Tăng doanh thu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình biến động lợi nhuận tại công ty cổ phần trà bắc trà vinh (Trang 97 - 103)

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.2.2.Tăng doanh thu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm

Doanh thu là yếu tố quan trọng hình thành nên lợi nhuận của công ty vì thế sự thay đổi của doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì doanh thu giảm sẽ làm giảm lợi nhuận và ngược lại, do đó muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu. Để đạt được mục tiêu trên thì trước hết phải đẩy mạnh khối lượng và tốc độ tiêu thụ đồng thời phải xúc tiến các chiến lược kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, công ty cần chú trọng những vấn đề sau:

3.2.2.1. Đẩy mạnh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm

qua ba năm 2008, 2009, 2010 ta thấy khối lượng sản phẩm sản xuất chỉ đạt khoảng 90% công suất thiết kế của dây chuyền công nghệ nhưng vẫn đáp ứng khá đủ nhu cầu của thị trường, do công ty có chính sách hàng tồn kho hợp lý. Tuy nhiên, trong xu thế đô thị hóa như hiện nay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ trái dừa sẽ ngày một tăng lên vì vậy trong thời gian tới công ty phải không ngừng tăng năng suất lao động và công suất của dây chuyền sản xuất để có thể tăng số lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa của công ty trên thị trường. Dựa vào sản lượng sản xuất của các sản phẩm trong ba năm qua ta có thể dự báo được số lượng sản xuất của các mặt hàng này trong năm năm tới (năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015) như sau:

Ta có thể dùng hàm xu hướng Yt = a0 + a1t để dự báo sản lượng sản xuất của mặt hàng than hoạt tính trong thời gian tới.

Trong đó: Yt là sản lượng sản xuất a0, a1 là những tham số

t là thứ tự thời gian qua các năm

Bằng phương pháp bình phương bé nhất ta xác định các tham số a0, a1 qua hệ phương trình sau:

Thông qua hàm xu hướng ta sẽ tiến hành dự báo sản lượng sản xuất trong những năm tới của mặt hàng than hoạt tính như sau:

Bảng 3.1: SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT THAN HOẠT TÍNH

Năm 2008 2009 2010

Sản lượng (tấn) 2.814 2.521 3.931

(Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính)

Dựa vào bảng số liệu trên ta lập được bảng sau:

Bảng 3.2: BẢNG TÍNH CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN

Năm T t2 Yt Yt.t 2008 1 1 2.814 2.814 2009 2 4 2.521 5.042 2010 3 9 3.931 11.793 Tổng 6 14 9.266 19.649 Yt =nao +a1t (*) Ytt=aot +a1t2

Thế vào hệ phương trình (*) ta được:

Giải hệ ta được: a0 = 1.972 ; a1 = 559

Vậy hàm xu hướng sản lượng tiêu thụ than hoạt tính thời gian tới là: Yt = 1.972 + 559*t

Sản lượng sản xuất than hoạt tính trong những năm sắp tới: 2011, 2012, 2013, 2014, 2015:

Bảng 3.3: DỰ BÁO SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT CỦA THAN HOẠT TÍNH

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Sản lượng (tấn) 4.208 4.767 5.326 5.885 6.444

Qua dự báo tình hình sản xuất than hoạt tính ta thấy, sản lượng sản xuất ngày càng tăng vì theo dự báo tình hình tiêu thụ trên thị trường của mặt hàng này trong thời gian tới sẽ có xu hướng tăng lên, đồng thời do nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc tăng năng suất sản xuất sản phẩm là điều tất yếu. Nhưng việc tăng hay giảm số lượng hàng hóa bán ra tùy thuộc vào quá trình sản xuất kinh doanh và công tác bán hàng, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để tăng doanh thu ngoài việc tăng sản lượng, đảm bảo vấn đề tạo đầu vào của công ty phải đi liền với quá trình tìm kiếm đầu ra của sản phẩm.

3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm

Để tăng doanh thu thì điều tất yếu là sản lượng tiêu thụ sản phẩm phải tăng lên, bởi vì qua tiêu thụ công ty có thể thu hồi được tổng số chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ đã tiêu hao. Vì thế vấn đề tiêu thụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc làm tăng doanh thu bán hàng và tăng lợi nhuận của công ty, khi việc tiêu thụ nhanh sẽ tạo vòng quay vốn nhanh đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Khi nói đến tăng sản lượng tiêu thụ thì có nghĩa là tăng số lượng hàng hóa bán ra, tránh ứ động vốn trong hàng tồn kho, để thực hiện mục tiêu này thì công ty cần quan tâm đến các yếu tố sau:

a). Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình nghiên cứu nhu cầu thị trường hiện tại và 9.266 = 3a0 + 6a1

thời, nâng cao chất lượng của hàng hóa thông qua việc đầu tư trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại cũng là yếu tố góp phần tăng khả năng cạng tranh hàng hóa của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cho công ty.

