Khái niệm và tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam- thực trạng và giải pháp (Trang 25)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DNNVV VIỆT NAM

2.1.2. Khái niệm và tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cùng theo đà phát triển kinh tế của đất nước (đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO), các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ngày càng tham gia nhiều hơn vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng lý kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh, kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. [12]

* Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam còn có nhiều tranh luận và có nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá, phân loại quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng thường tập trung vào cỏc tiờu thức chủ yếu như: vốn, doanh thu, lao động,

lợi nhuận, thị phần. Có hai nhúm tiờu thức phổ biến thường dùng để phân loại

doanh nghiệp vừa và nhỏ: tiêu thức định tính và tiêu thức định lượng.

- Nhúm tiêu thức định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như trình độ chuyên môn hóa, số đầu mối quản lý, mức độ phức tạp của quản lý... Nhúm tiờu thức này có ưu thế là phản ánh đúng được bản chất của vấn đề song thường khó xác định trong thực tế, do đó ít được sử dụng.

- Nhúm tiêu thức định lượng: + Số lao động thường xuyên.

+ Doanh thu có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm (hiện nay thường có xu hướng sử dụng chỉ số này).

+ Lợi nhuận hay số vốn bình quân/ lao động + Giá trị gia tăng. [15]

Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ được đề cập đến lần đầu tiên một cách chính thức theo Công văn số 681/CP-KCN của Chính phủ ban hành ngày

20-6-1998 về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ vừa và nhỏ như sau: “Tạm thời quy định thống nhất tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Nhưng đây chỉ là quy định tạm thời mang tính chất hành chính. Ngoài ra, việc phân loại doanh nghiệp theo quy mô lớn, vừa hay nhỏ chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc nhiều yếu tố như:

- Trình độ phát triển kinh tế một nước - Tính chất ngành nghề

- Vùng lãnh thổ - Tính lịch sử

Ngày 30/6/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về: ”Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”. theo đó: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã hoặc liên minh hợp tác xã, doanh nghiệp Nhà nước hoặc hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP) có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”, [18]. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội cụ thể của

ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai tiêu chí: vốn và lao động hoặc có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 2 tiêu chí nói trên.

Bảng 2.1: Giới thiệu tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam năm 2009

Quy mô Doanh nghiệp

siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp

và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại

và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người

Nguồn: Tổng cục TK: DN Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21. NXB Thống kê 2010

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam- thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w