5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠ
2.3.1. Đánh giá về hoạt động kinh doanh của Công ty
Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình biến động lợi nhuận của công ty Cổ phần Trà Bắc qua ba năm 2008, 2009, 2010, ta có thể thấy rằng trong những năm qua công ty đã hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Đại hội đồng cổ đông đề ra và đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất và kinh doanh:
Về hoạt động sản xuất
Các sản phẩm của công ty từng bước được đa dạng hóa, chất lượng ngày càng được nâng cao đáp ứng tốt cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Sản lượng sản phẩm sản xuất luôn tăng lên do công ty áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến (năm 2009 công ty vừa đưa vào sử dụng lò hoạt hóa số 3 với tổng công suất đạt được là 4.000 tấn/ năm).
Về hoạt động kinh doanh
Công ty đã mở rộng và phát triển mạng lưới tiêu thụ, với những sản phẩm chính như: than hoạt tính được dùng cho ngành công nghiệp hoá dầu, công nghiệp lọc nước, xử lý khí, xơ dừa, thảm xơ dừa, cơm dừa sấy khô, mùn dừa, hộp than khử mùi tủ lạnh,… được coi là thế mạnh của Công ty, chiếm 80% thị phần ở Việt Nam và có mặt ở nhiều Quốc gia trên thế giới.
Công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng và ký kết nhiều hợp đồng lớn với các Tập đoàn nổi tiếng như: Novist (Hà Lan), Carbon Chemviron, Mitsubishi, Ajinomoto, Moza… trong việc chuyên cung cấp than hoạt tính và các sản phẩm từ than hoạt tính trong xử lý lọc nước, lọc khí, lọc dầu… Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng 15,94% so với năm 2009.
Tổng doanh thu đạt 194.362.736.212 đồng ở thời điểm năm 2008 và tăng lên 198.655.573.910 đồng vào năm 2009 tăng 2,21% so với năm trước và vượt 29% kế hoạch năm. Đến năm 2010, tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được là 216.473.353.203 đồng tăng 17.817.779.293 đồng tương đương tăng 8,97% so với năm 2009.
Về lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 10.696.422.421 đồng tăng 62,84% so với năm 2008, và năm 2010 tăng 32,93% so với năm 2009 đây là quả kết quả khả quan cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ kết quả trên cho thấy được sự nổ lực của công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh để không ngừng tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
2.3.2. Đánh giá về công tác tổ chức kế toán tại Công ty
Qua quá trình thực tập thực tập thực tế tại công ty Cổ phần Trà Bắc em nhận thấy:
Mô hình quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tiếp, giữa các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa các cấp quản lý. Riêng cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán gọn nhẹ, không chồng chéo, đảm bảo cho việc cung cấp thông tin kịp thời và chính xác.
Với hình thức kế toán áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh của công ty, công việc tập trung tại văn phòng nên các phần hành cũng như các kế toán viên có thể theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đối chiếu lẫn nhau vì vậy hạn chế được tối thiểu những sai lầm và sót trong công tác hạch toán kế toán. Thêm vào đó, để đảm bảo cho việc cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng, dể hiểu và nhanh chóng cho nhà quản trị khi cần thiết, ngoài việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên phần mềm kế toán, các kế toán viên còn lập sổ theo dõi các tài khoản chi tiết, các số dư của các tài khoản trên phầm mềm Excel và sổ tay. Qua đó cho thấy sự cẩn thận và thận trọng của bộ mấy kế toán của công ty. Nhìn chung, sổ sách kế toán của công ty được lập đầy đủ, danh mục lập đúng theo quy định của nhà nước, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, số liệu ghi chép rõ ràng, trung thực, phản ánh đúng chứng từ gốc.
Đội ngũ kế toán của công ty có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm và do việc phân công lao động rõ ràng, hợp lý. Mỗi người phụ trách từng mãng công việc riêng nhưng có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau nên đảm bảo cho việc hoạch toán diễn ra một cách kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.3.3. Đánh giá về công tác phân tích tình hình lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại công ty hưởng đến lợi nhuận tại công ty
Phân tích tình hình biến động lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là quá trình lượng hóa các nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh nói chung và ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được của công ty nói riêng, đó là các nhân tố về hoạt động sản xuất kinh doanh (quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa), hoạt động tài chính và hoạt động khác của công ty.
Quá trình phân tích là đi sâu vào những kết quả đạt được nhằm đúc kết thành quy luật chung để nhận thức hiện tại và ra quyết định trước mắt hay xây dựng kế hoạch chiến lược trong dài hạn.
