Cơ cấu phân bố

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam- thực trạng và giải pháp (Trang 38)

C ác chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là kỹ sư hoặc kỹ thuật viên tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp, họ vừa là người quản lý doanh

c) Giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc

2.2.3. Cơ cấu phân bố

Việt Nam là một trong những nước có cơ cấu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng lên. Năm 1989 tỷ lệ dân trong độ tuổi lao động là 52,3%, tăng lên 57,1% năm 1999 và 62,3% năm 2005, trong đó số dân trong độ tuổi 15 – 34 chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 46,8%, tiếp đến là nhóm tuổi 35 – 54 với 35,6%. Thêm vào đó, ở nước ta người dân còn có thể tham gia lao động trước tuổi 15 và kéo dài đến sau 60 tuổi. Điều này đã tạo ra cho Việt Nam một lực lượng lao động hùng hậu. Theo ước tính của các nhà chuyên môn thì đến năm 2020 con số này sẽ lên đến 68 triệu người, chiếm 64,7% dân số.

Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, cơ cấu của nguồn lao động Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế trong thời gian qua đã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ tuy vẫn còn tương đối chậm.

Bảng 2.10: Cơ cấu lao động phân theo 3 khu vực ngành kinh tế

Ngành kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 Nông, lâm, ngư nghiệp 67,2 66,1 59,6 57,9 56,79 Công nghiệp – xây dựng 12,5 12,9 16,4 17,4 17,88

Dịch vụ 20,3 21,0 24,0 24,7 25,33

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006

Hiện nay, ở nước ta, lực lượng lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Trong khi tỷ lệ đóng góp của khu vực này trong GDP đang giảm liên tục thì số lao động vẫn tiếp tục tăng, tạo ra sự dư thừa lao động lớn trong nông nghiệp. Khu vực công nghiệp và dịch vụ tuy có tốc độ tăng việc làm cao, song cũng chỉ thu hút khoảng trên dưới 30% số việc làm mới hàng năm.. Lực lượng lao động chủ yếu tập trung tại khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, năm 2006, số lao động tại khu vực này là 38,6 triệu lao động (chiếm 89,14% tổng số lao động cả nước), trong khi khu vực Nhà nước chỉ tập trung 4,07 triệu lao động, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có 0,7 triệu lao động. (Xem bảng 8)

Bảng 2.11: Tỷ trọng số lao động làm việc phân theo ngành kinh tế.

(Đơn vị: %)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Kinh tế Nhà nước 9.31 9.34 9.49 9.95 9.88 9.50 9.25 Kinh tế ngoài Nhà nước 90.09 89.72 89.39 88.77 88.60 88.92 89.14

Khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài 0.60 0.94 1.11 1.28 1.52 1.58 1.62

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2007

Bên cạnh đó, đa số lao động có tay nghề cao đều tập trung chủ yếu ở các thành thị,thành phố lớn. Trong khi đó, tại cỏc vựng nông thôn thiếu lao động. Theo báo cáo tổng kết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thực trạng trình độ học vấn , kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động hiện nay trong cả nước cũn khỏ chênh lệch ở cỏc vựng miền khu vực kinh tế.Tõy Nguyờn cú tới 8,5% công nhân lao động có trình độ tiểu học. Còn bậc trung học phổ thông ở Hà Nội là 76,4%, Thành phố Hồ Chí Minh là 35,79%, Đồng Nai 38,9%, Tõy Nguyờn 49,8%.

Một thực trạng nữa đối với lực lượng lao động Việt Nam đó là hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ”. Tỷ số người tốt nghiệp đào tạo theo chuẩn mực của thế giới là: 1 cao đẳng, đại học/ 4 trung cấp chuyên nghiệp/10 học nghề, thì ở nước ta tỷ số tương ứng là 1/ 0,98/3,03 . Đây là một sự mất cân đối trầm trọng trong đội ngũ

nguồn nhân lực Việt Nam.

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam- thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w