5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.2.4. Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng mặt
mặt hàng
Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh được hình thành từ lợi nhuận các mặt hàng ở từng thị trường khác nhau. Vì thế việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng mặt hàng, sẽ giúp công ty xác định được mặt hàng nào có lợi nhuận tăng, mặt hàng nào có lợi nhuận giảm và nguyên nhân nào gây ảnh hưởng
đến sự biến động này từ đó có những biện pháp phân tích thích hợp để tăng lợi nhuận trong tương lai.
Với kết cấu mặt hàng sản xuất đa dạng và phong phú (than hoạt tính, than khử mùi, cơm dừa sấy,…), đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc thỏa mãn như cầu tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên không phải tất cả các mặt hàng mà công ty sản xuất kinh doanh điều mang lại hiệu quả cao vì nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của thị trường khác nhau, ở những thời điểm khác nhau thì mức lợi nhuận thu được của từng mặt hàng cũng khác nhau. Vì vậy, để có thể phân tích được tình hình biến động lợi nhuận cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty thì việc phân tích tình hình lợi nhuận theo từng mặt hàng là điều cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Do chủng loại sản phẩm của công ty rất đa dạng nên việc phân tích tình hình lợi nhuận của từng mặt hàng rất phức tạp, sẽ mất nhiều thời gian. Để đơn giản hơn, ta chỉ tiến hành phân tích tình hình biến động lợi nhuận của một số mặt hàng chủ yếu, đạt doanh thu tiêu thụ cao qua các năm của công ty. Để có thể phân tích tình hình lợi nhuận theo từng mặt hàng của công ty ta dựa vào bảng số liệu (Bảng 2.11).
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Trương Thị Thanh Nhanh
Bảng 2.11: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪNG MẶT HÀNG
ĐVT: đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính)
Hình 2.6:Tình hình lợi nhuận từng mặt hàng của công ty từ năm 2008 - 2010
2008 2009 2010 2009-2008 2010-2009
Sản phẩm
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % Chênh lệch %
Than hoạt tính 3.211.753.436 52,39 3.375.507.609 38,32 11.774.833.257 73,20 163.754.173 5,10 8.399.325.648 248,83 Cơm dừa sấy 804.817.256 13,13 1.813.710.361 20,59 1.607.440.281 9,99 1.008.893.105 125,36 (206.270.080) -11,37 Mùn dừa 253.310.734 4,13 345.001.805 3,92 428.305.531 2,66 91.691.071 36,20 83.303.726 24,15 Xơ dừa 1.928.655.893 31,46 3.087.595.692 35,05 2.012.184.422 12,51 1.158.939.799 60,09 (1.075.411.270) -34,83 Thứ khác (68.630.011) (1,12) 186.575.926 2,12 262.221.741 1,63 255.205.937 371,86 75.645.815 40,54 Tổng 6.129.907.308 100 8.808.391.393 100 16.084.985.232 100 2.678.484.085 43,70 7.276.593.839 82,61
Dựa vào số liệu từ Bảng 2.11 và Hình 2.6 ta thấy:
2.2.4.1. Phân tích tình tình hình lợi nhuận theo từng mặt hàng
a). Đối với mặt hàng than hoạt tính
Nhìn chung, lợi nhuận mặt hàng này đều tăng lên qua các năm, năm 2008 lợi nhuận thu được từ than hoạt tính là 3.211.753.436 đồng (52,39%) chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lợi nhuận so với các mặt hàng còn lại. Đến năm 2009, không có sự thay đổi đáng kể về vị trí xếp hạng của lợi nhuận đạt được của các sản phẩm. Cụ thể, năm 2009 lợi nhuận của mặt hàng than hoạt tính vẫn đạt cao nhất là 3.375.507.609 đồng tăng 163.754.173 đồng so với năm 2008, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 38,32% trong tổng lợi nhuận trong năm.
Năm 2010 so với năm 2009, ta thấy có sự thay đổi lớn về tỷ trọng lợi nhuận của mặt hàng này nhưng thứ tự, hạng bậc lợi nhuận thu được thì vẫn không thay đổi. Trong năm 2010, lợi nhuận của than hoạt tính vẫn giữ vị trí hàng đầu trong bảng lợi nhuận năm 2010 và lợi nhuận của của mặt hàng này lại tiếp tục tăng lên đáng kể, đạt 11.774.833.257 đồng chiếm đến 73,2% trong tổng lợi nhuận đạt được của năm, tăng 8.399.325.648 đồng tương đương 248,83% so với năm 2009.
