Ngôn ngữ giàu chất trữ tình

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 82 - 85)

Có một tấm lòng gắn bó thiết tha với con ngƣời và quê hƣơng vùng cao; cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con ngƣời và tâm hồn trong sáng của tuổi thơ, Đoàn Lƣ đã sử dụng thứ ngôn ngữ phù hợp nhất để miêu tả, diễn đạt trong tác phẩm của mình: ngôn ngữ giàu chất trữ tình.

Đoàn Lƣ dùng nhiều từ ngữ giàu hình tƣợng và biểu cảm để gợi lên vẻ đẹp mộc mạc mà nên thơ, quyến rũ của quê hƣơng vùng cao. Dù chỉ miêu tả một đoạn sông nhỏ (Kỉ niệm về một dòng sông) cũng khiến con ngƣời thƣ thái và say đắm:“Khúc sông này vào mùa xuân phong cảnh thật hữu tình. Nước xanh biêng biếc, ven bờ là những rặng tre rụng lá làm vàng rực cả đôi bờ, tương phản với màu xanh của trời nước thật nên thơ. Những đêm trăng, cảnh cũng rất đẹp, ánh trăng hòa cùng ánh điện của những xóm bản ở đôi bờ lấp lánh cả mặt sông. Ngồi ven sông nhìn trời nhìn nước non sẽ làm tâm hồn ta thảnh thơi,

mơ mộng. Dường như nơi đây chỉ có cuộc sống thanh bình, một vùng biên cương ngàn năm yên ả.” [21, tr.77]. Thiên nhiên cảnh vật vốn đã trong lành, tƣơi đẹp quyến rũ lòng ngƣời, khi đi vào tác phẩm lại đƣợc khoác thêm “chiếc áo” ngôn từ thơ mộng càng trở nên huyền ảo, tinh khôi. Ngôn ngữ giàu chất trữ tình của nhà văn đã đánh thức tâm hồn ngƣời, làm rung lên từng sợi dây cảm xúc: “Dòng sông Bằng sau bản vẫn lặng lẽ trôi. Những doi cát trắng mịn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

màng ven sông vẫn mát như làn da em bé. Khi về đêm ánh trăng vàng vời vợi, bầu trời đầy sao lấp lánh. Cát ở đây trắngsạch, nằm chơi trên cát cũng không sợ bẩn quần áo. Cũng như lòng người vùng cao, những hạt cát trắng

nơi đây đã được cọ rửa kĩ càng nhờ những dòng thác xiết ở thượng nguồn”-

(Ngọt ngào tuổi thơ), [22, tr.117; 118].

Khi miêu tả cảnh đất trời vào xuân, con ngƣời vui hội cùng thiên nhiên tƣơi đẹp, Đoàn Lƣ sử dụng những từ ngữ gợi hình, gợi cảnh: “Bản Noóc Mò

hoa mơ hoa mận nở trắng ngần, hoa đào khoe sắc thắm cùng với những đôi của gái bản H‟Mông. Nam thanh nữ tú múa khèn, chơi pao. Người già

bước đi nghiêng ngả lâng lâng trong men rượu”Hoa núi, [22, tr.49].

Nhờ khắc họa bằng ngôn ngữ giàu chất thơ, chất trữ tình. Những xúc cảm trong tâm hồn ngƣời cũng đƣợc biểu hiện sống động và thật đẹp. Nhà văn ghi lại tâm trạng của anh Chẩn (Bên dòng Quây Sơn) ngày trở về: “Tuổi thơ xôn xao trong lòng anh khi nhìn thấy dòng sông xưa. Lão Dìn không còn nữa, nhưng anh thấy hình như lão vẫn sống, đang thong dong xuôi mảng theo dòng nước biếc đi về phía chân trời. Lão Dìn là người đầu tiên chắp cho anh đôi cánh để anh bay cao, bay xa như con đại bàng đến mọi phương trời xa” –, [24, tr.110]. Chất trữ tình trong ngôn ngữ nghệ thuật của Đoàn Lƣ đã tạo dƣ vị sâu lắng trong tâm hồn ngƣời đọc.

Ngôn ngữ giàu chất trữ tình là chất liệu chính làm nên những đoạn trữ tình ngoại đề trong tác phẩm của Đoàn Lƣ, đem đến cho ngƣời đọc cảm nhận thấm thía, sâu sắc và lắng đọng về kỉ niệm tuổi thơ, về tình yêu quê hƣơng: “Những hồi ức thời niên thiếu cứ hiển hiện trong đầu rõ mồn một, nhiều kỉ niệm đúng là những viên ngọc lung linh huyền diệu, nhưng có kỉ niệm lại là những viên ngọc đã hóa đá. Bước chân đã đến nhiều ngả, lồng ngực đã hít thở không khí ở những nơi xa lạ, đã ăn cơm, uống nước ở những góc biển chân trời nhưng quê hương vẫn hơn tất cả, vẫn đẹp hơn tất cả”. [24, tr.112].

