Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện, thành phố

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.2.Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện, thành phố

1.1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý ngân sách nhà nước

Sau 27 năm nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã mang lại hiệu quả. Đất nước ta đang từng ngày thay da đổi thịt, nền kinh tế ngày càng năng động hơn, từng bước hội nhập cùng khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, để tiến tới một nền kinh tế đủ mạnh có thể hội nhập cùng khu vực và thế giới, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, một trong những việc cấp bách đó là phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội cho phù hợp.

Bắt nguồn từ yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, công tác quản lý NSNN của địa phương trong điều kiện hiện nay cần thiết phải được củng cố, tăng cường, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, tăng cường nội lực bằng tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN để đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý NSNN ở địa phương còn là vấn đề phát huy được vai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trò của chính quyền địa phương trong việc nâng cao hiệu quả của những nguồn thu đáp ứng cho các khoản chi, mỗi đồng chi đều tiết kiệm nhưng có hiệu quả, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, định mức.

Trước yêu cầu đòi hỏi trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và đứng trước thực trạng công tác quản lý NSNN ở địa phương, cần thiết phải có những biện pháp nhằm tăng cường nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN ở địa phương, nhằm góp phần hoàn chỉnh cơ chế quản lý ngân sách địa phương, đảm bảo cho ngân sách địa phương có thể chủ động đáp ứng được yêu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước của một địa phương.

1.1.2.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện, thành phố

* Quy trình quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện, thành phố

Sơ đồ 1.2. Quy trình quản lý NSNN cấp huyện, thành phố [10]

Bƣớc 1: Công tác lập dự toán ngân sách

* Yêu cầu của việc lập dự toán

Dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Việc lập dự toán ngân sách địa phương cũng không nằm ngoài những điều kiện trên.

Chấp hành NSNN Công tác lập dự toán ngân sách

Quyết toán NSNN

Kiểm tra, thanh tra, Kiểm toán NSNN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các khoản thu trong dự toán phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.

Các khoản chi ngân sách trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đối với đầu tư phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với trả nợ phải căn cứ vào nghĩa vụ trả nợ của năm dự toán.

Dự toán ngân sách cấp huyện, thành phố được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo đúng thời gian và biểu mẫu quy định.

Dự toán Ngân sách cấp huyện, thành phố phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi, theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ.

* Căn cứ lập dự toán Ngân sách cấp huyện, thành phố

Dự toán Ngân sách nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên.

Để đảm bảo cho việc quản lý Ngân sách được tốt, hiệu quả thì công tác lập dự toán ngân sách của địa phương đặc biệt chú ý các điểm sau:

Về thu ngân sách phải bám sát các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; chế độ, tiêu chuẩn định mức do cấp có thẩm quyền quyết định; các chế độ chính sách hiện hành làm cơ sở lập dự toán chi Ngân sách. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung phải được nghiên cứu và ban hành trước thời điểm lập dự toán Ngân sách.

Dựa trên cơ sở những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý Ngân sách.

Thực hiện đúng theo tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và mức bổ sung từ Ngân sách cấp trên.

- Đối với chi ngân sách:

+ Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào các dự án phù hợp với quy hoạch được duyệt, những dự án có đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định của quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng và phù hợp với khả năng bố trí ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Đối với chi thường xuyên, với việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định trong đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội đồng nhân dân căn cứ vào định mức phân bổ chi ngân sách cấp huyện, thành phố do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thị trấn trực thuộc cấp huyện, thành phố.

Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, phải lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (thường không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp do đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.

Các tổ chức được Ngân sách Nhà nước trợ cấp kinh phí phải lập dự toán thu, chi ngân sách phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan Tài chính - Kế hoạch .

Đối với các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, việc lập dự toán thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

+ Đối với chi trả nợ, đảm bảo bố trí trả đủ các khoản nợ đến hạn (kể cả gốc và lãi) theo đúng nghĩa vụ trả.

+ Đối với vay bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước, việc lập dự toán phải căn cứ vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức bội chi ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Sau khi Hội đồng nhân dân cấp huyện, thành phố ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách, các đơn vị, tổ chức tiến hành lập dự toán chi của đơn vị mình. Việc lập dự toán thu chi, ngân sách phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, căn cứ vào các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền ban hành.

* Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, thành phố trong quá trình lập dự toán Ngân sách cấp huyện, thành phố. Hàng năm cùng các cơ quan đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp dưới thảo luận về dự toán ngân sách. Được phép yêu cầu lập lại dự toán về các khoản thu chưa đúng với khả năng và tình hình thực tế của đơn vị, của Uỷ ban nhân dân cấp dưới. Đối với các khoản chi trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng Ngân sách và định hướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quá trình thảo luận để tổng hợp và lập dự toán Ngân sách, nếu còn có ý kiến khác nhau, cơ quan tài chính ở cấp huyện, thành phố phải báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định.

