Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học dự án một số nội dung kiến thức chương từ trường - vật lí lớp 11 ban cơ bản (Trang 77 - 122)

8. Cấu trúc luận văn

3.8. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.8.1. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.8.1.1. Phân tích diễn biến các tiết học thực nghiệm sư phạm

- Quá trình triển khai và dạy học dự án diễn ra trong 3 tiết học tự chọn.

Học sinh học ba tiết tự chọn này vào ba buổi chiều.

* Tiết học tự chọn 1

- Giáo viên giới thiệu cho học sinh là tiết học này sẽ tìm hiểu về một phƣơng pháp học mới mà với phƣơng pháp này các em đƣợc phát huy tối đa năng lực chủ động, sáng tạo của mình đó là phƣơng pháp DHDA. GV cho học sinh quan sát một số dự án mẫu nhƣ dự án “chế tạo mô hình máy bơm thủy lực” và dự án “ Thiết kế và chế tạo chiếc diều gió dân gian Việt Nam”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của nhóm học sinh trƣờng THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội. Sau khi xem xong các em đều rất hào hứng, sôi nổi muốn đƣợc nghiên cứu, chế tạo nhƣ các bạn. Nhiều em HS đã đƣa ra các câu hỏi về DHDA nhƣ: Dự án là gì? Làm các dự án nhƣ thế nào? Thế nào là DHDA?...

- Giáo viên giới thiệu phƣơng pháp dạy học dự án cho học sinh. Giáo viên giới thiệu khái niệm dạy học dự án, các bƣớc tiến hành học theo dự án. HS đặt câu

hỏi: “Làm thế nào để nghĩ ra được dự án? Thiết kế dự án như thế nào?”. GV giới

thiệu tới học sinh sơ đồ tƣ duy, khái niệm, lịch sử, phƣơng pháp và kĩ năng lập sơ đồ tƣ duy trong đó chú ý tới kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H.

- Do hầu hết HS đều chƣa sử dụng thành thạo máy tính và chƣa biết sử dụng phần mềm Power point nên giáo viên hƣớng dẫn học sinh một vài kĩ năng sử dụng phần mềm Word và Power-point. Hƣớng dẫn các em cách khai thác thông tin trên mạng Internet.

- Để thuận lợi cho DHDA, giáo viên cho học sinh chia nhóm học tập, do các em cũng đã từng học theo nhóm nên phân nhóm theo tổ đã chia, mỗi nhóm là một tổ, lớp chia ra làm 4 nhóm. Học sinh trong các nhóm tự bầu ra nhóm trƣởng, thƣ kí để phụ trách nhóm. (Nội dung này đƣợc thực hiện vào 5 phút cuối của tiết học chính khóa gần nhất).

* Tiết học tự chọn 2

Giáo viên giới thiệu về dạy học dự án chƣơng “Từ trƣờng”. Từ bộ câu hỏi định hƣớng, gắn liền với từng loại kiến thức, giáo viên lần lƣợt đƣa ra các gợi ý cho các dự án:

Dự án 1: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo chong chóng có giá đỡ từ trường.

Dự án 2: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo con quay từ trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dự án 4: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo khung dây tự quay trong từ trường.

Sau khi gợi ý 4 dự án, giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm và tự lựa chọn dự án cho nhóm mình.

Nhóm 1 chọn dự án: Thiết kế và chế tạo mô hình động cơ điện một chiều. Đồng thời các em đặt tên cho nhóm là Super Nova.

Nhóm 2 chọn dự án: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo con quay từ

trường. Nhóm thảo luận và đặt tên cho nhóm mình là UFO.

Nhóm 3 chọn dự án: Nghiêncứu, thiết kế và chế tạo chiếc chong chóng

có giá đỡ từ trường. Nhóm thống nhất đặt tên cho nhóm là Hoa Phượng.

Nhóm 4 chọn dự án: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo khung dây tự quay

trong từ trường. Nhóm thống nhất đặt tên cho nhóm mình là Dynamite.

Sau khi các nhóm thống nhất lựa chọn dự án và đặt tên cho nhóm mình, các em bắt tay vào lập sơ đồ tƣ duy với kiến thức về việc sử dụng kĩ thuật câu hỏi 5W1H. Khi đã thống nhất đƣợc sơ đồ tƣ duy, các em tiến hành phân công công việc cho từng thành viên, cụ thể mỗi nhóm lại chia làm hai nhóm nhỏ. Nhóm nhỏ thứ nhất chịu trách nhiệm hoàn thành sơ đồ tƣ duy đủ nội dung, độc đáo thể hiện nét riêng của nhóm mình. Nhóm nhỏ thứ 2 thì kể bảng, phân công công việc cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết thúc tiết học tự chọn 2, giáo viên phát sổ theo dõi dự án cho thƣ kí, thƣ kí sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành sổ theo dõi dự án.

