1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2.1. Sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế nói chung và quản lý kê khai thuế nói riêng là một tất yếu khách quan, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, trong vài năm trở lại đây, số lượng đầu mối ngành Thuế phải quản lý tăng lên nhanh chóng, chủ yếu tập trung ở những khu vực thành phố, địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh, khu vực cửa khẩu biên giới, khu vực có lợi thế về cảng biển; cảng sông,... do sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, trong khi đó thì số lượng cán bộ thuế được biên chế bổ sung cho ngành lại có hạn. Năm 2012 toàn quốc hiện có trên 375.000 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau, hàng triệu hộ kinh doanh, hàng triệu cá nhân thuộc diện phải khai thuế TNCN,... Mỗi một NNT cơ quan thuế đang phải theo dõi rất nhiều thông tin (như thông tin về đăng ký thuế, thông tin về số nộp thuế, hoàn thuế,...). Thêm vào đó, hàng năm cơ quan thuế phải xử lý rất nhiều loại hồ sơ khai thuế khác nhau (thông thường đối với mỗi NNT có tờ khai thuế môn bài năm, tờ khai thuế TNDN hàng quí, tờ khai thuế GTGT của 12 kỳ kê khai, tờ khai quyết toán thuế năm,...). Trong khi đó, hầu hết các loại hồ sơ khai thuế lại có rất nhiều chỉ tiêu tính toán (Ví dụ: Tờ khai thuế GTGT tháng có đến 43 chỉ tiêu, tờ khai thuế TNDN tạm tính quí có 19 chỉ tiêu,...) và có chỉ tiêu thì lấy số liệu kê khai tính toán từ bảng kê; có chỉ tiêu chỉ là tính toán số học trên tờ khai thuế, nội dung cần phân tích; quản lý trên tờ khai thuế lại nhiều,... Các công việc trên nếu thực hiện thủ công thì không thể đáp ứng được mà ngành Thuế cần thiết phải chuyển hướng quản lý từ thủ công sang quản lý bằng sử dụng ứng dụng CNTT.
Thứ hai, ứng dụng CNTT trở thành công cụ để ngành Thuế hiện đại hóa và cải
cách hành chính thuế, giúp cho việc tính toán được nhanh hơn, chính xác hơn, thuận tiện hơn trong việc lưu giữ và xử lý các thông tin và là cơ sở quan trọng để cơ quan thuế có thể dễ dàng hơn trong kiểm tra, kiểm soát ĐTNT. Không có CNTT thì không thể đạt được các mục tiêu của chiến lược hiện đại hóa ngành Thuế và công tác
thuế theo yêu cầu của Chính phủ.
Thứ ba, hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế không ngừng tăng lên và ngày càng đa dạng, số lượng doanh nghiệp; hộ kinh doanh được thành
lập ngày càng nhiều,… công tác tổng hợp thông tin, báo cáo phục vụ cho chỉ đạo điều hành của ngành Thuế sẽ gặp khó khăn nếu không có công nghệ thông tin. Chính Vì vậy, công nghệ thông tin được coi là không thể thiếu trong hoạt động quản lý thuế của ngành Thuế, đặc biệt là trong công tác quản lý kê khai thuế - khâu then chốt xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.