Trong văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lƣ, chất trữ tình thƣờng gia tăng trong những đoạn văn thể hiện niềm xót xa thƣơng cảm hay “một niềm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ day dứt chân thành” của nhà văn trƣớc bức tranh cuộc sống còn nhiều khốn khó của đồng bào và trẻ em miền núi: “Đất đai đấy, rừng núi đấy, một huyện mà mênh mông bằng cả tỉnh miền xuôi, nhưng bao đời nay, cái đói, cái nghèo vẫn đeo đuổi những người dân lam lũ ở đây. Đói rách, bệnh tật là bạn của đồng bào. Nhiều đứa trẻ nghĩ đến việc học hành cứ xa vời vợi như trong giấc mơ”- Con Mốc của bác Luồng, [20, tr.6]. Đồng cảm với nỗi khổ và cái nghèo, cái đói của đồng bào, ông đã miêu tả một cách chân thực cái bản Mông Ón nghèo xác xơ của cậu bé Hầu A Khiao, trong Hạt giống bản H’Mông. Chất trữ tình vẫn thấm đƣợm trong những câu văn đƣợc viết lên bằng ngôn ngữ của lòng trắc ẩn: “Bản nằm chênh vênh bên sườn núi với khoảng hai chục nóc nhà tranh vách nứa sơ sài. Khách từ xa đến cứ ngỡ rằng đây là trạm dừng chân của người H‟Mông trên con đường dài dằng dặc đi tìm no ấm. Gà, lợn, trâu, bò thả rông, chó săn, chó lớn, tụ tập thành bầy. Đàn bà con gái suốt ngày dán mặt vào những sườn núi dốc, tận dụng từng hốc đất tra bắp, trồng lanh. Đàn ông lặn lội khắp các ngả rừng, ngọn núi săn thú, tối quây quần bên những vò rượu mua vui chứ không biết làm gì khác” [20, tr.65;66]. Trong Những mạch nước

là bản Slí Điêng “cao ngang trời” của Lỳ Sang triền miên trong nỗi khổ:

“Cuộc đời của người H‟Mông có nhiều nỗi khổ, nhưng thiếu nước ăn là nỗi khổ triền miên(…). Nước ở đây hiếm hoi đến vậy mất mùa là chuyện bình thường. Người dân ở đây cực kì mến khách, nhưng khi có khách lạ đến nhà cũng chỉ làm thêm một việc đó là đổ thêm nước vào nồi cháo ngô” [20, tr.71].

Ngôn ngữ trữ tình còn giúp Đoàn Lƣ thể hiện sự tiếc nuối khi thấy những giá trị của truyền thống có nguy cơ bị mai một, phôi pha hay trôi vào quên lãng:“Lũng Lầu (…) không còn tiếng chim ri ríu rít gọi đàn, chim sẻ núi cũng thưa thớt. Trên những đồng cỏ, trâu bò đang mải miết ăn nhưng không còn những con sáo lẽo đẽo sau trâu tìm bắt cào cào, trên lưng trâu bò không có bóng dáng những con sáo đậu thảnh thơi. Cây gạo ven đường trụi sạch lá, qua Tết sẽ nở bừng những bông hoa như ngọn đuốc nhỏ nhưng thiếu vắng những con quạ khoang, những con sáo đen xòe đôi cánh điểm trắng nhào lộn. Cuộc sống dường như tẻ nhạt hơn” [24, tr.115]. Đoạn văn trữ tình trên đặt trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mạch suy tƣởng của Chẩn khi đã là ngƣời trƣởng thành, trở lại quê hƣơng thời niên thiếu. Nhà văn đã dành cả một mục cuối của cuốn truyện vừa Bên dòng Quây Sơn với tên gọi “Nuối tiếc tuổi thơ”” để nhân vật trở về, ngậm ngùi, tiếc nuối, ôn lại kỉ niệm xƣa. Bao trùm cả chƣơng truyện, từ trang 109 đến 118 là ngôn ngữ và giọng văn trữ tình đƣợm buồn man mác, nhƣ đoạn nhạc trầm sau khúc dạo tƣơi vui hăm hở (miêu tả những hoạt động trẻ thơ sôi nổi trên sông nƣớc Quây Sơn và núi rừng thân thuộc). Ngôn ngữ trữ tình là công cụ hữu hiệu để tác giả thể hiện ý đồ nghệ thuật: vừa để cho các em sống trọn vẹn với thế giới tuổi thơ “một đi không trở lại”, vừa lƣu giữ trong lòng ngƣời đọc những xúc cảm nhân văn. Độc giả sẽ cùng nhà văn trân trọng, nâng niu những dấu ấn, kỉ niệm đẹp thuở thiếu thời.

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)