Giáo viên cho học sinh số điện thoại di động và nhà riêng để tiện liên lạc. Các nhóm sẽ họp nhóm và trong quá trình làm việc nhóm có gì khó khăn thì liên hệ trực tiếp với giáo viên để nhận đƣợc sự giúp đỡ kịp thời.

Sau khi học xong tiết tự chọn 2, học sinh tiến hành làm việc nhóm vào những ngày sau đó. Giáo viên yêu cầu các nhóm thông báo cho giáo viên buổi họp nhóm hoàn thành sản phẩm dự án để giáo viên tiện đến giúp đỡ, kiểm tra.

* Tiết học tự chọn 3

Giáo viên giới thiệu các nhóm lên trình bày các sản phẩm dự án:

Đầu tiên là nhóm Super Nova với dự án “nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình động cơ điện một chiều”. Thành viên đại diện cho nhóm lên trình bày là bạn Nguyễn Thế Hoàng, bạn giới thiệu về lý do lựa chọn dự án, sơ đồ tƣ duy, phân công công việc cũng nhƣ quá trình làm việc để hoàn thành dự án.

Nhìn chung mô hình động cơ điện của các bạn chƣa có tính thẩm mĩ, nhƣng hoạt động tƣơng đối tốt, thể hiện sự thành công của dự án mà các bạn làm.

Sau khi các bạn trình bày dự án của mình, các nhóm sôi nổi đƣa ra

các câu chất vấn quanh dự án. Nhóm UFO đƣa ra câu hỏi: “Nhóm bạn đã tìm

Đại diện nhóm Super Nova báo cáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các thông tin, tƣ liệu, hình ảnh để hoàn thành dự án ở đâu và các bạn bố trí thời gian nhƣ thế nào để hoàn thành dự án này”.

Bạn Nguyễn Thế Hoàng trả lời rằng các bạn đã tìm kiếm thông tin trên sách giáo khoa và mạng Internet, sau khi phân công nhiệm vụ cho các thành viên cụ thể thì đến chiều chủ nhật các bạn đã họp nhóm để cùng thảo luận thêm về dự án và hoàn thành sản phẩm. Còn về vật liệu chế tạo thì các bạn tìm kiếm ở các cửa hàng sửa chữa điện tử, điện dân dụng.

Bạn Trần Bảo Trung, nhóm trƣởng nhóm Hoa Phƣợng đứng dậy xin hỏi: “Khi làm dự án, mỗi thành viên sẽ đƣa ra một ý kiến, có thể là trái ngƣợc, vậy nhóm bạn làm thế nào để thống nhất đƣợc các ý kiến?”.

Việc thống nhất ý kiến có vai trò quan trọng của nhóm trƣởng, vì vậy bạn Nguyễn Thế Hoàng, nhóm trƣởng nhóm Super Nova đã trả lời: “ Khi chúng tôi

thảo luận nhóm, mỗi ngƣời sẽ đƣa ra một ý kiến, chúng tôi không chê trách ai cả mà ghi các ý kiến đó lại, cuối cùng khi tất cả các thành viên đã đƣa ra ý kiến của mình, chúng tôi sẽ thảo luận để đƣa ra ý kiến thống nhất, và cuối cùng chúng tôi đã thành công và làm đƣợc sản phẩm dự án nhƣ ngày hôm nay”.

Sau khi nhóm 1 trả lời xong các câu hỏi chất vấn, nhóm 2 cử bạn Hoàng Trƣờng thay mặt nhóm UFO lên báo cáo sản phẩm

Đại diện nhóm Hoa Phƣợng chất vấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của nhóm mình. Dự án của nhóm là “ Chế tạo con quay từ trƣờng”.

Sau khi bạn Trƣờng trình bày xong không khí của lớp sôi nổi hẳn lên, bởi sản phẩm của các bạn rất độc đáo.

Nhóm Super Nova đƣa ra câu chất vấn: Trong quá trình chế tạo con quay từ trƣờng, các bạn thấy khâu khó nhất là khâu nào?”

Bạn Hoàng Trƣờng trả lời rằng khâu khó nhất là khâu lựa chọn khối lƣợng con quay cho phù hợp, vì khối lƣợng phải phù hợp thì mới có thể quay đƣợc và khi nâng đến một độ cao nào đó thì mới cân bằng đƣợc.

Bạn Nông Thị Huyền My đại diện nhóm 4 đặt câu hỏi: Các bạn lựa chọn khối lƣợng của con quay nhƣ thế nào? Và nó có thể quay đƣợc bao lâu?

