Những “cuốn sách nhỏ” nuôi dưỡng “tâm hồn lớn”

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 64 - 70)

Khi viết cho các em, có lẽ mỗi nhà văn đều tìm thấy ý nghĩa cho ngòi bút. Bởi hơn ai hết, chính nhà văn là ngƣời hiểu rõ thiên chức của mình không chỉ dừng lại ở vai trò “ngƣời làm nghệ thuật”. Trong mỗi tác giả phải có một nhà tâm lí, một ngƣời bạn thân thiết và hơn cả là nhà giáo dục đầy thiện chí để hƣớng đến mục tiêu giáo dục đạo đức và nhân cách cho các em; để đƣa các em về cội nguồn của dân tộc, về Chân - Thiện - Mĩ, về những điều nhân văn, nhân bản. Với quan niệm một cuốn sách nuôi dƣỡng tâm hồn cũng quan trọng nhƣ cuốn sách bồi dƣỡng kiến thức. Đoàn Lƣ đã để lại hàng trăm trang viết trữ tình - những trang văn đẹp về con ngƣời, quê hƣơng, đất nƣớc trƣớc hết để mở rộng và nuôi dƣỡng tâm hồn thiếu nhi. Độ tuổi của các em trong sáng lắm, bởi thế những gì mà ông thể hiện trong trang sách chính là sự định hƣớng cần thiết.

Đoàn Lƣ đã nuôi dƣỡng tình yêu thiên nhiên cho các em bằng những trang miêu tả thiên nhiên thơ mộng và gần gũi. Đây là khung cảnh bên dòng sông Bằng:“Mùa đông, dòng sông Bằng quê tôi mới thật đẹp bởi nước trong xanh văn vắt, nước qua ghềnh chảy rì rào. Những hòn cuội ven sông tẩm đầy bùn, mùa lũ dịp này lâu không có mưa nên màu trắng xóa. Những chú chim chìa vôi mình loang vết trắng đen đuôi luôn cử động nâng lên hạ xuống thẩn thơ đi dọc mép nước vừa chơi vừa kiếm ăn. (…). Khi mùa xuân đến cơi ra hoa nhú lá. Giữa mùa xuân là hoa gạo. Chim sáo bay đến thành bầy. Chúng nhảy nhót, nhào lộn, chuyện trò râm ran, những đôi cánh với những đốm lông trắng xen màu hoa gạo đỏ lúc xòe lúc cụp trông như bộ váy của những cô gái H‟Mông xuống chợ phiên” [25, tr.200; 201].

Khung cảnh thiên nhiên vùng cao ôm ấp lấy bản làng miền núi dù đơn sơ, giản dị cũng tác động đến cảm xúc, tâm hồn thiếu nhi. Đoàn Lƣ đã đƣa vào tác phẩm của mình hình ảnh những ngôi làng, những bản nhỏ yêu dấu với chi tiết đặc trƣng mang hơi thở cuộc sống nơi đây. Bởi vậy, yêu thiên nhiên, yêu quê hƣơng làng bản, các em thiếu nhi sẽ biết nhớ, biết thƣơng, biết quý những gì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gắn bó. Cậu bé nhân vật “tôi” (Chân trời rộng mở) dù đƣợc bố thƣởng một chuyến du lịch xuống thủ đô giàu đẹp nhƣng vẫn không nguôi nhớ cái bản nhỏ của mình. Em nghe tiếng gà gáy lẻ loi trầm trầm ở thủ đô mà nhớ tiếng gà gáy râm ran cả một vùng; nhớ vô cùng tiếng cối giã gạo “út…bụp…xòa”; nhớ tiếng chim quenh quý não ruột giữa đêm khuya. A Sung (A Sung) ƣng mái trƣờng nội trú vì nó nằm ở gần núi (nhƣ núi quê em). Không chỉ nhớ ngƣời thân, “thời gian đầu nó rất nhớ món “pá cử” (bột ngô đồ chín) mà tổ tiên người H‟Mông đã truyền lại cho con cháu” dù đó chỉ là món cháo ngô của quê nghèo. Lỳ Sang