Sở dĩ, lợi nhuận của than hoạt tính luôn tăng qua các năm là do nhu cầu của thị trường Nhật, Trung quốc, Hàn Quốc về mặt hàng này luôn cao vì công dụng đa năng của chúng như: sát khuẩn, làm sạch không khí, nguồn nước, phòng các bệnh về đường hô hấp, tim mạch. Đặc biệt, than hoạt tính còn có tác dụng phòng chống một số loại dịch bệnh, phòng chống nhiễm xạ tại các nơi đông người như: khu vui chơi giải trí, chợ, bệnh viện, trường học, nhà trẻ, ga tàu xe.
b). Đối với xơ dừa
Lợi nhận của xơ dừa là 1.928.655.893 đồng (chiếm 31,46%) đứng ở vị trí thứ hai trong tổng lợi nhuận năm 2008, sang năm 2009 mức lợi nhuận là 3.087.595.692 đồng chiếm 35,5%, tăng 1.158.939.799 tương đương 60,09% so với năm 2008. Đến năm 2010, lợi nhuận thu được từ xơ dừa vẫn giữ vị trí thứ hai, tức đạt 2.012.184.422 đồng, chiếm 12,51% trong tổng lợi nhuận của năm nhưng lại giảm 1.075.411.270 đồng tương đương giảm 34,83% so với năm 2009. Do giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường tiêu thụ chính giảm.
c). Đối với mặt hàng cơm dừa sấy khô
Lợi nhuận từ cơm dừa sấy đứng ở vị trí thứ ba với mức lợi nhuận đạt được trong năm 2008 là 804.817.256 đồng tức chiếm 13,13% trong tổng lợi nhuận trong năm của công ty. Năm 2009, cũng trong năm này lợi nhuận từ cơm dừa sấy lại tiếp tục tăng lên 1.813.710.361 đồng, tăng 1.008.893.105 tương đương 125,36%. Nhưng sang năm 2010, mặt hàng cơm dừa sấy chỉ đạt lợi nhuận 1.607.440.281 đồng, tức chiếm 9,99% trong tổng lợi nhuận và giảm 206.270.080 đồng, tương đương giảm 11,37% so với năm trước. Do giá trị xuất khẩu sang Chi Lê và Argentina giảm so với năm 2009. d). Đối với sản phẩm mùn dừa
Lợi nhuận của mặt hàng này chiếm 4,13% trong tổng lợi nhuận năm 2008, và năm 2009 lợi nhuận từ mặt hàng này tiếp tục tăng lên 91.691.071 đồng tương đương tăng 36,2% so với năm 2008, năm 2010 lợi nhuận từ mùn dừa chiếm 2,66% và tăng 83.303.726 đồng (24,15%) so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của các nhà làm vườn về sản phẩm càng tăng vì công dụng của sản phẩm như: giảm đáng kể cả độ ẩm và nhiệt độ biến động, ngăn chặn sự phát triển cỏ dại và lợi ích độc đáo nhất của mùn dừa không giống như các sản phẩm khác, Mùn dừa được ép thành bánh đóng gói nhỏ gọn, thuận tiện cho việc trồng trọt.
e). Đối với các mặt hàng khác
Năm 2008 trong khi lợi nhuận thu được từ các mặt hàng liên tục tăng lên thì lợi nhuận từ các mặt hàng khác lại giảm xuống 68.630.011 đồng tương đương giảm 1,12%. Đến năm 2009, điều đáng chú ý là lợi nhuận thu được từ các sản phẩm khác tăng lên đáng kể, tăng 255.205.937 đồng, tức tăng 371,86% so với năm 2008. Năm 2010, lợi nhuận của các sản phẩm khác là 262.221.741 đồng chiếm 1,62% trong tổng lợi nhuận của công ty trong năm 2010 và tăng 40,54% so với năm 2009.
Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của các mặt hàng tăng lên đáng kể qua các năm là do nhu cầu tiêu thụ của thị trường về sản phẩm được chế biến từ trái dừa càng cao, thị trường tiêu thụ của công ty được ở rộng (năm 2008 chỉ xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan,.. nhưng sang năm 2009, năm 2010 ngoài các quốc gia trên, công ty còn xuất khẩu sang Chi lê, Fordan,..) và do uy tính, chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao vì vậy lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty ngày một tăng lên và dẫn đến lợi nhuận thu được qua các năm cũng
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Trương Thị Thanh Nhanh
Trang 71
Bảng 2.12: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA MẶT HÀNG THAN HOẠT TÍNH
ĐVT:đồng
Lợi nhuận 2009-2008 2010-2009
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch % Chênh lệch %
DT bán hàng 69.431.142.779 56.568.923.342 96.682.590.167 (12.862.219.437) -18,53 40.113.666.825 70,91 Khoản giảm trừ 31.047.847 30.886.298 125.640.000 (161.549) -0,52 94.753.702 306,78 Doanh thu thuần 69.400.094.932 56.538.037.044 96.556.950.167 (12.862.057.888) -18,53 40.018.913.123 70,78 Giá vốn hàng bán 61.822.255.628 48.731.814.835 76.321.350.012 (13.090.440.793) -21,17 27.589.535.177 56,62 Chi phí bán hàng 2.859.617.575 3.040.434.221 5.654.480.031 180.816.647 6,32 2.614.045.810 85,98 Chi phí QLDN 1.506.468.293 1.390.280.379 2.806.286.867 (116.187.914) -7,71 1.416.006.488 101,85 Lợi nhuận 3.211.753.436 3.375.507.609 11.774.833.257 163.754.173 5,10 8.399.325.648 248,83
2.2.4.2. Phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của than hoạt tính
Qua phân tích tình hình biến động lợi nhuận của công ty ta thấy, mặt hàng than hoạt tính là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lợi nhuận của công ty qua các năm. Nhưng tỷ trọng này lại luôn biến động, trong năm 2009 tăng lên với biên độ nhỏ so với năm 2008, đến năm 2010 tăng lên vượt mức so với năm 2009 và cả năm 2008. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại có sự biến động này trong khi công ty đang mở rộng mạng lưới tiêu thụ, đồng thời tìm biện pháp hạn chế giảm sút lợi nhuận mà đặt biệt là đối với mặt hàng than hoạt tính là rất cần thiết.
