Ngƣời Tày có một nền văn hóa giàu bản sắc truyền thống. Từ thực tế riêng có của đời sống vật chất và văn hóa tinh thần, lớp cha anh đã đúc kết nên những kinh nghiệm sống quý báu, những bài học đạo đức chuẩn mực. Tất cả vốn tri thức ấy đƣợc thể hiện trong các câu thành ngữ, tục ngữ mộc mạc, hoặc câu nói chắc gọn, thể hiện một lối tƣ duy riêng: tƣ duy trực giác và cảm tính. Là nhà văn có ý thức bảo tồn, gìn giữ vốn văn hóa và tri thức dân tộc, Đoàn Lƣ luôn vận dụng các câu thành ngữ, tục ngữ, lối nói dân tộc vào tác phẩm viết cho thiếu nhi. Sự việc bầy cáo phá tổ ong tìm mật ngọt đƣợc tác giả đƣa vào trong tác phẩm Bên dòng Quây Sơn nhƣ một chi tiết thú vị. Sau khi miêu tả tỉ mỉ cảnh bầy cáo lấy mật, tác giả khéo léo dẫn vào câu thành ngữ cửa miệng của ngƣời Tày. “Hân khản tức tó” (Cáo phá tổ ong) hàm ý muốn nói làm việc gì thành công cũng phải đoàn kết và nhẫn nại, dũng cảm. Còn trong cuộc săn hoẵng ngoạn mục, báo Phùng nghe tiếng chó sủa đoán ngay rằng sắp gặp con mồi nhƣng Chẩn chƣa vội bởi: “Báo Phùng nói thật có lí, nhưng hãy chờ đấy, người Tày vẫn thường nói: “Ta thấy ta mới tin” [24, tr.65].Trong Miếng hiểm cuối cùng, ông Loòng sau khi biết mình bị Lâm Tông - thằng học trò bất nghĩa lừa thì lẩm bẩm kết luận bằng câu tục ngữ của Tày Nùng:“Mình đi qua cầu còn nhiều hơn nó đi bộ, ăn muối còn nhiều hơn nó ăn cơm” vậy mà còn để nó lừa”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
diễn tả sự bất ngờ, choáng váng của ông Loòng khi biết tin đó. Lão Lìm khi đánh con hổ bị thƣơng cũng đánh giá đây là con hổ già nhiều kinh nghiệm “chinh chiến”. Bởi nếu là hổ non thì nó đã bỏ cuộc đúng nhƣ câu ngạn ngữ “hổ đau thì hổ chạy”. Ngoài ra, Đoàn Lƣ cũng đƣa vào tác phẩm cả câu tục ngữ bằng tiếng Tày, biểu đạt kinh nghiệm của ngƣời Tày (Những giấc mơ thời thơ ấu): “Nổc ngòi tha, ma ngòi pác” (xem mõm chó, ngó mắt chim),…
Cũng nhƣ nhiều nhà văn dân tộc thiểu số khác, Đoàn Lƣ luôn có ý thức đƣa ngôn ngữ dân tộc mình vào tác phẩm văn chƣơng, bởi đó là thế mạnh mà chỉ có nhà văn “bản địa” nhƣ ông mới có thể phát huy đƣợc một cách tự nhiên và đắc dụng nhất. Ta có thể tìm thấy trong nhiều tác phẩm, những câu văn hoặc từ ngữ của đồng bào Tày đặt xen lẫn với lời kể hay đoạn đối thoại bằng tiếng Việt. Đây là đoạn đối thoại sinh động giữa con yểng thông minh đƣợc dạy nói bằng tiếng Tày với chàng trai ngƣời dân tộc:
“Sau một lúc lưỡng lự, con yểng cất tiếng hỏi anh Thuần bằng tiếng Nùng Tày:
- Kin khẩu xằng? (ăn cơm chưa?)
Anh Thuần cười trừ không đáp, nó lại hỏi tiếp: - Kin khẩu xằng?
