C ụng tác hoạch định nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được phương hướng, cách thức quản trị nguồn nhân lực của mình, đảm bảo cho doanh
b) Tuyển chọn
2.3.2.4. Công tác đào tạo và phát triển
Theo kết quả điều tra tại hơn 63.000 doanh nghiệp của Cục Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, các doanh nghiệp đã bày tỏ nhu cầu về đào tạo trong rất nhiều lĩnh vực. Trong đó có:
+ 33,64% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế toán. + 31,62 số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về quản trị doanh nghiệp. + 21,14% có nhu cầu đào tạo về phát triển thị trường.
+ 20,17 số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh. + 12,89% có nhu cầu đào tạo về phát triển sản phẩm mới.
+ 12,89% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế. + 11,62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân lực.
+ 10,85% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
lớn. Do quy mô vốn còn hạn chế nền các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào phát triển sản xuất và hạn chế chi phí về đào tạo bằng cách tuyển dụng sẵn những người đang có kinh nghiệm làm việc.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược đào tạo và phát triển gắn liền với tầm và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Kế hoạch đào tạo và phát triển hàng năm cũng không có hoặc cú thỡ cũng rất sơ sài. Điều này một phần là do lãnh đạo không nhận thức được sự cần thiết của công tác đào tạo và phát triển. Nhiều giám đốc doanh nghiệp quan niệm đào tạo là trách nhiệm của xã hội. Họ chỉ tuyển dụng những cán bộ lành nghề, đã được đào tạo. Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng, chiến lược tuyển dụng thông minh cũng không thay thế được công tác đào tạo trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay, trước sự đổi mới của đất nước, trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số doanh nghiệp cũng bắt đầu nhận thức được sự cần thiết của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, nhu cầu đào tạo và phát triển phải gắn với thực tiễn của doanh nghiệp, phải phục vụ cho chiến lược kinh doanh.Bờn cạnh những khó khăn việc xác định nhu cầu đào tạo, việc tổ chức đáp ứng các nhu cầu đó cho doanh nghiệp cũng là một việc không dễ dàng.
Một thực tế khác trong vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đó là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ quan tâm đến việc đào tạo cho cán bộ quản lý, các chuyên gia cấp cao. Còn đối với công tác đào tạo các chuyên viên kỹ thuật, công nhân lao động thì hình thức đào tạo chủ yếu là tự đào tạo hoặc người lao động phải tự nâng cao tay nghề. Điều này cho thấy, các DNNVV vẫn còn thiếu các thông tin về sự hỗ trợ của các tổ chức đối với DNNVV.
Song song với thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì việc đánh giá chất lượng đào tạo và phát triển cũng hết sức quan trọng. Nhưng hiện nay, số lượng các doanh nghiệp tiến hành đánh giá còn hạn chế, chủ yếu chỉ dựa trên một số chỉ tiêu như khả năng tiến bộ của nhân viên và mức độ áp dụng kiến thức có được trong quá trình đào tạo vào công việc.
Nhìn chung, trong các DNNVV Việt Nam, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại là một vấn đề hết sức khó
khăn và chưa nhận được sự đầu tư thích đáng.