Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện và kiểm soát chi phí

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty cổ phần khoáng sản vinashin petro (Trang 66 - 68)

4 Tỉ số khả năng sinh lợ

3.2.3.Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện và kiểm soát chi phí

3.2.3.1. Hoàn thiện công tác tổ chức

Tại Công ty, công tác quản trị chi phí vẫn chưa được chú trọng vì một số nguyên nhân khách quan nên đây là hạn chế lớn nhất đối với công ty khi cạnh tranh trên thị trường. Do đó hoàn thiện công tác quản trị chi phí vẫn là vấn đề quan trọng và cần thiết đối với công ty, mà trước tiên phải thiết lập lại cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tài chính có kế toán quản trị, và tạo lập được mối liên hệ thông tin giữa các phòng ban với công việc quản trị chi phí. Ở đây ta bố trí dựa trên nguyên tắc là không làm thay đổi cơ cấu của các Công ty, các bộ phận, các phòng ban, ta chỉ tăng thêm khối lượng công việc của các nhân viên. Tuy nhiên, phần công việc mới vẫn nằm trong lĩnh vực chuyên môn của từng bộ phận.

+ Công ty phải đề cử những cá nhân khác, không phải là các nhân viên kiểm soát và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thành viên này, đồng thời phải đặt Ban kiểm soát dưới HĐQT nhằm đảm bảo tính khách quan, độc lập và Ban kiểm soát hoạt động hết năng lực của mình để cung cấp cho Công ty một báo cáo chất lượng góp phần đáng kể vào các quyết định của Công ty.

+ Đối với các tổ sản xuất, tuy đây chỉ là tổ sản xuất nhưng con người phải được bố trí đầy đủ, đảm bảo khả năng kiểm soát, kiểm tra lẫn nhau. Hiện tại toàn bộ hoạt động các tổ sản xuất đều chịu sự quản lý của hai cá nhân là quản lý sản xuất và nhân viên thống kê sản xuất. Điều này dễ dẫn đến gian lận, do đó cần hạn chế bớt

quyền lực của hai cá nhân này bằng cách ban hành quy chế quản lý tài chính về việc phân quyền quyết định của quản lý phân xưởng.

3.2.3.2. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí

Để hoạt động kiểm soát hiệu quả, các nhà quản lý công ty cần một lượng thông tin hữu ích từ các báo cáo của các bộ phận như cấp phân xưởng, tổ sản xuất, bộ phận sản xuất kinh doanh nhằm xem xét, đánh giá trách nhiệm của các bộ phận qua đó tăng cường kiểm soát. Bằng cách kiểm tra kết quả của từng bộ phận nhà quản lý Công ty có cái nhìn thấu đáo hoạt động của Công ty. Do đó, để hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí Công ty đưa ra một số giải pháp nhằm phù hợp với đơn vị và đạt hiệu quả tối đa.

• Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu

Công ty là đơn vị khai thác, cho nên nguyên vật liệu đầu vào của Công ty cũng chính là các sản phẩm khai thác ra. Việc tiết kiệm chi phí khai thác là vấn đề hết sức quan trọng. Công ty phải đề ra các quy định cụ thể cho bộ phận lái xe, lái máy về việc thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy móc nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc hỏng hóc nặng máy móc. Sau khi chuyển hàng lên xe, yêu cầu bộ phận lái xe phải che đậy bạt đầy đủ tránh trường hợp rơi vãi ngang đường gây ảnh hưởng đến giao thông và lãng phí tài nguyên. Sau khi hàng về kho, yêu cầu nhân công phải kiểm tra kỹ. Hàng tháng trên cơ sở khối lượng đặt ra, Công ty cần tiến hành làm định mức các bước sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, giao vật liệu cho các tổ sản xuất. Yếu cầu tổ sản xuất phải chấp hành đầy đủ và nghiêm túc theo định mức nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn thành.

Có chế độ khen thưởng, xử phạt thích đáng đối với cá nhân, tập thể tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.

Giảm hao phí đến mức thấp nhất trong công tác khai thác, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật tư. Không để cho vật tư hao hụt hay mất mát. Thường xuyên theo dõi lịch sản xuất cùng lịch giao hàng để điều hòa sản xuất và tránh tình trạng tồn kho quá nhiều.

• Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại các phân xưởng sản xuất gồm tiền lương và các khoản trích theo lượng. Quản lý phân xưởng tham gia trực tiếp vào việc kiểm soát chi phí và theo dõi lao động.

Cùng với việc đổi mới máy móc thiết bị và lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất mới thì Công ty cần phải chú trọng nâng cao tay nghề cho công nhân trong công tác quản lý và vận hành máy móc.

• Kiểm soát chi phí sản xuất chung

Để quản lý tốt chi phí sản xuất chung và để thuận tiện cho việc kiểm soát chi phí sản xuất, công ty nên lập dự toán chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng sản xuất theo tháng. Do dự toán chi phí sản xuất chung ít có sự thay đổi qua các tháng và phụ thuộc nhiều vào doanh thu sản xuất trong tháng nên có thể lập dự toán chi phí sản xuất chung tháng này thông qua báo cáo thực hiện sản xuất kinh doanh tháng trước và bảng kê sản lượng doanh thu tháng trước. Ngoài ra để giảm bớt chi phí chung thì Công ty nên tập hợp theo nhóm những khoản chi phát sinh thường xuyên từ đó tìm đầu vào với giá cả hợp lý nhất và kịp thời đưa vào sản xuất . Việc sửa chữa nhỏ những tài sản đều được đưa ra các biện pháp tối ưu để tránh tình trạng đang sản xuất bị gián đoạn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty cổ phần khoáng sản vinashin petro (Trang 66 - 68)