Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình biến động lợi nhuận tại công ty cổ phần trà bắc trà vinh (Trang 60 - 67)

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu và lợi nhuận từ hoạt động này sẽ là lợi nhuận cơ bản nhất của công ty. Lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên chỉ khi công ty ký được nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị lớn làm cho tổng doanh thu không ngừng tăng lên và các khoản giảm trừ không có. Đồng thời, các khoản chi phí hao phí trong công ty được hạn chế một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để phân tích được tình hình biến động lợi nhuận của công ty thì việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty như: doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là điều cần thiết.

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Trương Thị Thanh Nhanh

Bảng 2.9: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008, 2009, 2010

ĐVT: đồng

Năm 2009- 2008 Năm 2010- 2009

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) Doanh thu bán hàng 194.362.736.212 198.655.573.910 216.473.353.203 4.292.837.698 2,21 17.817.779.293 8,97

Doanh thu XK 171.262.736.212 170.936.793.563 198.182.751.415 (325.942.649) (0,19) 27.245.957,852 15,94 Doanh thu nội địa 23.100.000.000 27.718.780.347 18.290.601.788 4.618.780.347 19,99 (9.428.178.559) (34,01) Các khoản giảm trừ 148.500.000 119.000.000 381.000.000 (29.500.000) (19,87) 262.000.000 220,17 Doanh thu thuần 194.214.236.212 198.536.573.910 216.092.353.203 4.322.337.698 2,23 17.555.779.293 8,84 Giá vốn hàng bán 177.261.764.310 178.382.740.087 185.989.443.941 1.120.975.777 0,63 7.606.703.854 4,26 Lãi gộp 16.952.471.902 20.153.833.823 30.102.909.262 3.201.361.921 18,88 9.949.075.439 49,37 Doanh thu HĐTC 1.635.378.676 3.718.946.017 1.917.790.151 2.083.567.341 27,41 (1.801.155.866) (48,43) Chi phí tài chính 1.105.640.308 806.619.312 1.784.744.793 (299.020.996) ( 27,05) 978.125.481 12,26 Trong đó: CP lãi vay 1.105.640.308 806.619.312 1.784.744.793 (299.020.996) (27,05) 978.125.481 21,26

Lợi nhuận từ HĐTC 529.738.368 2.912.326.705 133.045.358 2.382.588.337 49,77 (2.779.281.347) (95,43) Chi phí bán hàng 8.005.097.915 8.219.005.700 9.973.628.421 213.907.785 2,67 1.754.622.721 21,35 Chi phí QLDN 2.817.466.679 3.126.436.730 4.044.295.609 308.970.051 10,97 917.858.879 29,36 LN thuần từ HĐKD 6.129.907.308 8.808.391.393 16.084.985.232 2.678.484.085 43,70 7.276.593.839 82,61 Thu nhập khác 661.047.924 273.758.853 125.269.813 (387.289.071) (58,59) (148.489.040) (54,24) Chi phí khác 22.210.545 - 188.494.419 (22.210.545) (100,00) 188.494.419 100,00

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Trương Thị Thanh Nhanh

Trang 61

Lợi nhuận khác 638.837.379 273.758.853 (63.224.606) (365.078.526) (57,15) (336.983.459) (23,09)

Tổng LN trước thuế 7.298.483.055 11.994.476.951 16.154.805.984 4.695.993.896 6,34 4.160.329.033 34,69 Chi phí thuế TNDN 729.848.306 1.298.054.530 1.935.571.825 568.206.225 77,85 637.517.295 49,11

Lợi nhuận sau thuế 6.568.634.750 10.696.422.421 14.219.234.159 4.127.787.672 62,84 3.522.811.738 32,93

Thông qua số liệu ở Bảng 2.9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho ta thấy tình hình biến động qua các năm 2008, 2009, 2010 như sau:

Trong năm 2009, tổng doanh thu đã tăng lên 198.655.573.910 đồng tức nhiều hơn so với năm 2008 là 4.292.837.698 đồng, tương đương tăng 2,21%. Tuy doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chỉ đạt 170.936.793.563 đồng thấp hơn so với năm 2008 là 325.942.649 đồng, tương đương giảm 0,19% do sản lượng tiêu thụ trong năm giảm, nhưng do doanh thu từ hoạt động tiêu thụ nội địa tăng lên 4.618.780.347 đồng so với năm 2008, tức đạt 27.718.780.347 đồng trong năm 2009. Chính vì vậy đã làm cho tổng lợi nhuận năm 2009 đạt 8.808.391.393 đồng cao hơn 2.678.484.085 đồng so với năm 2008.

