Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 51 52)

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty cổ phần khoáng sản vinashin petro (Trang 38 - 40)

60 1,550,963,707 474,533,787 3,186,955,673 (1,076,429,920) (69.40) 2,712,421,88

6 571.60

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 - - - - - - -

Nhận xét:

Từ bảng số liệu ta thấy, Năm 2012 so với năm 2011, lợi nhuận trước thuế giảm 1,081,936,560 (đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm 49.68% trong đó lợi nhuận khác tăng 13,000,000 (đồng) ứng với 14.94% nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn bị giảm là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 1,094,936,560 (đồng). Riêng về hoạt động kinh doanh, ta thấy tốc độ tăng doanh thu thuần là 0.70% tương ứng với mức tăng 213,240,885 (đồng), trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại giảm 1,094,936,560 (đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm là 52.37%. Điều đó cho thấy trong năm 2012, Công ty chưa kiểm soát chặt chẽ chi phí trong hoạt động kinh doanh dẫn đến sự tăng cao của chi phí.

Năm 2013 so với năm 2012, về kết quả kinh doanh, tổng lợi nhuận sau thuế( lợi nhuận ròng) tăng 2,712,421,886 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 571.60% trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 2,719,592,515 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 273.05%, lợi nhuận từ hoạt động khác cũng tăng 30,000,000 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 30.00%. Riêng về hoạt động kinh doanh, ta thấy tốc độ tăng doanh thu thuần của Công ty là 14.22%, trong khi tốc độ tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 273.05%. Như vậy thông qua kết quả phân tích trên, ta thấy rằng Công ty Vinashin Petro ngày càng quan tâm tới công tác quản lý chi phí, quản lý giá thành, bởi nếu hoàn thiện tốt công tác này sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho Công ty.

2.4. Thực trạng công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần khoáng sản Vinashin Petro sản Vinashin Petro

2.4.1. Phân tích chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh

Đối với một doanh nghiệp, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết. Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh chính là quản lý mọi chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường và cơ chế hạch toán kinh tế, mọi chi phí đều được biểu hiện bằng tiền. Trong đó, chi phí về tiền công là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, còn chi phí về tài sản cố định và chi phí về nguyên vật liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hóa.

Do vậy chi phí sản xuất kinh doanh trong Công ty Cổ phần khoáng sản Vinashin Petro cũng như các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh khác chính là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác

mà Công ty đã chỉ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời gian nhất định. Để thấy được tình hình biến động chi phí phát sinh tại Công ty qua ba năm hoạt động 2011 – 2013, trước hết cần phải phân tích cơ cấu chi phí theo doanh thu và theo tổng chi phí.

2.4.1.1. Tình hình chi phí sản xuất

Từ phòng tài chính kế toán của Công ty ta có bảng chi phí sản xuất năm 2011 – 2013 như sau:

BẢNG . CHI PHÍ SẢN XUẤT TỪ NĂM 2011 – 2013

Đơn vị tính: Đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Số tiền Số tiền

1 Chi phí nguyên vật

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty cổ phần khoáng sản vinashin petro (Trang 38 - 40)