Anh Thuần lại cười. Tính anh ta vẫn vậy mà. Khối kẻ cho là khinh người. May mà còn có nụ cười, ánh mắt lúc nào cũng vui vẻ kéo lại. Con Yểng hỏi lại lần thứ ba:
- Lạo có kin khẩu xằng? (Ông anh ăn cơm chưa?)
Chết nỗi anh Thuần vẫn không đáp lễ. Anh không muốn tin ở tai mình, anh thấy lạ quá, chim mà nói sõi tiếng người. Anh đang chủ định mở miệng nói với chú Đỉnh về con yểng thì bất ngờ nó chuyển sang nói bằng tiếng Kinh:
- Ăn cơm chưa? Biết nghe không đấy?
Giọng nói của nó có vẻ kẻ cả. Anh Thuần chột dạ vội lắp bắp trả lời:
- Kin dá! (Ăn rồi). Con Yểng cười khanh khách nghe chừng đắc ý lắm”. [25, tr.60; 61]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tuy nhiên, những đoạn đối thoại nhƣ vậy không nhiều. Đoàn Lƣ chủ yếu đƣa vào tác phẩm của mình những câu thăm hỏi quen thuộc hoặc những tên gọi, những thuật ngữ văn hóa đã ăn sâu trong nếp nghĩ, trong cuộc sống sinh hoạt của bà con dân tộc Tày mà không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ phổ thông (tiếng Kinh). Ông luôn phiên dịch để tránh gây khó dễ cho ngƣời đọc ngoài “kênh” giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc Tày.
Nhà văn cũng đã sử dụng nhiều tên gọi địa phƣơng bằng tiếng Tày để tạo nét riêng cho sáng tác. Những tên gọi, từ xƣng hô: “ké” (ông già, ông cụ); “báo” (anh) xuất hiện trong nhiều tác phẩm. Trong các tập truyện: Kỉ niệm về một dòng sông; Bên dòng Quây Sơn; Những giấc mơ thời thơ ấu và truyện ngắn Chẻo Vần Tu kể chuyện ong là thế giới các loài cá, chim, ong hiện lên phong phú; nhiều loại chỉ có tên gọi bằng tiếng Tày hoặc đƣợc phiên dịch theo tiếng Tày. Ngoài ra, những món ăn địa phƣơng: “khẩu lam” (cơm lam), “coóng phù” (bánh trôi); những tên gọi của giới thực vật: “mạy phéc” (cây thuộc họ trúc), “vì pất” (một giống lúa nếp thơm ngon nổi tiếng của Cao Bằng), “mác kham” (me rừng), các loại nấm rừng: “mạy Pjảo”, “chóp pjảo”… đƣợc nhắc đến một số tác phẩm)…Các vật dụng, vật dụng quen thuộc của đồng bào và thiếu nhi dân tộc: “lù cởi” (gùi hay giỏ lớn), “cọn nặm” (guồng nƣớc), “rù rằng” (hang đá) - cũng xuất hiện trong hầu hết các tập truyện. Ông cũng đƣa vào tác phẩm nhiều từ ngữ là tên địa danh Cao Bằng. Đó là các thị trấn nhƣ: Pác Mjàu (huyện Bảo Lâm)…, Co Xàu (huyện Trùng Khánh)…; các bản Slí Điêng, Tăm Poóng (huyện Hà Quảng)…, thác Bản Giốc, thác Thoong Khoang, vực Lũng Đính, cửa khẩu Pò Peo (Trùng Khánh); hồ Thăng Hen, núi Lụa Pjạ (huyện Trà Lĩnh).; những khu rừng nhƣ: Khuổi Hống, Đông Đăm.., chợ Cấu Lếch… Những địa danh, tên gọi nhƣ thế mang lại phong vị vùng cao, gợi lên cái “bầu khí quyển” cuộc sống và con ngƣời miền núi rất rõ.