Tại Công ty Cổ phần Trà Bắc công tác phân tích tình hình biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận do phòng kế hoạch – thị trường thực hiện. Dựa trên số liệu do phòng kế toán – tài chính cung cấp, phòng Kế hoạch lập các báo cáo thống kê về tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của công ty trong thời gian qua và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho những năm tiếp theo. Nhìn chung, công tác phân tích tại công ty được quan tâm đúng mức và đạt hiệu quả tương đối cao, kế hoạch đề ra cho các năm tương đối hợp lý, số thực tế và kế hoạch đề ra chênh lệch không nhiều, thể hiện qua chỉ tiêu và doanh thu và lợi nhuận như sau:
Bảng 2.18: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ tiêu
KH TT KH TT KH TT
Doanh thu 161,26 194,36 166,78 198,66 199,37 216,47 Chi phí 155,71 187,06 156,65 186,67 184,06 200,32 Lợi nhuận TT 5,55 7,30 10,13 11,99 15,31 16,15
(Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính)
Mặc dù sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện không cao nhưng để đạt được hiệu quả tốt hơn, bên cạnh việc phân tích đã thực hiện, phòng kế hoạch nên đào sâu nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm phát huy tính sang tạo và tinh thần làm việc của nhân viên nhằm không ngừng phát huy tiềm lực sản có và góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty.
2.3.4. Định hướng phát triển của công ty cổ phần Trà Bắc
Khắc phục những điểm tồn tại, hạn chế, phát huy những ưu điểm đạt được trong năm vừa qua, quyết tâm vì sự phát triển của TRABACO và tăng trưởng bền vững theo hướng phát triển sản xuất kinh doanh đa ngành nghề. HĐQT cần tăng cường công tác quản trị rủi ro, giám sát, dự báo, ngăn ngừa và xử lý kịp vấn đề khó khăn phát sinh nhằm duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh.
Nâng cao năng lực hoạt động thông qua việc huy động các nguồn vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nghiên cứu phát triển kinh doanh sản phẩm mới, ngành nghề mới, để tăng năng lực cạnh tranh đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Nâng cao tỷ trọng bán hàng và khai thác thị trường trong nước, mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài nước. Phân bổ và cân đối nguồn vốn hợp lý, chỉ đạo bảo toàn và phát triển vốn; đa dạng hoá nguồn cung tài chính đảm bảo mục tiêu, định hướng phát triển của Công ty.
Mở rộng ngành nghề kinh doanh khác trong điều kiện cho phép, phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của TRABACO. Bổ sung vốn góp và chỉ đạo công tác dự án, liên doanh, liên kết hoạt động có hiệu quả để sớm đem lại lợi nhuận, cổ tức cho Công ty. Tăng cường hoạt động công tác xã hội, từ thiện đảm bảo phát triển doanh nghiệp bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng, môi trường và xã hội.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC
3.1. TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ
Tình hình khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới diễn biến phức tạp,
kinh tế vĩ mô không ổn định, tác động tiêu cực đến các mặt hoạt động của công ty:
Khi tỷ giá hối đoái dao động sẽ ảnh hưởng rất lớn doanh thu và lợi nhuận của công ty vì Công ty cổ phần Trà Bắc là đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu nên doanh thu thu được chủ yếu là ngoại tệ. Tỷ giá tăng thì doanh thu tăng dẫn đến tăng lợi nhuận và ngược lại.
Lãi suất vay vốn tín dụng tăng cao, trong khi vốn sản xuất kinh doanh của công ty phần lớn được huy động từ hoạt động vay vốn ngân hàng. Khi lãi suất vay vốn tín dụng tăng cao, công ty sẽ phải tốn chi phí lãi vay rất lớn và làm cho lợi nhuận thu được của công ty sẽ giảm.
Mặt khác, khi biến động giá cả đầu vào lớn (khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công tăng cao) do lạm phát và sự khan hiếm nguyên vật liệu sẽ làm tăng giá thành sản xuất và dẫn đến hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh vì giá thành tăng làm hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty đối với đối thủ cạnh tranh. Mặc dù, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn tăng
qua các năm, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do khoản phải thu của khách hàng luôn tăng hay nguồn vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Vì vậy, Công ty phải tốn khoản chi phí lãi vay tương đối lớn để vay vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục.
Tình trạng thiếu điện liên tục trong sáu tháng mùa khô năm 2010, ảnh hưởng rất
lớn tới hoạt động sản xuất của các Nhà máy, làm giảm sản lượng và tăng chi phí vận hành. Chất lượng của đội ngũ CB.NLĐ có tiến bộ khá tốt so với trước đây, song
chưa cao, chưa theo kịp yêu cầu phát triển chung của công ty về qui mô và chất lượng hiệu quả công việc.
Mặc dù các định mức chi phí sản xuất đã được tiết giảm khá tốt năm 2010, nhưng khả năng còn có thể giảm nhiều hơn nữa, nhất là nguyên liệu, điện, nước, công suất vận hành thiết bị…trong những năm sắp tới, công ty cần quyết liệt
thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết giảm tối đa chi phí sản xuất để gia tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh lạm phát, giá cả đầu vào tăng cao từ đầu năm 2011. Công ty chưa có kinh nghiệm và cơ hội nghiên cứu, khai thác các bước
sóng của giá cả thị trường để chủ động phát huy các lợi thế có thể sinh lợi đột biến, làm tăng hiệu quả kinh tế cho công ty.