Hình 2.7: Lợi nhuận than hoạt tính
Dựa vào (Bảng 2.12) bảng số liệu về tình hình lợi nhuận của mặt hàng than hoạt tính và Hình 2.7 ta thấy: lợi nhuận thu được từ mặt hàng này có tốc độ tăng trưởng không đồng đều, cụ thể:
Năm 2009 so với năm 2008
Năm 2009 lợi nhuận thu được từ mặt hàng than hoạt tính là 3.375.507.609 đồng, tăng 163.754.176 đồng tương đương 5,1% so với năm 2008. Do các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán giảm với tỷ lệ cao hơn. Tỷ lệ giảm của doanh thu thu được từ hoạt động bán hàng giảm xuống đáng kể.
Năm 2010 so với năm 2009
Nguồn lợi nhuận thu được từ bán than hoạt tính của công ty năm 2010 tăng lên 11.774.833.257 đồng, tăng 8.399.325.638 đồng tức tăng 248,83% so với năm trước. Nhìn chung nguyên nhân là do doanh thu bán hàng tăng và khoản giảm trừ doanh
kinh doanh của công ty được mở rộng, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. Nhưng việc các khoảng chi phí tăng, trong khi doanh thu cũng tăng thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại của công ty.
Tuy nhiên, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao có sự biến động này, ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ của than hoạt tính, sản phẩm chủ lực của Công ty qua bảng số liệu (Bảng 2.13).
Bảng 2.13: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA THAN HOẠT TÍNH
Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ĐVT
Khối lượng tiêu thụ 3.327 2.417 3.961 tấn
Giá vốn 18.581.982 20.160.923 19.268.202 đồng/tấn Giá bán 20.868.994 23.404.602 24.408.632 đồng/tấn Chi phí bán hàng 2.859.617.575 3.040.434.221 5.654.480.031 đồng Chi phí quản lý 1.506.468.293 1.390.280.379 2.806.286.867 đồng Khoản giảm trừ 31.047.847 30.886.298 125.640.000 đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính)
Dựa vào số liệu từ Bảng 2.13, kết hợp sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để tiến hành phân tích xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của mặt hàng than hoạt tính, ta được kết quả như Bảng 2.14:
Bảng 2.14: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN LỢI NHUẬN THAN HOẠT TÍNH
ĐVT: đồng 2009-2008 2010-2009 Nhân tố Nhân tố làm tăng Nhân tố làm giảm Nhân tố làm tăng Nhân tố làm giảm Sản lượng tiêu thụ 2.081.180.435 5.005.561.203 Kết cấu mặt hàng - 849.858 Giá bán 6.128.565.032 3.976.961.140 Giá vốn hàng bán 3.819.163.241 3.540.759.447 Chi phí bán hàng 180.816.646 2.614.045.810 Chi phí quản lý 116.187.914 1.416.006.488 Các khoản giảm trừ 161.549 94.753.702 Tổng các nhân tố 6.244.914.495 6.081.160.322 12.524.131.648 4.124.806.000 Lợi nhuận 163.754.173 8.399.325.648
Qua số liệu từ Bảng 2.14 ta thấy rằng: Năm 2009 so với năm 2008
Lợi nhuận thu được năm 2009 tăng 163.754.173 đồng so với năm 2008, do bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố:
Trước hết, ta thấy lợi nhuận bị ảnh hưởng trước tiên bởi sản lượng tiêu thụ, do nó giảm 2.081.180.435 đồng vì nhu cầu thị trường về sản phẩm của công ty giảm và sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh nên làm cho lợi nhuận giảm. Đồng thời, do tình trạng lạm phát tăng cao và sự khan hiếm nguyên vật liệu dẫn đến giá vốn hàng bán tăng 3.819.163.214 đồng ,vì vậy làm cho lợi nhuận giảm đúng bằng lượng tăng của giá vốn hàng bán. Trước tình trạng cạnh tranh khốc liệt trên thị trường của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm được chế biến từ trái dừa như hiện nay, để có thể tăng sản lượng tiêu thụ góp phần tăng danh thu và lợi nhuận thì công ty phải tiêu tốn một khoản lớn chi phí bán hàng (hoa hồng, chi phí vận chuyển hàng đi bán, chiết khấu thanh toán,..), nhưng cũng vì vậy làm cho lợi nhuận của công ty giảm 180.816.646 đồng bằng lượng tăng của chi phí bán hàng.