b). Tăng tiêu thụ cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm:

 Mở rộng đại lý phân phối sản phẩm ở 12 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, Công ty có ba xí nghiệp trực thuộc tọa lạc tại các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và một trạm bán hàng tại thành phố Hồ Chí Minh nên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu mua nguyên liệu và buôn bán sản phẩm sang các tỉnh lân cận và phục vụ tốt hơn cho xuất khẩu. Tuy nhiên để thị phần có thể ngày càng mở rộng thì việc mở rộng hệ thống đại lý phân phối và mô giới là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải quan tâm đến chính sách như chiết khấu, giảm giá, quãng cáo, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, xúc tiến hoạt động bán hàng như tham gia hội chợ triển lãm, hội chợ, hội nghị khách hàng là vấn đề cấp thiết của công ty trong thời gian tới.

 Đối với công tác vận chuyển: làm tốt công tác vận chuyển, bốc vác và đảm bảo hàng hóa trong quá trình vận chuyển có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của công ty. Đồng thời, cần phục vụ khách hàng theo phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Do đó, bên cạnh việc khoán xe tải, Công ty cần tăng cường kiểm tra đôn đốc vận chuyển, lập kế hoạch vận chuyển và ký hợp đồng vận chuyển đối với vận chuyển thuê bao, sao cho phù hợp kế hoạch tiêu thụ và hợp đồng tiêu thụ đồng thời sắp xếp thời gian hợp lý.

c). Quản lý tồn kho, đảm bảo dự trữ hợp lý:

 Tồn kho nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục bởi theo tình hình thực tế cho thấy: Tổng diện tích dừa cả nước hiện nay khoảng trên 160.000 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng trên 650 triệu quả dừa. Tuy nhiên, hơn phân nửa khối lượng dừa quả hàng năm xuất thô sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia…Đối với khối lượng còn lại, trong đó có một phần không nhỏ quả dừa tươi dùng giải khát, phần quả khô chủ yếu chế biến trong nước được khoảng 30.000 – 35.000 tấn cơm dừa sấy khô; 20.000-25.000 tấn than gáo dừa và trên 140.000 tấn chỉ xơ dừa; Trong khi đó, một số công ty nước ngoài mới tham gia đầu tư vào lĩnh vực chế biến dừa, đáng kể nhất là đầu tư sản xuất sữa dừa (Thái Lan) và than hoạt tính (Pháp) với vốn đầu tư cao và công suất khá lớn, do vậy lượng cầu nguyên liệu sẽ cao

hơn lượng cung, nên sẽ phải cạnh tranh khốc liệt để giành nguyên liệu thô(1). Vì vậy, nguyên vật liệu cần được dự trữ trong kho với số lượng đủ cho nhu cầu sản xuất sao cho có hiệu quả, không mua quá nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa lũ nhiệt độ ẩm thấp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nguyên vật liệu. Đặc biệt khi nhập nguyên vật liệu vào kho cần kiểm tra, phân tích có đúng chất lượng theo yêu cầu của công ty.

 Về công cụ, dụng cụ: kiểm định các thiết bị thí nghiệm, các thiết bị đo đếm trong sản xuất, thường xuyên kiểm tra chế độ hoạt động của dây chuyền sản xuất, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn thử nghiệm. Mua sắm kịp thời, đúng quy cách chất lượng thiết bị, phụ tùng và dụng cụ phục vụ cho công tác sửa chữa máy móc đảm bảo sản xuất liên tục đúng tiến độ.

 Về thành phẩm: thành phẩm xuất kho phải đạt hoặc vượt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, do đó phải bảo quản cẩn thận khi lưu kho, phải kiểm kê thường xuyên để kịp thời phát hiện những sản phẩm hư hỏng, không đúng khối lượng, chất lượng, đảm bảo tồn kho đủ dùng cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác phải đẩy mạnh tiêu thụ tăng số vòng quay kho.

Tồn kho thành phẩm đảm bảo tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng, giúp công ty không vi phạm hợp đồng tạo uy tín tốt. Tuy nhiên, tồn kho quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận vì sẽ làm cho số lần quay vòng hàng tồn kho thấp, số hàng hóa này sẽ không sinh lợi cho công ty cho đến khi chúng được xuất bán mà còn làm phát sinh chi phí lưu kho cao. Thậm chí nếu tồn kho quá lâu hàng hóa bị hỏng không sử dụng được có thể gây ra tổn thất cho công ty. Do đó, công ty phải có kế hoạch tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm một cách hợp lý, có sự cải tiến trong sản xuất làm cho tỷ lệ hao hụt giảm thấp.