Bạn Hoàng Trƣờng trả lời: “Việc chọn khối lƣợng của con quay tƣơng đối khó, các bạn lựa chọn bằng cách tăng dần khối lƣợng của con quay rồi thử và nó có thể quay đƣợc 3 đến 4 phút trên không.

Không còn câu hỏi nào dành cho nhóm 2, nhóm 3 tiếp tục lên trình bày, bạn nhóm trƣởng Trần Bảo Trung thay mặt nhóm lên thuyết trình. Sau khi báo cáo xong sản phẩm dự án, các bạn có đƣa ra một clíp

có nhạc khá vui nhộn để giới thiệu về nhóm.

Sản phẩm con quay từ trƣờng của nhóm 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bạn Hoàng Thị Lệ Thủy đã hỏi: “Chiếc chong chóng của các bạn nếu gió to thì có ảnh hƣởng gì không và nếu gió đổi hƣớng thì sao?

Bạn Trung trả lời: Cảm ơn câu hỏi của bạn. Đây cũng là vấn đề mà nhóm cũng mới đƣa ra tuy nhiên chƣa kịp điều chỉnh. Nếu gió quá to hoặc bị đổi hƣớng có thể sẽ làm chong chóng bị bật ra khỏi giá từ trƣờng.

Bạn Nguyễn Thị Thu Trang hỏi tiếp: “ Các bạn sẽ làm gì để khắc phục nhƣợc điểm trên của chong chóng?”. Bạn Trung mạnh dạn: Nếu có thời gian thực hiện tiếp dự án của mình, nhóm chúng tôi sẽ lắp thêm trục quay và đuôi chỉnh hƣớng để chong chóng có thể quay với mọi hƣớng gió.

Các nhóm khác không chất vấn nữa và cùng chuyển sang nghe báo cáo sản phẩm dự án của nhóm Dynamite, trình bày dự án với tên gọi do các bạn đặt là “Khung dây diệu kì”. Bạn Đặng Văn Thuyết, nhóm trƣởng lên trình bày báo cáo. Do chƣa

quen trình bày trƣớc đông ngƣời nên bạn còn rụt rè và trình bày chƣa đƣợc hấp dẫn .

Sau khi trình bày xong, bạn Thu Hằng đại diện cho nhóm 3 đã chất vấn: “

Sản phẩm của các bạn có tốn pin không? Mỗi quả pin chạy đƣợc bao nhiêu thời gian?

Bạn Thuyết tra lời luôn: Nhóm chƣa kiểm tra xem mỗi quả pin có thể chạy đƣợc bao lâu, tuy nhiên cũng thấy pin yếu nhanh.

Bạn Hiền hỏi: Ý nghĩa lớn thực tiễn lớn nhất của sản phẩm này là gì?

Đại diện nhóm Dynamite báo cáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bạn Thuyết trả lời: Sản phẩm của chúng tôi có thể dùng làm đồ chơi, đồ lƣu niệm, đồ dùng học tập… Nhƣng ý nghĩa lớn nhất của nó là có thể sử dụng làm đồ dùng học tập cho các em khóa sau, khi các em học chƣơng Từ trƣờng.

Bạn Hoàng Trƣờng tiếp tục chất vấn với câu hỏi: Bạn nghĩ sản phẩm của bạn có thể bán ra thị trƣờng không? với giá bao nhiêu?

Với vẻ nhút nhát của mình bạn Thuyết tiếp tục trả lời: Nhóm mình rất tự hào về sản phẩm tự làm của mình, còn việc có bán đƣợc ra thị trƣờng hay không thì nhóm chƣa nghĩ tới vì ngoài thị trƣờng bây giờ có rất nhiều đồ chơi, đồ lƣu niệm.

Nhƣ vậy, sau một thời gian tƣơng đối dài, các nhóm đã trình bày xong các

sản phẩm của dự án. Dựa trên các tiêu chí đánh giá, giáo viên phát phiếu đánh giá cho các nhóm để đánh giá dự án của nhóm mình và đánh giá nhóm bạn. Sau đó giáo viên phát các phiếu đánh giá cá nhân. Mỗi thành viên tự cho điểm mình và cho điểm thành viên trong nhóm mình.

Cuối cùng giáo viên cho học sinh nghỉ và mời 4 nhóm trƣởng ở lại cùng giáo viên đánh giá sổ theo dõi dự án của 4 nhóm. Nhƣ vậy buổi báo cáo sản phẩm dự án đã thành công tốt đẹp.

