiệp đều có những mẫu soạn thảo mô tả công việc riêng của mình, bao gồm những nội dung chính sau:

- Tên công việc

- Tên bộ phận chuyên trách công việc - Tên người giám sát

- Phần mô tả tóm tắt về công việc - Các tiêu chuẩn hoàn thành công việc.

Tuy nhiên, công tác phân tích công việc này chỉ được tiến hành chỉ khi có chỗ trống trong doanh nghiệp. Các DNNVV Việt Nam cũng không đưa ra một quy trình, hay một sự đánh giá nào về công tác này mà chủ yếu chỉ do một cá nhân thực hiện sau đó được trưởng phòng của phòng ban đó ký duyệt và gửi xuống phòng nhân sự.

a) Tuyển mộ

- Đối với nguồn tuyển mộ nội bộ: hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nguồn này. Khi công tác tuyển mộ được tiến hành thì phòng tổ chức - hành chính sẽ thông báo đến các đơn vị trong hệ thống và cỏc phũng ban nghiệp vụ khác, từng bộ phận sẽ xem xét thấy cá nhân nào có khả năng đảm nhiệm công việc thì thông báo lại cho phòng tổ chức. Cán bộ phòng tổ chức sẽ xem xét và ghi vào danh sách ứng viên. Nguồn tuyển mộ nội bộ và thuyên chuyển được áp dụng chủ yếu trong việc tuyển dụng các cán bộ cấp cao.

Tuy nhiên, do nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có quy mô nhỏ nên ưu thế dành cho tuyển mộ nội bộ là không nhiều do sau khi tuyển mộ sẽ dẫn đến thiếu người ở vị trí cũ.

Theo kết quả thăm dò ý kiến các cán bộ quản lý các DNNVV tại Việt Nam thỡ cú 5 nguồn chính cung cấp ứng viên cho tuyển mộ là: biết tin qua phương tiện thông tin đại chúng, lấy từ cơ sở đào tạo, người trong cơ quan giới thiệu, tổ chức dịch vụ việc làm và cấp trên giới thiệu.(xem bảng 2.15).

Bảng 2.15: Các nguồn tuyển dụng chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Đơn vị:%

Tuyển mộ HCNN Sự nghiệp SX-KD

Qua phương tiện thông tin đại chúng 25,7 22,0 26,2

Lấy từ cơ sở đào tạo 29,7 29 17,9

Thông qua tổ chức giới thiệu việc làm 2,7 3,0 13,5 Người trong cơ quan giới thiệu 17,6 18,0 30,2

Cấp trên giới thiệu 24,3 28,0 12,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2009

Việc tuyển dụng thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm còn rất khiêm tốn. Nguồn từ cơ sở đào tạo và thông tin đại chúng là một là một phần đảm bảo cho các doanh nghiệp tuyển được đúng người đúng việc. Hình thức này chủ yếu áp dụng tại các doanh nghiệp có quy mô từ 50 lao động trở lên, trong đó thông báo tuyển dụng qua Internet, báo chí. Tuy nhiên, con số 25% các doanh nghiệp tuyển dụng qua các phương tiện thông tin đại chúng này vẫn còn là rất thấp so với các nước phát triển và cả các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam- thực trạng và giải pháp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w