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bỏ vốn ra kinh doanh hay đầu tư cũng mong muốn thu lại được lợi nhuận tối đa. Song, điều đó không đơn giản vì lợi nhuận còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chi phí giá thành, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, hiệu suất sử dụng vốn nhất là yếu tố doanh thu góp phần trực tiếp quyết định lợi nhuận của công ty. Chính vì vậy, khi Công ty muốn tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu và song song đó là hạ thấp chi phí đên mức tối thiểu. Sau đây là một số giải pháp nhằm năng cao lợi nhuận cho công ty:
3.2.1. Mở rộng thị trường nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm
Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các công ty là đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường nhằm tạo điều kiện để tăng lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu trên thì việc trước tiên là công ty phải mở rộng mạng lưới kinh doanh, khai thác và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay, Công ty có ba chi nhánh trực thuộc trong các huyện của tỉnh và trạm ở thành phố Hồ Chí Minh đây là điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc ở rộng mạng lưới kinh doanh và mặt hàng của công ty là các sản phẩm được chế biến từ trái dừa, những sản phẩm đang rất được người tiêu dùng nội địa và nước ngoài ưa chuộng hiện nay.
3.2.2. Tăng doanh thu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm
Doanh thu là yếu tố quan trọng hình thành nên lợi nhuận của công ty vì thế sự thay đổi của doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì doanh thu giảm sẽ làm giảm lợi nhuận và ngược lại, do đó muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu. Để đạt được mục tiêu trên thì trước hết phải đẩy mạnh khối lượng và tốc độ tiêu thụ đồng thời phải xúc tiến các chiến lược kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, công ty cần chú trọng những vấn đề sau:
3.2.2.1. Đẩy mạnh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm
qua ba năm 2008, 2009, 2010 ta thấy khối lượng sản phẩm sản xuất chỉ đạt khoảng 90% công suất thiết kế của dây chuyền công nghệ nhưng vẫn đáp ứng khá đủ nhu cầu của thị trường, do công ty có chính sách hàng tồn kho hợp lý. Tuy nhiên, trong xu thế đô thị hóa như hiện nay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ trái dừa sẽ ngày một tăng lên vì vậy trong thời gian tới công ty phải không ngừng tăng năng suất lao động và công suất của dây chuyền sản xuất để có thể tăng số lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa của công ty trên thị trường. Dựa vào sản lượng sản xuất của các sản phẩm trong ba năm qua ta có thể dự báo được số lượng sản xuất của các mặt hàng này trong năm năm tới (năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015) như sau:
Ta có thể dùng hàm xu hướng Yt = a0 + a1t để dự báo sản lượng sản xuất của mặt hàng than hoạt tính trong thời gian tới.
Trong đó: Yt là sản lượng sản xuất a0, a1 là những tham số
t là thứ tự thời gian qua các năm
Bằng phương pháp bình phương bé nhất ta xác định các tham số a0, a1 qua hệ phương trình sau:
Thông qua hàm xu hướng ta sẽ tiến hành dự báo sản lượng sản xuất trong những năm tới của mặt hàng than hoạt tính như sau:
Bảng 3.1: SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT THAN HOẠT TÍNH
Năm 2008 2009 2010
Sản lượng (tấn) 2.814 2.521 3.931
(Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính)
Dựa vào bảng số liệu trên ta lập được bảng sau:
Bảng 3.2: BẢNG TÍNH CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN
Năm T t2 Yt Yt.t 2008 1 1 2.814 2.814 2009 2 4 2.521 5.042 2010 3 9 3.931 11.793 Tổng 6 14 9.266 19.649 Yt =nao +a1t (*) Ytt=aot +a1t2
Thế vào hệ phương trình (*) ta được:
Giải hệ ta được: a0 = 1.972 ; a1 = 559
Vậy hàm xu hướng sản lượng tiêu thụ than hoạt tính thời gian tới là: Yt = 1.972 + 559*t
Sản lượng sản xuất than hoạt tính trong những năm sắp tới: 2011, 2012, 2013, 2014, 2015:
Bảng 3.3: DỰ BÁO SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT CỦA THAN HOẠT TÍNH
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Sản lượng (tấn) 4.208 4.767 5.326 5.885 6.444
Qua dự báo tình hình sản xuất than hoạt tính ta thấy, sản lượng sản xuất ngày càng tăng vì theo dự báo tình hình tiêu thụ trên thị trường của mặt hàng này trong thời gian tới sẽ có xu hướng tăng lên, đồng thời do nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc tăng năng suất sản xuất sản phẩm là điều tất yếu. Nhưng việc tăng hay giảm số lượng hàng hóa bán ra tùy thuộc vào quá trình sản xuất kinh