Đến năm 2010, tổng doanh thu tiếp tục tăng lên 216.473.353.203 đồng, cao hơn 17.817.779.293 đồng so với năm 2009, tức 8,91%, trong đó doanh thu từ hàng xuất khẩu là 198.182.751.415 đồng tăng 27.245.957,852 đồng so với doanh thu xuất khẩu năm 2009 do thị trường tiêu thụ của công ty được mở rộng dẫn đến sản lượng tiêu thụ của một số mặt hàng chủ yếu của công ty tăng, nhưng trái lại doanh thu bán hàng nội địa lại giảm 9.428.178.559 đồng, tương đương 34,01% so với năm 2009 và cả so với năm 2008. Mặc dù vậy, tổng lợi nhuận mà công ty đạt được vào năm 2010 vẫn cao hơn so với năm trước. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm được chế biến từ trái dừa ngày càng nhiều, cầu lớn hơn cung và do sự biến động của chính sách tỷ giá có chiều hướng tăng và sự điều chỉnh tăng giá bán kịp thời nên làm cho giá bán sản phẩm tăng nên dẫn đến doanh thu tăng.

Các khoản giảm trừ năm 2009 khoản này giảm xuống 119.000.000 đồng so với năm 2008 là 148.500.000 đồng, tương đương giảm 29.500.000 đồng. Điều đó cho thấy được sự cố gắng của công ty trong công tác quản lý chất lượng, mẫu mã của hàng hóa cũng như chính sách kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2010 các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng lên một cách đột biến với con số 381.000.000 đồng, tức tăng 262.000.000 đồng tương đương 220,17% so với năm 2009 do các khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán tăng lên ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Đây quả là vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty trong ngắn hạn và trong dài hạn có thể làm ảnh hưởng đến uy tính của công ty, vì vậy công ty cần tìm biện

Năm 2009 doanh thu thuần mà công ty đạt được là 194.214.236.212 đồng tăng 4.322.337.698 đồng so với năm 2008, đến năm 2010 doanh thu thuần lại tiếp tục tăng lên 17.555.779.293 đồng, tương ứng tăng 8,84% so với năm 2009. Mặc dù các khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 cao hơn các khoản giảm trừ của năm 2009 do sản lượng sản phẩm bán ra và giá bán đều tăng nên dẫn đến tổng doanh thu bán hàng tăng. Vì vậy khi các khoản giảm trừ tăng tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Đối với giá vốn hàng bán của công ty, nhìn chung đều tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần. Cụ thể là năm 2009 giá vốn hàng bán của công ty là 178.382.740.087 đồng chiếm 89,85% trong doanh thu thuần và tăng thêm 1.120.975.777 đồng tương đương tăng 0,63% so với năm 2008 chỉ tiêu này chỉ là 177.261.764.310 đồng chiếm tỷ trọng 91,27% trong doanh thu thuần của năm, đồng nghĩa với việc lợi nhuận của công ty sẽ giảm 1.120.975.777 đồng. Đến năm 2010 giá vốn hàng bán đạt 185.989.443.941 đồng chiếm 86,07% trong doanh thu thuần của năm, tăng 4,26% so với năm 2009, mặc dù tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần từ năm 2008 đến năm 2010 đều giảm nhưng giá trị thực tế của giá vốn luôn tăng, sở dĩ có tình trạng này là do giá vốn tăng tỷ lệ thuận với việc doanh thu bán hàng của công ty. Nguyên nhân của việc giá vốn hàng bán luôn tăng là do sản lượng sản phẩm sản xuất tăng và một số nguyên nhân khác như: khủng hoảng tài chính, lạm phát tăng cao làm cho giá cả các mặt hàng tăng cao nên chi phí đầu vào của sản phẩm tăng lên; thêm vào đó là do nhu cầu tiêu thụ dừa của thị trường thế giới ngày càng cao nên hầu hết các doanh nghiệp đổ xô xuất khẩu dừa thô (vì mặt hàng này không chịu thuế suất khi xuất khẩu) vì tình trạng tranh mua, tranh bán diễn ra thường xuyên thậm chí còn có những tin đồn thất thiệt, sai lệch làm nhiễu lọa thị trường; do Bến tre đưa vào hoạt động nhà máy than hoạt tính công suất 1.500 tấn than/năm. Trong khi đó, lượng dừa khô của Bến Tre xuất thô sang Trung Quốc với số lượng lớn nên làm cho nguồn nguyên liệu dừa thiếu hụt trầm trọng. Chính những nguyên nhân trên đã dẫn đến giá nguyên liệu dừa tăng cao, gây khó khăn cho việc thu mua, dẫn đến một loạt các hệ lụy làm cho giá vốn hàng bán tăng cao, giá bán hàng hóa tăng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, làm giảm doanh thu và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chỉ ở mức tương đối (0,63% so với năm 2008 và năm