3.8.1.2. Đánh giá kết quả dạy học dự án * Đánh giá định tính * Đánh giá định tính

Qua quá trình thực nghiệm sƣ phạm chúng tôi nhận xét các nhóm nhƣ sau:

Nhóm Super Nova

Ƣu điểm:

Bạn Hoàng Trƣờng chất vấn nhóm 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đặt tên cho dự án thể hiện đƣợc nội dung dự án. - Bài thuyết trình Power Point nội dung đầy đủ. - Sổ theo dõi dự án hoàn thành đầy đủ.

- Sản phẩm dự án tự làm, sản phẩm hoạt động tốt Nhƣợc điểm:

- Sản phẩm chƣa đẹp.

Nhóm UFO

Ƣu điểm:

- Đặt tên cho dự án thể hiện đƣợc nội dung dự án. - Thuyết trình lƣu loát.

- Chế tạo đƣợc sản phẩm dự án độc đáo, hoạt động tốt. - Kỹ năng sử dụng máy tính tƣơng đối tốt.

- Bài trình chiếu đầy đủ, slide đẹp.

- Sổ theo dõi dự án hoàn thành đúng thời gian. Nhƣợc điểm:

- Thiếu các thông số về sản phẩm.

Nhóm Hoa Phƣợng

Ƣu điểm:

- Sổ theo dõi dự án đầy đủ, hoàn thành đúng thời gian. - Có đƣa ra đƣợc bằng chứng làm việc nhóm.

- Thuyết trình lƣu loát. Nhƣợc điểm:

- Sản phẩm thiếu tính thẩm mỹ.

- Slide trình chiếu chƣa đầy đủ nội dung.

Nhóm Dynamite

Ƣu điểm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Có các thông số về sản phẩm.

- Sổ theo dõi dự án hoàn thành đầy đủ, thể hiện đƣợc hoạt động của nhóm. Nhƣợc điểm:

- Thuyết trình chƣa hấp dẫn.

- Kĩ năng sử dụng máy tính chƣa tốt, nhất là phần mềm Power Point.

* Đánh giá định lượng Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả của các nhóm Nhóm Super Nova Nhóm UFO Nhóm Hoa Phƣợng Nhóm Dynamite Nhóm Super Nova 26 25,5 22 20 Nhóm UFO 26 26 24 22 Nhóm Hoa Phƣợng 24 25 25 23 Nhóm Dynamite 25 25,5 23 24

TB theo đánh giá của HS 25,25 25,5 23,5 22,25

GV cho điểm 55 56 52 49

Điểm TB nhóm A 40,13 40,75 37,75 35,63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả của các thành viên trong nhóm 1

Tv1 Tv2 Tv3 Tv4 Tv5 Tv6 Tv7 Tv8 Tv9 Tv10

NGUYỄN THẾ HOÀNG(Tv1) 15 16 16 12 15 14 15 14 16 15

HÀ QUANG DỰ(Tv2) 17 14 15 13 15 15 14 14 16 14

TRIỆU THU GIANG(Tv3) 17 14 15 12 14 16 15 13 14 15

ĐẶNG VĂN HOẠCH(Tv4) 16 13 16 13 15 14 16 14 13 15

ĐỖ VĂN CHÍ(Tv5) 16 15 13 15 13 14 16 12 15 13

CHU THỊ LỤA(Tv6) 17 16 14 14 15 14 14 14 14 14

HOÀNG THỊ HUYỀN NGA(Tv7) 18 16 15 14 15 15 13 15 16 15

NGUYỄN THỊ THU TRANG(Tv8) 15 15 14 13 14 15 15 13 14 13

HOÀNG THỊ LỆ THUỶ(Tv9) 16 13 16 15 15 16 14 14 13 15 TRẦN VĂN TOÀN(Tv10) 16 15 15 12 14 13 14 13 15 14 1 d A 16,3 14,7 14,9 13,3 14,5 14,6 14,6 13,6 14,6 14,3 0 d A 9,06 8,17 8,28 7,39 8,06 8,11 8,11 7,56 8,11 7,94 ĐIỂM 8,46 8,02 8,07 7,63 7,96 7,99 7,99 7,71 7,99 7,91 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả của các thành viên trong nhóm 2

Tv1 Tv2 Tv3 Tv4 Tv5 Tv6 Tv7 Tv8 Tv9 Tv10 HOÀNG TRƢỜNG(Tv1) 14 17 15 15 16 14 14 15 15 14 NGUYỄN TRUNG ĐỨC(Tv2) 16 15 16 14 16 15 15 15 15 15 NGUYỄN THỊ HIỀN(Tv3) 17 13 14 13 13 16 14 14 14 14

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học dự án một số nội dung kiến thức chương từ trường - vật lí lớp 11 ban cơ bản (Trang 77 - 122)