Nguyên nhân những hạn chế trong quản lý Ngân sách

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 98 - 100)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân những hạn chế trong quản lý Ngân sách

a. Nguyên nhân khách quan

Tình trạng thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý NSNN bộc lộ rất rõ ràng của cơ chế bao cấp còn rơi rớt lại đối với ngành Tài chính. Đối với chính sách quản lý vĩ mô cũng có những bất cập nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ NS. Phân bổ NS cấp dưới phải phù hợp với NS cấp trên theo từng lĩnh vực và khi được tổng hợp chung phải đảm bảo mức HĐND thông qua, không được bố trí tăng, giảm các khoản chi trái với định mức được giao. Chính điều này đã không khuyến khích địa phương ban hành các chính sách, chế độ, biện pháp nhằm thực hiện tốt dự toán. Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn nhà nước ban hành chưa đầy đủ, lại chậm thay đổi nên không phù hợp với tình hình thực tế, có lúc không thực hiện được.

Nguồn thu được phân cấp, điều tiết thì nhỏ và tăng chậm mà nhu cầu chi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương lại lớn dẫn đến căng thẳng trong cân đối NS.

Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu NS chưa được cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí.

b. Nguyên nhân chủ quan

Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý NS tại địa phương và giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý NS với các cấp chính quyền địa phương chưa tốt. Xuất phát từ công tác tổ chức bộ máy các đơn vị trong hệ thống ngành Tài chính, chỉ duy nhất phòng Tài chính - Kế hoạch là đơn vị trực thuộc sự quản lý toàn diện của chính quyền thành phố, tất cả các đơn vị còn lại (Thuế, Kho bạc, Hải quan)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là các đơn vị ngành dọc trực thuộc các cơ quan Trung ương quản lý về nghiệp vụ, tổ chức, biên chế. Do đó dẫn tới khó khăn trong việc tạo ra sự nhịp nhàng, đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý NS tại địa phương giữa các cấp chính quyền với các đơn vị thuộc bộ máy tài chính địa phương nhưng do TW quản lý. Từ đó làm hạn chế việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý NS.

Trình độ, phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý NSNN chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ mới. Đội ngũ công chức làm công tác NS ở thành phố, phường, xã chưa được đào tạo bồi dưỡng định kỳ, chưa tổ chức đúc rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.

Việc xử lý sai phạm trong quản lý NS thiếu kiên quyết, nghiêm minh dẫn đến chi tiêu lãng phí kém hiệu quả, mua sắm tài sản công không đúng tiêu chuẩn định mức.

Việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở còn hình thức, chưa thực hiện tốt nguyên tắc công khai tài chính. HĐND các cấp (đặc biệt là cấp xã, phường) chưa làm tốt chức năng giám sát đối với NSNN.

Từ thực trạng công tác quản lý NSNN tại Thành Phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nêu trên là cơ sở để tác giả luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)