(Những mạch nước) đi học nhƣng trăn trở nhớ nỗi khổ thiếu nƣớc của đồng bào H‟Mông, của bà con bản Slí Điêng. Hầu AkhiAo (Hạt giống bản Mông)

đƣợc học trƣờng vùng cao Việt Bắc cũng “không sao quên được cái bản Mông Ón nghèo xác xơ của mình”. Anh Voỏng (Ngọt ngào tuổi thơ) lại nhớ xốn xang bản Tả Háng với trò chọi dế Mèn. Bởi thế trong mùa hè cuối cùng của đời sinh viên, anh nôn nóng muốn “Ra bờ sông đào dế mèn cũng lũ trẻ chăn trâu, sẽ tổ chức một cuộc chọi dế ra trò, lần cuối tắm mình trong ngọt ngào tuổi thơ” [22, tr.136]. Nhƣ vậy, qua nỗi lòng tâm trạng của các nhân vật (trong đó có cả những ngƣời lớn đã đi xa, đã “bay ra trời rộng” nhƣ Chẩn (Bên dòng Quây Sơn); ngƣời bác sĩ (Kỉ niệm về một dòng sông), những tác phẩm văn học của Đoàn Lƣ đã khơi dậy và nuôi dƣỡng tình yêu quê hƣơng của các em thiếu nhi. “Tâm hồn nhỏ không giữ đƣợc tình yêu lớn”. Nhƣng tình yêu lớn muốn có đƣợc bắt đầu từ sự rung động, yêu mến và cảm nhận thiêng liêng với những gì gần gũi, thân thuộc nhất. Với quan niệm đó, Đoàn Lƣ đã nhẹ nhàng vun đắp tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc từ tình cảm gắn bó với cuộc sống hàng ngày bình dị của các em.

Bởi mong muốn thiếu nhi có đời sống tâm hồn giàu có, phong phú hơn nên khi ghi lại những kỉ niệm của tuổi thơ, Đoàn Lƣ không chỉ có mục đích ghi lại những kỉ niệm của cá nhân mình. Một cách chân thành và thiện chí, ông muốn đánh thức tâm hồn, tình yêu cuộc sống nơi các em. Ba tập truyện Bên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dòng Quây Sơn; Kỉ niệm về một dòng sôngNhững giấc mơ thời thơ ấu là những cuốn sách nuôi dƣỡng tâm hồn, tình cảm thật sâu sắc. Ở đó, các em đƣợc tắm mình trong những trang văn thơ mộng về cảnh vật quê hƣơng; đƣợc tiếp xúc với những con ngƣời vất vả lam lũ của cuộc sống đời thƣờng nhƣng lại là những nhân cách đáng trọng; đƣợc gặp gỡ những bạn nhỏ đáng mến. Cùng nhà văn hồi tƣởng và lƣu giữ những kỉ niệm của quá khứ một đi không trở lại, các em sẽ thấy thêm tự hào và tin yêu cuộc sống. Từ kỉ niệm của bản thân, ông đã giúp cho thiếu nhi thấy yêu hơn tuổi thơ đang có của mình; giúp các em bồi dƣỡng xúc cảm đẹp từ những trang văn.

Mối quan hệ gần gũi, thân thiết với thế giới tự nhiên - thiên nhiên của các em thiếu nhi còn đƣợc thể hiện qua tình cảm với vật nuôi, muông thú. Nhƣ con Mốc đƣợc dạy dỗ tử tế nên biết gọi ngƣời và tự nguyện cứu chị Phìn dƣới hang sâu (Con Mốc của bác Luồng); quái cẩu Pi-Tơ-Chun (Quái cẩu Pi-Tơ-Chun)

biết phân biệt thiện ác và chỉ phục tùng ngƣời chủ tốt. Nó cũng rất nhanh trí và không quản hiểm nguy cứu chủ. Sau này trở nên nổi tiếng, thành “quái cẩu”, nó vẫn luôn nhớ về quê hƣơng và ông bà chủ quá cố với tấm lòng thành kính. Song xúc động nhất có lẽ là mối quan hệ “kiềng ba chân” giữa lão Sửu, thằng Côi và thằng Cút (Kiềng ba chân) - hai con ngƣời khốn khổ với con chó trung thành biết đi kiếm ăn cho chủ khi chủ gặp khó khăn. Sống với những con ngƣời nghèo đói nhƣng chân chính, chó Cút cũng có hành vi đạo đức mẫu mực. Nó thà nằm phục, cắp rổ ăn xin chứ không trộm cƣớp của ngƣời ta. Nhiều chú chim nhỏ đáng yêu cũng tìm đƣợc chủ tốt là những cậu bé hiền lành biết yêu thƣơng chăm sóc chúng nhƣ chim sáo nhỏ “tí teo” và cậu chủ Nguyện (Mơ ước tốt lành); Vẹt xám với cậu chủ Tâm (Chuyện anh Vẹt xám);… Bên cạnh thế giới vật nuôi quen thuộc, Đoàn Lƣ đƣa vào tác phẩm của mình loài vật đặc biệt khác. Đó là những chú cá heo không sống trong nhà cùng con ngƣời nhƣng lại là sự thể hiện cao nhất cho mối quan hệ gắn bó giữa con ngƣời và loài vật. Trong 3 tập tiểu thuyết Lêna-Kítti, cá heo là đối tƣợng nghiên cứu khoa học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhƣng tác giả trân trọng loài vật này ở những phẩm chất đáng quý: Cá heo biết cứu ngƣời đi biển, biết dự báo động đất, sóng thần, núi lửa để giúp con ngƣời phòng tránh thiên tai. Bên cạnh những con ngƣời hết lòng vì khoa học, cống hiến chân thành nhƣ Siêu nhân, Đi-Vi, lão Bân, Ju-Li… là hình tƣợng những chú cá heo dễ thƣơng nhƣ: Pi, Tu Ta và đồng loại của mình đã trở thành “ngƣ viên” đắc lực của tập đoàn Xuyên Đại Dƣơng. Những chú cá heo đó đã hết lòng cộng tác với loài ngƣời, làm việc một cách tự nguyện cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Qua thế giới nhân vật đáng yêu, đáng trân trọng ấy, bạn đọc nhỏ tuổi sẽ tìm thấy cho mình tình yêu với loài vật, mở lòng với thế giới tự nhiên. Tác phẩm của Đoàn Lƣ đã cho thấy mối quan hệ giữa con ngƣời và loài vật không đơn thuần là quan hệ giữa con ngƣời với vật nuôi. Đó là sự tƣơng tác giữa tình cảm với tình cảm; sự yêu thƣơng và tình yêu thƣơng. Vì thế, đây cũng là cách để thiếu nhi nuôi dƣỡng những tình cảm hiền hậu, tốt lành.

Yêu thiên nhiên và thế giới tự nhiên đồng nghĩa với việc nuôi dƣỡng tâm hồn trong trẻo, thuần khiết của tuổi thiếu nhi; để các em đƣợc sống đúng với lứa tuổi hồn nhiên của mình. Song hồn nhiên không có nghĩa là vô tâm, chỉ biết yêu và mơ mộng với những gì đẹp đẽ thôi chƣa đủ. Nhiều tác phẩm của Đoàn Lƣ giúp các em mở lòng với những số phận không may mắn, với: nỗi bất hạnh mồ côi của thằng Côi (Kiềng ba chân); nỗi đau vì chất độc da cam tàn phá cơ thể của bé Trà My (Cô bé nhặt hoa rụng); nỗi khổ vì bị hắt hủi, xa lánh do hủ tục miền núi nghi có ma gà của Cái Na (Ma gà); em Triệu Thị Sinh lại là nạn nhân đặc biệt hơn vì bị chính gia đình mê muội của mình làm cho trở thành con nghiện (Tuổi thơ oan nghiệt); cái Hảo phải bỏ dở việc học vì bố nó nghiện ma túy (Tấm lòng bè bạn); bé Mỉ xinh đẹp đáng yêu nhƣng mới chào đời đã bị đục thủy tinh thể, chỉ đƣợc nhìn cuộc sống qua lời kể của anh trai (Hoa núi);...

Những tác phẩm, những câu chuyện của Đoàn Lƣ đã trở thành đƣờng dẫn kết nối các em thiếu nhi với biết bao số phận quanh mình. Bên cạnh việc sẻ chia với bạn bè gần gũi, tác giả hƣớng các em tới sự cảm thông, chia sẻ với nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngƣời khác. Cậu bé Hầu A khiAo biết thƣơng cô giáo Băng vất vả bám trƣờng dạy học, cảm phục cô ở sự hi sinh (Hạt giống bản Mông); A Sung thƣơng bà bị thím dâu hắt hủi, ghẻ lạnh (A Sung); Chẩn và ngƣời dân bản Mjài thấy lão Dìn bị thọt một chân song “không ai lại chọc vào nỗi đau của người tàn tật”

(Bên dòng Quây Sơn). Hƣớng tấm lòng mình đến các em thiếu nhi miền núi còn nhiều khốn khó, từ dân tộc Tày, Nùng, cho đến H‟Mông… nhƣng Đoàn Lƣ quan tâm hơn đến những thiệt thòi, thiếu thốn của đồng bào và thiếu nhi dân tộc Mông. Ông nhận thấy: “Người H‟Mông bao đời nay hiếm có ngày vui. Cả cuộc đời họ là những ngày lam lũ. Người H‟Mông khổ từ tấm bé đến hết đời”

[19, tr.83]. Nhƣ vậy, nhà văn đã làm một phép nối giữa những số phận lại với nhau nhờ tình yêu thƣơng. Đồng cảm với nhân vật trong truyện, các em sẽ biết cảm thông, chia sẻ với bạn bè và những ngƣời sống xung quanh. Bởi không phải ai sinh ra cũng có đƣợc cuộc sống êm đềm, may mắn. Từ suy nghĩ và hành động yêu thƣơng chân thành, thiết thực, các em cũng sẽ hiểu đƣợc và trân trọng hơn những giá trị cuộc sống mình đang có. Tâm hồn các em vì thế mà rộng mở, nhân ái hơn.

Lòng biết ơn cũng là một nét đẹp tâm hồn, là phẩm chất cao quý mà Đoàn Lƣ muốn nuôi dƣỡng ở thiếu nhi. Thông qua những tấm gƣơng cha anh nghĩa hiệp vì cộng đồng; những thiếu nhi quả cảm nhƣ Chẩn và báo Phùng, các em sẽ nhận thức đƣợc cuộc sống này nhờ lớp ngƣời đi trƣớc gây dựng, gìn giữ. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần biết ơn những ngƣời đã động viên, chắp cánh đƣa ta đến thành công. Chẩn trở về Quây Sơn. Lão Dìn không còn nữa nhƣng anh đến mộ “thắp nén nhang để báo tin anh đã lành lặn trở về và là người tri thức đầu tiên ở bản”. Bởi lão là “người đầu tiên chắp cho anh đôi cánh để anh được bay cao bay xa” [24, tr.110].

Những trang văn của Đoàn Lƣ đã giúp cho độc giả thiếu nhi từ miền xuôi đến miền ngƣợc, từ thành thị đến nông thôn thêm hiểu biết và xích lại gần nhau. Các em hiểu thêm đƣợc nhiều hoàn cảnh khó khăn để trân trọng cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sống, yêu thƣơng con ngƣời; biết thêm đƣợc nhiều gƣơng giỏi giang để nỗ lực cố gắng; mỗi sáng thức dậy thấy thiên nhiên tƣơi đẹp và gần gũi, thấy những ngƣời sống xung quanh trở nên thân thiện, thấy tâm hồn rộng mở và tràn ngập tin yêu. Từ đó, các em sẽ hình thành lòng biết ơn chân thành với những gì đƣợc đón nhận. Nhƣng nếu chỉ thế thôi chƣa đủ. Tác phẩm văn học của Đoàn Lƣ còn chở nhiều khát vọng. Ông đã cho các em thể hiện một cách chân thành và hồn nhiên những mơ ƣớc của mình: từ những mơ ƣớc nhỏ bé nhƣng đáng quý nhƣ Hầu A KhiAo (Hạt giống bản H’Mông) cố gắng trụ học để “sau này thay cô Băng đem cái chữ về cho dân bản”; A Sung (A Sung)mơ ước trở thành thày giáo dạy học như thầy Vỹ”; đến cô bé nghịch ngợm (Tôi trở thành võ sĩ) với mơ ƣớc táo bạo “trở thành phi công dù tôi chỉ là đứa con gái của một tỉnh vùng cao”. Chẩn (Bên dòng Quây Sơn) và Định (Kỉ niệm về một dòng sông)

