Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 43 - 123)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Lựa chọn địa bàn nghiên cứu Thành phố Cẩm Phả là địa phương nơi tôi sinh sống và hiện đang công tác tại Ủy ban nhân nhân thành phô Cẩm Phả đó là điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật số liệu ngân sách của địa phương; lựa chọn thời gian nghiên cứu năm 2011 - 2013 đây là thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015.

Số liệu được sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp:

Những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng được thu thập và hệ thống hoá từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các tổ chức kinh tế và các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu có liên quan, văn bản pháp luật và thông qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các ý kiến của các chuyên gia, cán bộ đồng nghiệp. Bên cạnh đó số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Cẩm Phả, tình hình thu chi ngân sách qua các năm (2011 - 2013) theo dự toán và quyết toán, được thu thập tại các cơ quan như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thống kê, Phòng Kinh tế,…

2.2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu a. Phương pháp phân tích

Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

b. Phương pháp phân tổ

Thực hiện phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của các đơn vị được nghiên cứu, dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc, căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể và điều kiện tài liệu thực tế của đơn vị để lựa chọn ra phương thức tốt nhất phù hợp với mục đích nghiên cứu.

c. Phương pháp đồ thị

Phương pháp đồ thị là phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong việc phân tích tài chính nhờ khả năng phản ánh trực quan của nó. Phương pháp đồ thị phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị, qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích hoặc mối thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể của một đơn vị nhất định.

Ngoài ra, sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và xử lý số liệu.

2.2.2.3. Các phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng trong việc lựa chọn tài liệu, phân tổ đối tượng nghiên cứu, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề.

Trong luận văn phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả thực trạng tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng này lên hiện tượng kia. Từ đó thấy được sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học.

b. Phương pháp so sánh

Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời điểm khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu của quy trình thu, chi ngân sách trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả qua 3 năm từ 2011 đến 2013. Các chỉ tiêu được đưa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, và một số chỉ tiêu so sánh khác.

c. Phương pháp dãy số theo thời gian

Phương pháp này được sử dụng để đưa ra những phân tích, đánh giá sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định.

- Tốc độ phát triển bình quân: Dùng để phản ánh nhịp độ phát triển điển hình của các chỉ tiêu nghiên cứu liên quan đến thu, chi ngân sách của Thành phố, các xã, phường thuộc Thành phố Cẩm Phả…phần lớn trong giai đoạn 2011-2013, được tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn. Công thức tính như sau:

1 3 2 ... n n t t t t Trong đó: t - Tốc độ phát triển bình quân;

ti (i = 2,3,...,n) - Các tốc độ phát triển liên hoàn tính được từ dãy số biến động theo thời gian.

1 i i i y y t

- Tốc độ tăng bình quân để phản ánh nhịp độ tăng trưởng điển hình của chỉ tiêu thu, chi ngân sách Thành phố Cẩm Phả trong giai đoạn 2011-2013.

Công thức: Tốc độ tăng trưởng BQ = Tốc độ phát triển BQ – 1 (hay 100%). Đơn vị tính: có thể là lần hoặc %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cụ thể của phương pháp này là tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý ở các cấp ngân sách và ý kiến của họ trong đánh giá cũng như đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề quản lý ngân sách nhà nước hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 43 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)