 Về công tác lập kế hoạch hàng tồn kho: kế hoạch tồn kho phải bám sát nhu cầu thực tế, dự toán chính xác nhằm đảm bảo đủ cho sản xuất không bị đình trệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ theo hợp đồng và cả những nhu cầu tiêu thụ bất thường của khách hàng, nhưng không được quá lớn vì không có lợi cho công ty.

Từ thực tế tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty qua 3 năm 2008, 2009, 2010 và nhu cầu tiêu thụ của thị trường, kết hợp với thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ đã đề xuất ta có thể dự đoán sản lượng tiêu thụ hàng hóa của công ty nói chung và sản lượng tiêu thụ của mặt hàng than hoạt tính nói riêng trong

Bảng 3.4: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA THAN HOẠT TÍNH

Năm 2008 2009 2010

Sản lượng (tấn) 3.327 2.417 3.961

(Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính)

Dựa vào bảng 3.4 và sử dụng hàm xu hướng Yt = a0 + a1t với phương pháp bình phương bé nhất ta xác định các tham số a0, a1 qua hệ phương trình (*), ta sẽ xác định được hàm xu hướng sau:

Yt = 2.601 + 317*t

Sản lượng tiêu thụ than hoạt tính trong những năm sắp tới:

Bảng 3.5: DỰ BÁO SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA THAN HOẠT TÍNH

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Sản lượng (tấn) 3.869 4.186 4.503 4.820 5.137

Từ kết quả dự báo về sản lượng tiêu thụ than hoạt tính trong thời gian tới, ta có thể ước lượng được lợi nhuận thu được của mặt hàng này trong diều kiện các nhân tố giá vốn hàng bán đơn vị và giá bán đơn vị, tổng chi phí bán hàng, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoảm giảm trừ không đổi so với năm 2010, ta được :

Bảng 3.6: DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN ƯỚC TÍNH CỦA MẶT HÀNG THAN HOẠT TÍNH

3.2.2.3. Xây dựng chính sách giá bán hợp lý

Để doanh thu của công ty không ngừng tăng lên thì bên cạnh thúc đẩy tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm thì việc xây dựng chính sách giá bán hợp lý đóng vai trò quan trọng trong công tác tăng doanh thu cho công ty. Vì khi xây dựng chính sách giá cả hợp lý, định ra các mức giá bán khác nhau: giá bán nội địa, giá bán xuất khẩu và bán lẻ linh hoạt, đồng thời áp dụng các công cụ chiết khấu, giảm giá đối với

Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng 3.869 4.186 4.503 4.820 5.137 DT 94.436.997.208 102.174.533.552 109.912.069.896 117.649.606.240 125.387.142.584 GVHB 74.548.673.538 80.656.693.572 86.764.713.606 92.872.733.640 98.980.753.674 CPBH 5.654.408.031 5.654.408.031 5.654.408.031 5.654.408.031 5.654.408.031 CPQL 2.806.286.867 2.806.286.867 2.806.286.867 2.806.286.867 2.806.286.867 Khoản giảm trừ 125.640.000 125.640.000 125.640.000 125.640.000 125.640.000 LN 11.301.988.772 12.931.505.082 14.561.021.392 16.190.537.702 17.820.054.012

khách hàng mua thường xuyên với khối lượng lớn sẽ góp phần đáng kể làm tăng doanh thu của công ty và là ưu thế để công ty cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên cần phải xây dựng tỷ lệ chiết khấu hợp lý, sao cho vừa khuyến khích được khách hàng vừa đảm bảo công ty vừa có lãi.

Đưa ra các ưu đãi trong khâu tiêu thụ, ưu đãi về thanh toán tiền hàng được thể hiện qua chính sách tín dụng đối với khách hàng. Bên cạnh việc áp dụng các khoản giảm trừ công ty cần có những biện pháp phạt đối với những khách hàng thanh toán tiền hàng không đúng hạn như khách hàng phải trả lãi đối với khoản tiền hàng quá hạn theo lãi suất tiền gửi ngân hàng, hay nộp phạt theo tỷ lệ phần trăm đối với khoản tiền hàng chưa thanh toán khi đến hạn, nhằm hạn chế tối đa việc khách hàng chiếm dụng vốn, từ đó công ty có thể tránh được các khoản phí không cần thiết.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình biến động lợi nhuận tại công ty cổ phần trà bắc trà vinh (Trang 97 - 103)