, khung lôgic
3.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.3.3.1. Những hạn chế
Từ thực tiễn triển khai ứng dụng CNTT vào công tác quản lý kê khai thuế tại Văn phòng Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc trong nhiều năm qua, không thể phủ nhận những hiệu quả mang lại của việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý kê khai thuế như: Các thông tin, số liệu được phản ánh chính xác và kịp thời phục vụ cho sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo; tiết kiệm công sức và thời gian của cán bộ trong điều kiện nguồn nhân lực có hạn,... Mặc dù vậy, cũng phải khẳng định rằng CNTT chỉ là công cụ lao động, hỗ trợ con người trong việc cập nhật, lưu trữ các thông tin,
số liệu để phục vụ cho các mục tiêu quản lý. Do vậy, quá trình triển khai, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế còn những hạn chế nhất định. Cụ thể là:
Thứ nhất, còn tồn một số lỗi kỹ thuật trong quá trình điều hành và vận hành
hệ thống ứng dụng nên đôi khi không phục vụ kịp thời việc phân tích số liệu phục vụ cho công tác quản lý thuế, hoặc thậm chí có khi không khai thác được thông tin phục vụ cho các nghiệp vụ quản lý.
Thứ hai, sự đóng góp, đánh giá, phản biện của người sử dụng về ứng dụng
tin học chưa cao (vì người sử dụng là người thẩm định cuối cùng về sản phẩm ứng dụng CNTT) dẫn đến tình trạng những bất cập của ứng dụng chưa được phản ánh, khắc phục kịp thời làm giảm hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong quản lý thuế.
Thứ ba, việc nhập tờ khai thuế chưa được thực hiện kịp thời, cá biệt còn có
tình trạng bỏ sót không nhập tờ khai thuế sau một thời gian dài, khi rà soát, đối chiếu số liệu thuế với NNT mới được phát hiện. Việc đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát thực hiện kê khai của NNT chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt trong thời gian qua, số lượng NNT có điều chỉnh tờ khai thuế và điều chỉnh thường xuyên, liên tục còn lớn nhưng khi xem xét cụ thể, các số liệu điều chỉnh này còn có một số hiện tượng như:
- Số liệu điều chỉnh trên tờ khai không có bản giải trình điều chỉnh kèm theo. - Bản giải trình điều chỉnh có số liệu điều chỉnh không khớp đúng với số liệu điều chỉnh trên tờ khai thuế.
- Bản giải trình điều chỉnh không ghi lý do hoặc lý do không chi tiết, không rõ ràng.
- Điều chỉnh không đúng quy định (như: điều chỉnh tăng thuế Giá trị gia tăng đầu vào chậm quá thời gian quy định; điều chỉnh sau khi cơ quan thuế đã có quyết định thanh tra, kiểm tra…).
Thứ tư, tình trạng số liệu theo dõi nghĩa vụ thuế của NNT trên hệ thống máy
tính không đảm bảo đầy đủ và còn nhiều trường hợp chênh lệch, sai sót nhưng chưa thực hiện rà soát, đối chiếu thường xuyên và chưa giải quyết, xử lý dứt điểm các
trường hợp có chênh lệch, sai sót đó. Có trường hợp sau khi phát hiện sai sót, chênh lệch về số liệu theo dõi nghĩa vụ thuế của NNT trên hệ thống máy tính nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân, nguồn gốc của việc sai lệch này đã thực hiện điều chỉnh số liệu của NNT thông qua phiếu điều chỉnh nội bộ, sử dụng phiếu điều chỉnh nội bộ không đúng quy định, dẫn tới sai bản chất số liệu theo dõi về nghĩa vụ thuế của NNT; khó kiểm tra, kiểm soát và không đảm bảo cung cấp thông tin trung thực cho công tác quản lý thuế, đặc biệt là quản lý thu nợ thuế và thanh tra, kiểm tra. Ví dụ như sử dụng phiếu điều chỉnh nội bộ để: Điều chỉnh kê khai bổ sung tờ khai của NNT; điều chỉnh theo kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế; điều chỉnh do chuyển nghĩa vụ thuế trong các trường hợp tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp; điều chỉnh do thất lạc chứng từ nộp thuế của NNT,…
Thứ năm, Cục thuế chưa tổ chức tốt việc triển khai, khai thác, sử dụng các
ứng dụng của ngành Thuế để phục vụ công tác quản lý thuế, không sử dụng thường xuyên Hệ thống ứng dụng Quản lý hồ sơ thuế để theo dõi việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ thuế, không sử dụng số liệu theo dõi tình hình thu nộp thuế trên hệ thống ứng dụng Quản lý thuế (QLT) của Tổng cục Thuế để theo dõi, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế và thực hiện quản lý thu nợ thuế dẫn tới khó kiểm tra, kiểm soát và không đồng bộ trong toàn ngành Thuế.
