Hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 118 - 123)

6. Kết cấu của luận văn

4.5.3. Hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách

Hệ thống định mức phân bổ NS của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 đến nay đã bộc lộ những hạn chế, nhiều chỉ tiêu không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Để phục vụ cho thời kỳ ổn định mới (2016- 2020) cần phải xây dựng, bổ sung, hoàn thiện lại hệ thống định mức phân bổ. Hệ thống định mức phân bổ phải đảm bảo nhiệm vụ chi, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở từng địa phương, không làm giảm tổng chi NSĐP; Định mức xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của Luật NSNN, phân bổ công bằng, hợp lý và công khai; các tiêu chí xây dựng định mức phải cụ thể, rõ ràng, dễ tính toán, dễ kiểm tra; định mức phân bổ phải thực hiện đầy đủ yêu cầu NS cấp xã là một bộ phận của NSNN, định mức chi từng lĩnh vực của NSĐP sẽ bao gồm cả chi của các lĩnh vực đó ở NS cấp xã. Bổ sung các tiêu chí xây dựng định mức cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, để từng bước chuyển quản lý NS theo đầu vào sang quản lý theo đầu ra.

Ban hành đủ các định mức có tính khoa học và khả thi cần thiết cho quản lý NS. Để tránh tình trạng nhiều địa phương do bức xúc của tình hình đã tự qui định một số chế độ riêng, ngoài qui định của Trung ương đề nghị thực hiện phân cấp, phân quyền cho địa phương được phép ban hành một số chế độ tiêu chuẩn, định mức chi NS với những yêu cầu và điều kiện nhất định theo định mức trong khung do Trung ương qui định. Chính phủ cần thống nhất quản lý việc ban hành các chế độ tiêu chuẩn định mức bao gồm: các định mức do Trung ương ban hành; các định mức do Trung ương qui định mức khung, giao HĐND tỉnh quyết định cụ thể sao cho phù hợp với đặc điểm địa phương. Xây dựng khung định mức chi NS với các hệ số khác nhau để phù hợp với đặc điểm và khả năng NS của từng cấp chính quyền; phù hợp với dặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

điểm và điều kiện địa lý của từng vùng; phù hợp với qui mô và tính chất đặc thù của cơ quan quản lý nhà nước. Áp dụng định mức khung chi theo công việc thay cho áp dụng định mức cho theo biên chế như lâu nay. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn trang thiết bị và phương tiện làm việc phù hợp với từng loại chức danh công chức, viên chức để áp dụng thống nhất trong các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn, định mức đó cho phép cơ quan, đơn vị được quyền điều chỉnh trong quá trình thực hiện, phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng NS của đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Quản lý NSNN và quản lý NSĐP là vấn đề được Chính phủ và các cấp chính quyền tại các địa phương luôn quan tâm và coi trọng.

Quản lý NSNN, NSĐP của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Hiến pháp; pháp luật; các chính sách vĩ mô của Nhà nước: cơ chế phân cấp quản lý hành chính: phân cấp nhiệm vụ thu, chi NS; sự hội nhập kinh tế quốc tế; nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò của NS; sự điều hành, quản lý và các công cụ, phương tiện quản lý được sử dụng; trình độ và nhận thức của mỗi công chức, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp và tổ chức kinh tế... Trên thực tế, quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả là vấn đề cần được nghiên cứu một cách có hệ thống.

Luận văn cao học với đề tài: "Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách

nhà nước tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh" đã đạt được những kết quả sau:

Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đó là: khái niệm NSNN, NSĐP; vai trò của NSNN, NSĐP; các căn cứ và nội dung quản lý NSĐP; các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý NSĐP, kinh nghiệm quản lý NSĐP của một số quốc gia trên thế giới.

Luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích một cách khoa học, phong phú, toàn diện, cập nhật qua phương pháp tiếp cận hệ thống và thống kê tổng hợp. Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng công tác quản lý ngân sách thành phố Cẩm Phả những kết quả đạt được, những mặt yếu kém cần khắc phục, hoàn thiện.

Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản để tăng cường quản lý ngân sách nhà nước thành phố như sau:

Đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách.

Tăng cường chất lượng công tác lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Tăng cường công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi NSNN. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ngân sách thành phố

Tăng cường mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách thành phố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chi NSNN; cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN.

Việc đổi mới và những đề xuất giải pháp đã nêu trên chỉ có thể thực hiện được hiệu quả trên thực tế khi chúng được tiến hành đồng bộ, nhất quán với nhau và với những giải pháp, chính sách hỗ trợ khác như các giải pháp về phân cấp, về tổ chức và về hiệu lực của bộ máy tư pháp. Đồng thời phải thống nhất với Hiến pháp, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa vì mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách từ năm 2011 đến năm 2013 của phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Cẩm Phả.

2. Bộ Tài chính, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/N -CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước.

3. Bộ Tài chính, Thông tư số 03/2004/TT-BTC ngày 13/1/2004 của Bộ Tài chính

hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện luật ngân sách Nhà nước và khoán chi hành chính.

4. Bộ Tài chính, Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách Nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính.

5. Nguyễn Thị Cành (2006), Giáo trình Tài chính công, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM.

6. Chính phủ, Nghị định số 73/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế xem xét,

thảo luận Quyết định dự toán, phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.

7. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình Chính

sách Kinh tế - Xã hội, Nhà xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật.

8. Kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2015 của thành phố Cẩm Phả.

9. Trần Văn Lâm (2006), Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách địa phương góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính Hà Nội.

10. Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 năm 2002.

11. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

12. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 cúa Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

13. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Cẩm Phả nhiệm kỳ 2006 - 2010 và

2011 - 2015.

14. Dương Đức Quân (2005), Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh. 15. Lê Văn Tề, TS Nguyễn Văn Hà (2005), Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ,

Nhà xuất bản thống kê.

16. Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu (2005), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất Bản Lao động - Xã hội.

17. Nguyễn Thanh Toản (2007), Đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh.

18. Lương Ngọc Tuyền (2005), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM.

19. Tổng cục thống kê xuất bản năm 2012: Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)