Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình biến động lợi nhuận tại công ty cổ phần trà bắc trà vinh (Trang 27 - 31)

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh

1.2.4.1. Ý nghĩa của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

sản xuất kinh doanh càng lớn thì sẽ tạo ra tổng mức lợi nhuận càng nhiều, quy mô sản xuất kinh doanh càng nhỏ thì tạo ra tổng mức lợi nhuận càng thấp.

- Chịu ảnh hưởng bởi chất lượng công tác tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có tổ chức quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Bởi vậy, để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần tính và phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số của hai chỉ tiêu, tuỳ theo mối liên hệ giữa tổng mức lợi nhuận với một chỉ tiêu có liên quan. Do đó, có rất nhiều chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, tùy theo mục đích phân tích cụ thể để tính các tỷ suất lợi nhuận thích hợp.

1.2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

a). Số vòng quay vốn chung

* Vòng quay vốn lưu động: Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản lưu

động của công ty. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản lưu động của công ty tạo được bao nhiêu đồng doanh thu.

Doanh thu thuần Vòng quay TSLĐ =

TSLĐ bình quân Trong đó:

TSLĐ năm trước + TSLĐ năm nay TSLĐ bình quân =

2

* Số ngày luân chuyển TSLĐ: cho biết bình quân công ty mất bao nhiêu ngày

để thu hồi tài sản lưu động. Khi vòng quay TSLĐ càng cao thì số ngày luân chuyển TSLĐ càng thấp và ngược lại.

360 Số ngày luân chuyển TSLĐ =

Vòng quay VLĐ

b). Số vòng luân chuyển hàng hóa

* Vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao

nhiêu vòng trong kỳ để tạo doanh thu.

Doanh thu Vòng quay HTK =

Bình quân giá trị HTK

* Số ngày tồn kho: Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân tồn kho của công ty mất bao nhiêu ngày.

360 Số ngày tồn kho =

Số vòng quay HTK

c). Chỉ số thể hiện tình hình thanh toán

* Kỳ thu tiền bình quân: dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý

khoản phải thu của công ty. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu.

Thời hạn thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc phần nhiều vào chính sách tín dụng như bán chịu, trả chậm của công ty. Nếu thời hạn càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn của doanh nghiệp bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng nhiều. Ngược lại, nếu số thời hạn thu tiền quá ngắn thì sẽ giảm sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn tới giảm doanh thu.

* Thời hạn trả tiền bình quân: dùng thể hiện thời gian thanh toán các khoản

phải trả cho nhà cung cấp của công ty. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thanh toán được khoản phải trả.

Bình quân giá trị khoản phải trả Thời hạn trả tiền bình quân =

GVHB bình quân một ngày

Thời hạn trả tiền của công ty trước phụ thuộc vào chính sách tín dụng của nhà cung cấp, nếu thời hạn trả tiền cao thì công ty có thể chiếm dụng khoản vốn này và giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Ngược lại, nếu thời hạn trả tiền quá ngắn (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản của công ty.

1.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận

a). Doanh thu/ Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa doanh thu và vốn kinh doanh qua đó cho biết một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Doanh thu Tỷ suất doanh thu/ Vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh *100% Bình quân giá trị khoản phải thu Thời hạn thu tiền bình quân =

Nếu tỷ suất càng lớn cho thấy doanh thu đạt được càng cao và vốn kinh doanh tương đối thấp, khi đó lợi nhuận đạt được sẽ càng cao. Nếu tỷ suất quá thấp tức vốn kinh doanh cao hơn doanh thu đạt được, điều đó có nghĩa công ty kinh doanh thua lỗ.

b). Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Nếu tỷ suất mang dấu dương nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn thì lãi càng cao. Nếu mang giá trị âm, công ty kinh doanh thua lỗ.

Tuy nhiên tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này với tỷ số bình quân toàn ngành. Mặc khác, tỷ số này và vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.

c). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông (viết tắt là ROE từ các chữ cái đầu của các từ Return on Equity) là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần của một công ty cổ phần.

Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) =

Vốn CSH *100%

Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Nếu tỷ suất này mang giá trị dương, công ty kinh doanh có lãi; nếu mang giá trị âm, công ty kinh doanh lỗ. Cũng giống như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, nó phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh, ngoài ra còn phụ thuộc vào quy mô sản suất kinh doanh và rũi ro của công ty. Để so sánh chính xác cần so sánh tỷ số này với doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.

Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Nếu ROE > ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để tìm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.

d). Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Hay hệ số quay vòng của tài sản thường viết tắt là ROA từ các chữ cái đầu của các chữ tiếng Anh Return on Assets là chỉ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi của mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) =

Tài sản

*100%

Nếu ROA >0 có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và ngược lại. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào mùa vụ và ngành nghề kinh doanh. Do đó, khi phân tích tài chính doanh nghiệp ta chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình biến động lợi nhuận tại công ty cổ phần trà bắc trà vinh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)