0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Khái niệm dự án

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG TỪ TRƯỜNG - VẬT LÍ LỚP 11 BAN CƠ BẢN (Trang 26 -27 )

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2.1. Khái niệm dự án

Thuật ngữ dự án trong tiếng anh là project, có gốc tiếng La tinh là projicere có nghĩa là phác thảo, dự thảo, thiết kế. Theo từ điển bách khoa mở Wikipedia thì “dự án là tập hợp các công việc nối tiếp nhau, đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, với những nguồn lực nhất định nhằm đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tƣợng hƣớng đến” [15].

Khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp dạy học mở tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện.

1.3.2.2. Khái niệm dạy học dự án

Dạy học dự án ( Project based- Learning) là một phương pháp dạy học tích cực trong đó giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết và thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả.[15]

Dự án học tập có thể nảy sinh từ ý tƣởng của ngƣời dạy hoặc ngƣời học, từ một câu hỏi hoặc từ một vấn đề quan tâm trong một tiết học hoặc một cuộc tranh luận hàng ngày. Dự án học tập có thể liên quan tới một hoặc nhiều môn học khác nhau, có thể đƣợc thực hiện theo cá nhân hoặc theo nhóm, có thể diễn ra trong thời gian dài ngắn khác nhau, diễn ra trong phạm vi lớp học hoặc vƣợt ra ngoài khuôn khổ trƣờng học. Dạy học dự án nhắm đến những mục tiêu giáo dục cụ thể, quan trọng nhƣ các chuẩn kiến thức, kĩ năng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

môn học, bài học, phát triển khả năng tìm tòi, sáng tạo, tƣ duy bậc cao, hay các kĩ năng cần cho cuộc sống và công việc nhƣ khả năng suy nghĩ độc lập, khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm… chứ không phải chỉ là trò giải trí hoặc bổ sung cho chƣơng trình “thực”.

Vì những đặc điểm trên nên DHDA có một số yêu cầu cụ thể:

- DHDA không thích hợp với việc truyền đạt những kiến thức lý thuyết mang tính hệ thống. Giáo viên nên chọn những kiến thức, nội dung môn học có ý nghĩa thực tiễn cao để thực hiện dự án.

- DHDA yêu cầu giáo viên phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, tổ chức thành thạo các hoạt động của dạy học theo nhóm, còn học sinh phải tích cực, chủ động, biết cách làm việc độc lập và làm việc hợp tác.

- DHDA thƣờng yêu cầu có phƣơng tiện vật chất và tài chính phù hợp. - DHDA cần sự tích hợp công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng Internet. Cần lựa chọn thời gian phù hợp với điều kiện học tập của học sinh để thực hiện dự án.

Vì những yêu cầu khá chặt chẽ của DHDA nên nó cũng mang lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với giáo viên cũng nhƣ học sinh.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG TỪ TRƯỜNG - VẬT LÍ LỚP 11 BAN CƠ BẢN (Trang 26 -27 )

×