Thứ sáu, việc triển khai ứng dụng CNTT vào kê khai thuế, đặc biệt là ứng
dụng kê khai thuế qua mạng ở các doanh nghiệp trong nước còn chậm, trong đó, chậm đáng kể nhất là khối các doanh nghiệp nhà nước.
Thứ bảy, Lưu trữ các dữ liệu trong ứng dụng chưa đúng qui trình Kê khai -kế
toán thuế, sau khi hệ thống nhận hồ sơ khai thuế, cán bộ làm công tác kê khai phải mở từng hồ sơ khai thuế ra để kiểm tra lại và đóng tệp theo qui trình quản lý thuế.
3.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
Những hạn chế nói trên có thể do những nguyên nhân từ chính bản thân Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, đó là các nguyên nhân chủ quan; và cũng có thể do các nguyên nhân khác ngoài Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, chẳng hạn như do cơ quan thuế cấp trên, do điều kiện xã hội,... đó là các nguyên nhân khách quan. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan chủ yếu làm giảm hiệu quả việc ứng dụng CNTT vào quản lý kê khai thuế ở Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, đó là:
Thứ nhất, tính ổn định của chính sách không cao, thường xuyên có sự thay
đổi và để đáp ứng yêu cầu cải cách quản lý thuế, các ứng dụng công nghệ thông tin cũng phải nâng cấp, thay đổi theo. Sau mỗi lần nâng cấp vẫn còn tồn tại lỗi kỹ thuật của ứng dụng và việc nâng cấp ứng dụng đôi khi chưa theo kịp với những thay đổi của chính sách thuế đã có hiệu lực, dẫn tới ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác, sử dụng công nghệ thông tin. Thực tiễn áp dụng trong thời gian qua cho thấy tính ổn định các chức năng, phân hệ của một số ứng dụng không cao do sự thay đổi của chính sách và việc thiết kế, xây dựng ứng dụng chưa bao quát được hết các công việc của ngành Thuế nên phải thường xuyên thực hiện nâng cấp, sửa đổi ứng dụng và sau mỗi lần nâng cấp thường tồn tại lỗi kỹ thuật của ứng dụng.
bình quân mỗi năm nâng cấp từ 5 đến 7 lần. Đặc biệt năm 2012 nâng cấp đến hơn 10 lần do việc triển khai Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 của Chính phủ về một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 19/01/2012 của Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế TNDN; Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 31/06/2012 của Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhằm ngănchặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Hiện nay, toàn bộ các ứng dụng đều do Tổng cục Thuế (trực tiếp là Cục ứng dụng CNTT) thiết kế, xây dựng để áp dụng thống nhất trong toàn ngành nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý thống nhất. Có ứng dụng ngành Thuế không thể tự viết được mà phải thuê viết, trong khi đó người viết lại không thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý thuế. Do vậy, yêu cầu tái thiết kế về nghiệp vụ tại cục thuế bị bó hẹp và mỗi khi có sự nâng cấp, thay đổi đều phải phụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch triển khai của Tổng cục Thuế mà thiếu đi sự chủ động trong công tác. Bên cạnh đó, qui trình kỹ thuật nâng cấp chậm (mất nhiều thời gian) hoặc thậm chí có thời điểm triển khai nâng cấp trong giờ làm việc hành chính làm cho toàn bộ hệ thống thuế không thể tác nghiệp được trên ứng dụng, dẫn đến không đảm bảo tính
kịp thời cho việc khai thác ứng dụng phục vụ cho công tác chuyên môn, đôi khi làm nản lòng cán bộ công chức thuế - người sử dụng, hạn chế cho công tác tổng hợp thông tin; số liệu hình thành các báo cáo thống kê, tổng hợp theo qui định của ngành, ảnh hướng đến việc thực hiện chế độ báo cáo. Do vậy, đôi khi công tác chỉ đạo, điều hành không kịp thời hoặc không sát với thực tế.