Có những đoạn văn, lời thoại tác giả không dùng từ dân tộc nhƣng lối nói khẩu ngữ cũng nhƣ từ đƣa đẩy vẫn gợi lên dấu ấn đồng bào rõ nét. Ví dụ nhƣ đoạn thƣ bố Chẩn gửi cho con trai:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ “Kính gửi con: Nông Chẩn – bản Mjài. Bố đã xin thượng cấp nó cho phép con và mấy thằng con nít ở bản ta giúp nhà nước chuyển hàng, như thế còn đi học được không à?
Bố kí tên.” [24, tr.44].
Ngoài những đặc điểm trên, ta còn bắt gặp trong văn phong của Đoàn Lƣ cách nói, cách thể hiện vừa mang đặc trƣng vùng miền, vừa là nét riêng của nhà văn. Đó là cách nói có phụ từ „không” ở đầu, kết cấu: “không” + một từ hoặc một cụm từ hoặc một mệnh đề đƣợc sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Thứ nhất, dùng với đúng ý nghĩa của phủ định. Vd: “Thằng Biến cấm bọn đàn em khát không được kêu, đói không được khóc, không được huýt sáo, vì như thế cọp sẽ đến vồ” [21, tr.14]“Tự ngàn xưa, ở mảnh đất biên thùy này nếu
không biết võ thì khó lòng sống nổi” [19, tr.16].
Dùng với ý nói giảm, nói tránh, hoặc thể hiện sự khiêm nhƣờng. Vd: “Vóc dáng thầy không cao lớn nhưng toát lên một vẻ khỏe khoắn” [21, tr.77] “Giống ong này không to lắm nhưng hung hăng và tổ rất đông” [19, tr.11]. “Nó ném lên bàn một xấp tiền Trung Quốc lẫn tiền ta. Ông Loòng không lấy làm hài lòng, quát mắng thì nó lại bỏ đi” [19, tr.29].
Để nhấn mạnh, đề cao, khẳng định chắc chắn một điều gì đó. Trong trƣờng hợp này, phủ định luôn mang tính khẳng định. Đây là cách dùng đắc dụng nhất của từ phủ định “không”: Vd: “Lão Phùng ậm ừ định cho qua chuyện nhưng thằng Lại nghĩ khác. Nó không chấp nhận để một dúm người lừa dối dân bản”.
[19, tr.77].“Từ lâu Voỏng vẫn nghĩ không có nơi nào có giống dế mèn to, thiện chiến như ở đây. Ở thế gian này có lẽ cũng không có vùng nào trẻ em chọi dế mèn sành điệu như ở Tả Hoáng” [22, tr.119; 120]; “Sữa bò không còn là thức ăn phổ biến nữa mà là sữa cá voi” [27,tr.12] “Lêna Kitti luôn được mẹ và bà ôm ấp, được ngủ ngon trong lòng mẹ, lòng bà, được nghe những lời ru ngọt ngào
không có thứ gì sánh được” [27, tr.16].