Tuy nhiên, nhân tố kết cấu hàng bán không thay đổi nên không làm cho lợi nhuận tăng. Đồng thời do tăng chất lượng hàng hóa, giao hàng đúng theo hợp đồng nên các khoản giảm trừ cũng giảm 161.549 đồng làm tăng lợi nhuận tăng 161.549 đồng. Mặc dù, tỷ lệ tăng của kết cấu hàng bán và khoản giảm trừ không cao nhưng là dấu hiệu tốt cho sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty. Thêm vào đó, nhờ chính sách tăng giá bán hợp lý, cụ thể giá bán tăng 6.128.565.032 đồng nên làm cho lợi nhuận tăng lên 6.128.565.032 đồng. Song, do có bộ máy quản lý có năng lực, đáp ứng được yêu cầu công tác trong nền kinh tế thị trường nên công ty đã tiết kiệm được 116.187.914 đồng chi phí quản lý, góp phần làm cho lợi nhuận tăng thêm 116.187.914 đồng. Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng 180.816.646 đồng vì phải vận chuyển hàng đi bán và chi phí hoa hồng cho mô giới nhằm thúc đẩy công tác tiêu thụ hàng hóa, nhưng khi chi phí này tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm 180.816.646 đồng. Vì vậy để góp phần tăng lợi nhuận công ty nên có chính sách tiết kiệm chi phí hợp lý, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Năm 2010 so với 2009
Lợi nhuận tiếp tục tăng lên khá cao, cụ thể tăng 8.399.325.648 đồng do:
Sản lượng tiêu thụ của hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc năng cao lợi nhuận của công ty. Khi sản lượng tiêu thụ tăng 5.005.561.203 đồng do thị trường tiêu thụ được mở rộng, lượng khách hàng ngày càng tăng và uy tính của công ty ngày một nâng cao, vì vậy làm cho lợi nhuận tăng lên 5.005.561.203 đồng.
Nhờ có chính sách giá cả phù hợp với tình hình của thị trường, nên khi giá bán tăng 3.976.961.140 đồng đã góp phần làm cho lợi nhuận đúng bằng lượng tăng của giá bán.
Do có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể nên lượng nguyên vật liệu tồn kho của công ty luôn đảm bảo cho quá trình sản xuất, cũng như lượng cung ứng nguyên vật liệu của nhà cung cấp luôn ổn định nên đã giúp công ty hạn chế tối đa sự tăng lên của chi phí đầu vào do sự khan hiếm của chúng, dẫn đến giá vốn hàng bán giảm 3.540.759.447 đồng và làm tăng 3.540.759.447 đồng lợi nhuận.
Do công tác thay đổi kết cấu các mặt hàng được quan tâm hơn, các mặt hàng được đa dạng, và tăng tỷ trọng bán ra của các mặt hàng có lợi nhuận cao nên làm cho lợi nhuận tăng 849.858 đồng. Tuy nhiên, sự thay đổi kết cấu sản phẩm của công ty chỉ đạt hiệu quả tương đối, trong thời gian tới để góp phần nâng cao lợi nhuận thì công ty cần quan tâm hơn đối với công tác này.
Mặc dù do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên các khoản chi phí bán hàng tăng 2.614.045.810 đồng và chi phí quản lý tăng 1.416.006.488 đồng, nhưng khi các khoản chi phí này tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận thu được của công ty sẽ giảm đúng bằng lượng tăng của các khoản chi phí. Để có thể tối đa hóa lợi nhuận công ty cần chú trọng hơn đến công tác quản lý chi phí nhằm cắt giảm các khoản chi phí đến mức tối đa có thể nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, do các khoản giảm trừ doanh thu tăng 94.753.702 đồng do khoản hàng bán bị trả lại vì giao hàng không đúng thời hạn nên làm cho lợi nhuận giảm 94.753.702 đồng.
Tóm lại, khi sản lượng tiêu thụ và giá bán hàng hóa tăng lên trong khi các nhân tố khác không đổi thì làm tăng lợi nhuận và ngược lại. Trong khi các nhân tố