Thứ hai, các phần mềm kê khai và quản lý của Tổng cục Thuế thường không
cập nhật, điều chỉnh kịp thời theo những điều chỉnh của pháp luật thuế. Điều này xuất phát từ sự phối hợp không tốt giữa các bộ phận chức năng của Tổng cục Thuế, vì mọi sự thay đổi đều có quá trình chuẩn bị để trình cấp có thẩm quyền ra quyết định, như vậy, quá trình chuẩn bị tham mưu của Tổng cục Thuế lẽ ra cũng phải là quá trình chuẩn bị để sửa đổi, bổ sung các phần mềm nhưng điều này đã không được thực hiện kịp thời, dẫn đến những khó khăn cho ứng dụng CNTT của cơ quan thuế cấp dưới.
Thứ ba, các quy trình quản lý thuế còn một số bất cập, chưa rõ ràng, chưa
xác định rõ trách nhiệm của bộ phận thực hiện. Như quy định xác nhận trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, trong quy trình kê khai thuế không hợp lý bởi vì bộ phận có liên quan trực tiếp là bộ phận hành chính thì không thực hiện xác nhận mà lại là bộ phận kê khai thuế; hoặc không quy định rõ bộ phận nào chịu trách nhiệm lập thông báo về việc giải trình bổ sung thông tin tài liệu (theo mẫu 01/KTTT)...
Thứ tư, công nghệ thông tin là một lĩnh vực kỹ thuật cao và có tốc độ phát
triển mạnh mẽ, trong khi đó đội ngũ cán bộ hầu hết chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản về CNTT, nên có những khó khăn trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các ứng dụng, đặc biệt là khi cần xử lý những trục trặc phát sinh trong quá trình thao tác, sử dụng các ứng dụng quản lý thuế.
Thứ năm, do những khó khăn về vốn đầu tư nên hệ thống máy tính phục vụ
công tác quản lý thuế còn chưa thực sự hiện đại, khiến cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin bị cản trở; hạ tầng kỹ thuật thông tin phục vụ cho việc truyền nhận tin qua mạng chưa đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dẫn đến việc đăng ký thuế, kê khai thuế qua mạng nhiều khi còn bị tắc nghẽn, treo, gây bất tiện trong quá trình sử dụng,...
Thứ sáu, việc ứng dụng CNTT vào quản lý thuế không chỉ là việc của bản thân ngành Thuế, mà nó còn liên quan đến trang bị kỹ thuật và trình độ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước có liên quan như Kho bạc, Kế hoạch - Đầu tư và của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và người nộp thuế nói chung. Do vậy, trong bối cảnh trình độ ứng dụng CNTT của toàn xã hội còn hạn chế thì việc mở rộng ứng dụng CNTT của ngành Thuế gặp không ít khó khăn.
Nguyên nhân chủ quan
Có bảy nhóm nguyên nhân chủ quan cơ bản sau đây dẫn đến những hạn chế trong hoạt động ứng dụng CNTT vào quản lý kê khai thuế ở Văn phòng Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc:
Thứ nhất, kỹ năng tác nghiệp các ứng dụng CNTT của ngành là để phục vụ cho công tác chuyên môn ở từng vị trí công tác của mỗi cán bộ công chức, trong khi đó nhận thức, trình độ và khả năng tác nghiệp trên các ứng dụng của mỗi người sử dụng (cán bộ công chức thuế) khác nhau, trong đó có người trình độ tin học còn thấp nhưng không chịu khó học hỏi nâng cao trình độ.