Tác giả dùng nhiều các từ nối, từ đƣa đẩy cũng là cách nói khẩu ngữ thƣờng gặp của ngƣời dân địa phƣơng: “không những”, “không chỉ là”,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ “không hiểu là”, “không rõ là”, “nếu không thì”, “không biết”… Ở mức độ cao hơn, ông đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ với kết cấu từ “không” nhƣ vậy: “Không nói không rằng”; “Không thầy, đố mày làm nên”;
“Cơm không lành, canh chẳng ngọt”; “Chết không kịp ngáp”… (Kỉ niệm về một dòng sông). “Không thầy đố mày làm nên”; trăm nghe không bằng mắt thấy” “khôn không đến trẻ”; “có một không hai”, “nói trước bước không qua”; “Sống không được, chết không xong”, “không ăn không ngủ”; “không thực khó vực được đạo” (Lêna-Kítti), “có một không hai”, “không hơn không kém” (Quái cẩu Pitơchun)…
Bên cạnh từ “không”, Đoàn Lƣ cũng dùng khá nhiều lần các từ phủ định khác nhƣ: “chưa”, “chẳng”, “đâu”, “làm sao”… với kết cấu nhƣ trên. Tuy nhiên, tần suất cũng nhƣ hiệu quả sử dụng mà từ “không” đem lại là nhiều hơn cả. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thống kê số lần xuất hiện của từ “không” ở các tập truyện và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Miếng hiểm cuối cùng: 163 lần/ 96 trang
Tướng cướp hoàn lương: 183 lần/ 87 trang
Ngựa hoang lột xác: 312 lần/ 194 trang
Kỉ niệm về một dòng sông: 164 lần/ 98 trang
Quái cẩu Pi-Tơ-Chun: 228 lần/ 88 trang
Bên dòng Quây Sơn: 294 lần/ 115 trang
Những giấc mơ thời thơ ấu: 375 lần/ 200 trang
Li Kì Xuyên Sơn: 241 lần/ 63 trang
Lêna - Kítti:
Tập 1: 1096 lần/ 293 trang Tập 2: 1738 lần/ 323 trang Tập 3: 1767 lần/ 352 trang
Tuy nhiên, với tần suất sử dụng cao nhƣ vậy, khó tránh khỏi trƣờng hợp dụng ý nghệ thuật đã biến thành phép lặp đơn điệu; trở thành hạn chế trong việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khai thác vốn từ của nhà văn. Việc nhiều trƣờng hợp từ “không” lặp lại khiến cho câu văn, đoạn văn hoặc trang văn thiếu mạch lạc. Có nhiều trang lên tới hơn chục lần, chƣa kể đến từ “không” ở cuối mỗi câu hỏi, giữ vai trò là từ để hỏi mà chúng tôi không tính đến trong thống kê này.
Bộ truyện khoa học viễn tƣởng có tần suất sử dụng từ “không” cao nhất. Nội dung truyện rất cuốn hút nhƣng bạn đọc khá “vất vả” bởi sự lặp lại của ngôn từ, đã xuất hiện tới 2, 3 lần từ “không” trong một câu. Ví dụ: Trong
Lêna-Kítti cô bé siêu nhân:“Để qua được các kì thi thì không dễ dàng như việc học bởi máy tính không biết cảm tình với ai, vả lại lúc này giảng viên
không thể điều chỉnh sinh viên bằng điểm như những thế kỉ trước.” [27, tr.77].
“Họ sẽ không ăn nhiều kẻo không hấp thu được, không khéo lại bỏ dở chuyến đi” [27, tr.133]. Trong Lêna-Kítti – Thiên thần của tình yêu: “Hôm qua trường đại học Âu Lạc cũng phong hàm giáo sư cho nó nhưng nó kiên quyết không nhận bởi nó tự thấy không xứng đáng và không cần thiết vì nó
không giảng dạy cho sinh viên mà thời gian chủ yếu dành cho công việc nghiên và hoạt động sáng tạo khoa học” [28, tr.94]. Cách viết theo lối nói của ngƣời dân địa phƣơng đôi khi khiến cho đoạn văn, câu văn chƣa đƣợc trau chuốt. Việc lặp từ cũng làm giảm sự mạch lạc trong diễn đạt. Hy vọng rằng, trong những sáng tác mới của Đoàn Lƣ, văn mạch ngày càng trôi chảy, từ ngữ ngày càng tinh luyện hơn.
Là nhà văn dân tộc Tày đã sống và tiếp xúc với đồng bào ở nhiều vùng sâu, Đoàn Lƣ có điều kiện làm nên “chất Tày” trong tác phẩm của mình. V
-
; vừa góp phần giữ gìn, bảo lƣu vốn ngôn ngữ này khi tiếng Tày cũng nhƣ nhiều thứ tiếng dân tộc thiểu số khác đang có nguy cơ mai một. Dù không đƣợc đào tạo bài bản về nghề viết văn, song nhờ sự say mê học hỏi và rèn luyện không ngừng, Đoàn Lƣ đã sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả, tạo sự cuốn hút riêng, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, đồng thời thể hiện sự phong phú, giàu có của tiếng Việt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/