2010 là 4,26% so với năm 2009) so với mức tăng trưởng của Công ty nên đây không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Chi phí bán hàng của công ty có chiều hướng tăng, năm 2009 tăng lên 8.219.005.700 đồng (chiếm tỷ trọng 4,14% trong doanh thu thuần) tức tăng 2,67% so với năm 2008 là 8.005.097.915 đồng (chiếm 4,12% trong doanh thu thuần), có nghĩa là lợi nhuận của công ty năm 2009 sẽ giảm 213.907.785 đồng. Năm 2010 chi phí này lại tiếp tục tăng lên 9.973.628.421 đồng tương đương tăng 21,34% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là vì công ty là đơn vị sản xuất sản phẩm chủ yếu xuất khẩu (theo điều kiện CIF, FOB là chủ yếu) nên công ty phải vận chuyển hàng hóa đến tận cảng đi dẫn đến chi phí bán hàng lớn, đồng thời để có thể mở rộng thị trường tiểu thụ, công ty phải tốn chi phí quãng cáo, tiếp thị sản phẩm, chi phí tham gia hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm,…

Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm: tiền lương của bộ phận quản lý, chi đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao, chi phí đào tạo nhân viên,… Do nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã thuê thêm lao động, mua sắm tài sản, dụng cụ văn phòng,… nên chi phí quản lý của công ty ngày một tăng lên, năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 308.970.051 đồng tức tăng 10,97% so với năm 2008. Năm 2010 chi phí này lại tăng lên 917.858.879 đồng (29,36%) so với năm trước đó. Đồng thời tỷ trọng của chi phí quản lý trong doanh thu thuần qua các năm cũng đều tăng, năm 2008 chiếm 1,45%, tăng lên 1,57% năm 2009 và năm 2010 là 1,87%.

Nhìn chung, các khoản chi phí của công ty tăng lên khá cao đây là dấu hiệu không khả quan cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng lợi nhuận. Vì vậy, công ty cần chú trọng hơn đến công tác quản lý chi phí nhằm đưa ra biện pháp tích cực để giảm thiểu hai yếu tố này xuống mức thấy nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng nếu các khoản chi phí này tăng tỷ lệ thuận với doanh thu thì đó không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Tuy nhiên để có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đã phân tích đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta dựa vào Bảng 2.10:

*Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận

Bảng 2.10: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN LỢI NHUẬN

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2009-2008 2010-2009

Các nhân tố làm tăng lợi nhuận 4.322.337.698 17.817.779.293

Do doanh thu bán hàng tăng 4.292.837.698 17.817.779.293

Do khoản giảm trừ giảm 29.500.000 -

Các nhân tố làm giảm lợi nhuận 1.643.853.613 10.541.185.454

Do các khoản giảm từ tăng - - 262.000.000

Do giá vốn hàng bán tăng - 1.120.975.777 - 7.606.703.854 Do chi phí bán hàng tăng - 213.907.785 - 1.754.622.721 Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng - 308.970.051 - 917.858.879