Thứ hai, ý thức, thái độ làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức thuế
chưa cao, chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa các thao tác nghiệp vụ trên các phần mềm ứng dụng.
Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn những bất cập nhất định. Một số chương trình đào tạo do Tổng cục Thuế trực tiếp đảm nhận có nội dung chưa thực sự phù hợp với đối tượng được đào tạo. Việc đào tạo, bồi dưỡng của Cục thuế đôi khi chưa kịp thời, chưa đáp ứng đòi hỏi của công việc. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ tin học của cán bộ hiện nay cũng chưa thực sự hợp lý, thể hiện trên hai phương diện: (i) Còn nặng về đào tạo lý thuyết, chưa chú trọng đến kỹ năng thực hành; (ii) Chưa phân nhóm đối tượng để đào tạo, các lớp học thường được tổ chức cho nhiều đối tượng với những trình độ nền tảng tin học khác nhau nên gây lãng phí thời gian và không gây hứng thú cho người học, vì nếu chương trình học phù hợp với người có trình độ cao thì người có trình độ thấp không hiểu, còn nếu chương trình học phù hợp với người có trình độ thấp thì người có trình độ cao cảm thấy nhàm chán. Một vấn đề cũng rất đáng lưu tâm là,
bên cạnh đội ngũ chuyên viên chuyên sâu thì đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo cấp phòng cũng cần có kiến thức nền tảng và kỹ năng tin học nhất định, song một bộ phận cán bộ quản lý chưa đáp ứng được đòi hỏi này, Vì vậy, công tác chỉ đạo đôi khi không sát sao, không hiệu quả. Hạn chế này một phần có từ nguyên nhân khách quan là một bộ phận cán bộ thuế được đào tạo từ lâu, chưa cập nhật được những kiến thức và kỹ năng hiện đại; một phần khác là do công tác bồi dưỡng, đào tạo lại chưa thực sự tốt.
Thứ tư, chưa cụ thể hóa các tiêu chuẩn chức danh đáp ứng các đòi hỏi của
ứng dụng CNTT. Các tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo nói chung và chức danh lãnh đạo chuyên môn hiện nay chưa tính đầy đủ đến việc lãnh đạo trong môi trường ứng dụng rộng rãi CNTT. Đến lượt nó, việc chưa tiêu chuẩn hóa tốt làm ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Thứ năm, còn có sự thống nhất cách đọc và hiểu số liệu trong các sổ sách báo
cáo giữa các bộ phận chức năng trong văn phòng Cục thuế chưa cao dẫn đến việc xử lý dữ liệu nhiều khi trái ngược nhau.
Thứ sáu, việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế thực sự chưa tốt,
còn chưa đảm bảo chặt chẽ. Việc luân chuyển hồ sơ thuế, tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế, các quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế chưa được tổ chức tốt, chưa có sự đối chiếu thường xuyên giữa các bộ phận để đảm bảo mọi số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT được nhập, xử lý đầy đủ, kịp thời trên hệ thống quản lý thuế của Ngành do đó có thể sẽ xảy ra tình trạng cơ quan thuế làm mất hoặc thất lạc hồ sơ thuế, tờ khai thuế của NNT; một số hồ sơ thuế, tờ khai thuế chưa đảm bảo đúng thủ tục theo quy định vẫn được tiếp nhận và đưa vào xử lý (như tờ khai không đúng mẫu quy định, việc ký tên, đóng dấu tờ khai không đúng quy định, thiếu các bảng kê, bản giải trình điều chỉnh kèm theo,…).
Thứ bảy, Cục thuế chưa tham mưu với cấp có thẩm quyền cụ thể hóa quy chế
phối hợp giữa Cục thuế và các cơ quan có liên quan trong Tỉnh trong việc phối hợp quản lý thuế nói chung và ứng dụng CNTT nói riêng, nên quá trình ứng dụng CNTT vào quản lý kê khai thuế còn những vướng mắc nhất định.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ KÊ KHAI THUẾ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC