5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
1.2.5. Nguồn tài liệu sử dụng
1.2.5.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một loại báo cáo tài chính mô tả tình hình tài chính của một doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn, phản ánh tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin quan trọng cho những ai quan tâm đến tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích lợi nhuận sẽ sử dụng một vài chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán.
1.2.5.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Đây là báo cáo tài chính hết sức quan trọng, nó phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, chi tiết theo các hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
1.2.5.3. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Là loại báo cáo tài chính được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo báo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng chi tiết được. Dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính ta có thể nắm bắt được đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, chế độ kế toán áp dụng, chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính từ đó giúp cho việc phân tích tình hình biến động lợi nhuận cũng như các yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận.
1.2.5.4. Các sổ chi tiết
Bên cạnh các tài liệu tổng hợp ta cần phải sử dụng các sổ chi tiết, các báo cáo về tình hình tiêu thụ và lợi nhuận để đáp ứng quá trình phân tích các mặt hàng, các nhóm hàng.
1.2.5.5. Chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng cho nên phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của doanh nghiệp, góp phần động viên người lao động trong doanh nghiệp vì lợi ích bản thân mình, của doanh nghiệp và của xã hội mà phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh. Chính sách phân phối lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có những chính sách riêng nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Tuy nhiên phải theo quy định của Bộ tài chính.
Lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp sẽ được phân phối như sau: - Nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước
- Nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước - Khấu trừ chi phí bất hợp lệ và các khoản tiền phạt.
- Trừ vào các khoản lỗ không được khấu trừ vào lợi tức trước thuế. - Phần còn lại để trích lập các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng và phúc lợi….
Các quỹ này được trích lập theo quy định Thông tư 70/TCDN của Bộ Tài Chính năm 1996. Cụ thể:
- Quỹ dự phòng tài chính: trích từ 10% trở lên, số dư của quỹ không vượt quá 25% vốn điều lệ.
- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: trích từ 5% trở lên, số dư không vượt quá 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp.
- Số lợi tức còn lại sau khi trích các quỹ trên, doanh nghiệp được trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi theo quy định:
+ Doanh nghiệp được trích tối đa bằng 3 tháng lương thực hiện với điều kiện tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước (vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách do Nhà nước cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách cấp, vốn do doanh nghiệp tự bổ sung) dùng trong hoạt động kinh doanh năm nay không thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm trước.
+ Doanh nghiệp được trích tối đa bằng 2 tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm trước.
Tỷ lệ trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc quyết định khi đã tham khảo ý kiến của Công đoàn doanh nghiệp.
Trường hợp số dư các quỹ đã đạt mức tối đa, thì chuyển số lợi nhuận còn lại vào quỹ đầu tư phát triển.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TRÀ BẮC