Tổng biến động lợi nhuận từ HĐ SXKD 2.678.484.085 7.276.593.839

Qua bảng số liệu tín toán được (Bảng 2.10) ta thấy:

 Năm 2009 so với năm 2008

Doanh thu bán hàng đóng vai trò quan trọng trong công tác xác định lợi nhuận của công ty vì khi doanh thu tăng sẽ làm tăng lợi nhuận và ngược lại. Cụ thể, năm 2009 khi doanh thu tăng lên 4.292.837.698 đồng so với năm 2008 do sự thay đổi trong kết cấu hàng bán của công ty, tăng sản lượng bán ra của các mặt hàng có giá trị, đồng thời do tăng giá bán các sản phẩm nên đã làm cho lợi nhuận tăng lên đúng bằng 4.292.837.698 đồng. Nhìn chung, tình hình doanh thu của công ty thu được trong năm 2009 có tăng so với năm 2008 nhưng chỉ tăng 2,21% . Vì doanh thu hàng xuất khẩu giảm xuống và các khoản giảm trừ doanh thu có giảm xuống so với năm trước do chất lượng hàng hóa của công ty không ngừng được nâng cao, công ty giao hàng đúng theo những điều khoản trong hợp đồng đã ký kết nên các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại giảm đáng kể, giảm 29.500.000 đồng và dẫn đến làm tăng 29.500.000 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, do các khoản giá vốn hàng bán tăng 1.120.975.777 đồng, chi phí bán hàng tăng 213.907.785 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 308.970.051 đồng (vì tình hình kinh tế không ổn định, lạm phát tăng cao,…đã là cho các khoản chi phí đầu vào của công ty ngày một tăng). Vì vậy đã làm cho lợi nhuận giảm đúng bằng lượng tăng của các khoản chi phí.

 Năm 2010 so với năm 2009

Đến năm 2010, tình hình doanh thu của công ty tăng lên đáng kể tức tăng 17.817.779.293 đồng do sản lượng tiêu thụ và giá bán đề tăng so với năm 2009 nhưng do các khoản giảm trừ đã tăng lên 262.000.000 đồng, cộng với giá vốn hàng bán tăng 7.606.703.854 đồng, chi phí bán hàng tăng 1.754.622.721 đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 917.858.879 đồng, nên ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, làm cho lợi nhuận giảm đúng bằng lượng tăng của các khoản chi phí. Nguyên nhân chung dẫn đến các khoản chi phí tăng cao là trong năm công ty ký được nhiều hợp đồng kinh tế, đòi hỏi công ty phải ở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng sản lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý đều tăng. Riêng đối với khoản giảm trừ doanh thu là do số lượng hợp đồng công ty đã ký kết tương đối nhiều nên ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng theo hợp đồng đã ký, vì vậy nên khách hàng trả lại hàng nên làm cho các khoảm giảm trừ tăng lên khá cao so với năm trước.

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm 2008, 2009 và 2010 cho thấy lợi nhuận chỉ tăng cao khi các nhân tố sản lượng tiêu thụ và giá bán hàng hóa tăng lên, tuy nhiên mức độ tăng của chúng còn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ của thị trường, chất lượng của hàng hóa, đồng thời sự điều chỉnh tăng giá bán phải hợp lý. Song song đó là sự giảm xuống của các khoản chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và các khoản giảm trừ doanh thu giảm xuống sẽ góp phần đáng kể trong việc làm tăng lợi nhuận. Tốc độ giảm này phải thật sự hợp lý, vẫn đảm bảo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng nếu các khoản chi phí này tăng tỷ lệ thuận với doanh thu thì khi đó cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, công ty hoạt động có hiệu quả và lợi nhuận tăng cao sẽ là tất yếu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình biến động lợi nhuận tại công ty cổ phần trà bắc trà vinh (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)