thì đã thực hiện đƣợc mơ ƣớc của mình. Định là bác sĩ còn Chẩn là một chuyên gia điện tử có nhiều đóng góp cho cách mạng nƣớc nhà. Sau khi tu nghiệp nƣớc ngoài trở về, anh công tác tại học viện kĩ thuật quân sự. Những cậu bé của làng, của bản nay “như con đại bàng bay đến mọi phương trời xa”… Đoàn Lƣ và tác phẩm văn học của ông đã trân trọng nhen lên từng ý tƣởng, dự định; giúp thiếu nhi dân tộc thiểu số không ngừng nuôi dƣỡng và thực hiện ƣớc mơ thành ngƣời có ích, cho dù cuộc sống và điều kiện học tập của các em thiệt thòi, khó khăn hơn bạn bè cả nƣớc.

Những ƣớc mơ nhƣ thế cần đƣợc thắp lên mỗi ngày. Nhƣng cao hơn ƣớc mơ, đó chính là khát vọng. Bộ truyện viễn tƣởng của Đoàn Lƣ đã truyền tới các em khát vọng đƣợc khẳng định mình ở một tầm cao và xa hơn. Việc cô bé siêu nhân mang trong mình nguồn gen của bố là nhà khoa học Nga, mẹ là ngƣời Nhật Bản song đƣợc sinh ra ở Việt Nam, do ngƣời mẹ Việt Nam là bác sĩ Lê Minh mang nặng đẻ đau chứng tỏ nguồn gốc Việt Nam của siêu nhân đƣợc khẳng định hơn cả. Bởi thế, xuyên suốt lộ trình khoa học đạt nhiều thành công, siêu nhân đƣợc nhắc đến nhƣ niềm tự hào của dân tộc Việt. Phải chăng nhà văn đã gieo vào lòng bạn đọc thiếu nhi niềm tin về sự tỏa sáng của dòng giống “con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Rồng cháu Tiên” trên trƣờng quốc tế? Xƣa ta tự hào về truyền thống đánh giặc cứu nƣớc của cha ông. Lớp thiếu nhi tài giỏi để lại tên tuổi sáng ngời nhƣ: Kim Đồng, Lê Văn Tám,… Thời đại ngày nay đòi hỏi mỗi cá nhân không đƣợc bằng lòng hƣởng thụ thành quả cha anh để lại. Đã có những ngƣời con ƣu tú làm vẻ vang dân tộc khi tuổi đời còn trẻ: Lê Bá Khánh Trình,… (toán học); Đặng Thái Sơn,… (âm nhạc); Nguyễn Ngọc Trƣờng Sơn, Lê Quang Liêm, Nguyễn Anh Khôi, Nguyễn Thúy Hiền (cờ vua-thể thao). Song sức mạnh Việt Nam đâu chỉ dừng ở đó. Chúng ta cần đi tiếp trên hành trình khoa học, âm nhạc, thể thao, văn học nghệ thuật v.v…Câu chuyện về cô bé siêu nhân ngƣời Việt chinh phục đỉnh cao khoa học trong tác phẩm của Đoàn Lƣ có ý nghĩa đánh thức lòng tự hào dân tộc ở thanh thiếu niên thời đại mới. Các em cần mơ ƣớc và dám hành động để khẳng định mình, chinh phục những đỉnh cao; đặc biệt là đỉnh cao khoa học, lĩnh vực mà tuổi trẻ Việt Nam cần nhiều cố gắng.

Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lƣ không chỉ là những cuốn sách giải trí mà thực sự là những cuốn sách nuôi dƣỡng tâm hồn. Bằng tác phẩm của mình, ông đã dạy các em biết cảm nhận cuộc sống; biết yêu thƣơng con ngƣời; biết trân trọng và cảm ơn những gì đƣợc trao nhận; biết “gieo hoài bão và nuôi hi vọng”. Đây là hành trang quý giá đối với các em trên hành trình cuộc đời.

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 64 - 70)