Chủ trì phối hợp với cơ quan thuế và đơn vị khác liên quan trong việc tổng hợp lập dự toán Ngân sách và phương án phân bổ dự toán Ngân sách của cấp mình.

Phối hợp với đơn vị, Ban quản lý dự án công trình, phòng Quản lý đô thị trong việc lập và phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản cho từng đơn vị, từng dự án, công trình.

Tham mưu, đề xuất ý kiến về giải pháp và các phương án cân đối Ngân sách địa phương nhằm tăng cường thực hiện chính sách tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi ngân sách, đảm bảo đúng chế độ chính sách.

Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, thành phố xem xét dự toán của các đơn vị thuộc ngân sách cấp huyện, thành phố, dự toán thu do cơ quan thuế lập, dự toán thu, chi Ngân sách của các xã, phường lập. Tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thành phố để báo cáo thường trực Hội đồng Nhân dân xem xét báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh, đồng gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bƣớc 2: Chấp hành ngân sách nhà nƣớc

* Chấp hành thu NS: Theo Luật Ngân sách Nhà nước, chấp hành thu NS có nội dung như sau:

Chỉ có cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu NS (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu NS.

Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Ủy ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu NS tại địa phương; phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp NS theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định khác của Pháp luật.

Cơ quan thu các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp NS phải nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản nộp vào NS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chỉnh dự toán NSNN.

Sau khi Ủy ban nhân dân giao dự toán NS, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi NS cho các đơn vị sử dụng NS trực thuộc theo các nguyên tắc được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ. Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng NS được phân bổ theo từng loại của nhiệm vụ chi và ngành kinh tế.

Nội dung cơ bản của chi thường xuyên NS cấp huyện, thành phố (xét theo lĩnh vực chi): Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, văn hoá xã hội; chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước; chi cho hoạt động hành chính nhà nước; chi cho quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; chi khác.

Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của NS cấp huyện, thành phố bao gồm: Nguyên tắc quản lý theo dự toán; nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước. Nội dung cơ bản của chi đầu tư phát triển: trên nguyên tắc quản lý cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản như cấp phát vốn trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các tài liệu thiết kế, dự toán; việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư và xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch; cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi dự toán được duyệt; việc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện bằng hai phương pháp cấp phát thanh toán và cấp phát tạm ứng; thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải thực hiện giám đốc bằng đồng tiền với việc sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả vốn đầu tư.

Chi NS chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện: đã có trong dự toán NS được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền qui định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NS hoặc người được ủy quyền quyết định chi; trường hợp sử dụng vốn, kinh phí NS để đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo qui định của pháp luật.

Trong quá trình chấp hành NS, khi có sự thay đổi về thu, chi, chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố thực hiện như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nếu tăng thu hoặc tiết kiệm chi so với dự toán được duyệt thì số tăng thu hoặc tiết kiệm chi được dùng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, hoặc chi một số khoản cần thiết khác, nhưng không cho phép chi về quỹ tiền lương, trừ trường hợp đặc biệt được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Nếu giảm thu so với dự toán thì phải sắp xếp lại để giảm một số khoản chi tương ứng; Nếu có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được mà nguồn dự phòng không đủ đáp ứng thì phải sắp xếp lại các khoản chi; Khi thực hiện việc tăng, giảm thu chi, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp vào kỳ họp gần nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý các khoản chi là hướng tới mục tiêu đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, các cơ quan thẩm quyền và chuyên môn của địa phương phải luôn coi tiết kiệm và hiệu quả là tiêu thức cơ bản khi xác lập các biện pháp quản lý, từ đó quản lý chặt chẽ từ các đối tượng sử dụng ngân sách, đối tượng thụ hưởng NS, quản lý có hiệu quả các khâu xây dựng dự toán, xây dựng tiêu chuẩn, định mức, chấp hành và quyết toán NS, thường xuyên phân tích đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đổi mới cơ cấu chi, các biện pháp quản lý chi.

Bƣớc 3. Quyết toán ngân sách nhà nƣớc

Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước phải tổ chức hạch toán, kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước.

Cơ quan Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán Ngân sách Nhà nước; định kỳ báo cáo việc thực hiện tiến độ dự toán thu, chi cho cơ quan Tài chính và cơ quan Nhà nước hữu quan.

Các cơ quan quản lý Ngân sách cấp huyện, thành phố, các đơn vị dự toán có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán Ngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập quyết toán thu, chi Ngân sách Nhà nước, tổng hợp báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước.

* Tổ chức bộ máy kế toán Ngân sách

Đơn vị dự toán và cấp chính quyền địa phương, phải tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 33)