Những bài học giáo dục kĩ năng sống

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 70 - 128)

Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp” [3, tr.8]. Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đƣợc tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Môn Ngữ văn và các tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi đều có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Mỗi tác phẩm văn học đều có khả năng giúp các em “yêu đời, yêu cuộc sống và lớn lên thêm một chút” (Phạm Văn Đồng). Trong tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở (Tài liệu dùng cho giáo viên, Bộ GD&ĐT, 2010, NXB

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giáo dục), tác phẩm văn học dành cho lứa tuổi học sinh: “phải là những tác phẩm có thể giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người; đồng thời là những tác phẩm có tính chất giáo dục thẩm mĩ, bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách” [3, tr.38]. Xét từ những yêu cầu trên, có thể thấy tác phẩm của Đoàn Lƣ đã tích hợp những bài học giáo dục kĩ năng sống thiết thực với thiếu nhi, học sinh.

Không khai thác chất liệu từ đời sống học đƣờng của thiếu nhi nhƣ: nét hồn nhiên tinh nghịch “nhất quỷ nhì ma” hoặc các câu chuyện „tuổi hồng”, Đoàn Lƣ viết về cuộc sống học tập, lao động của những nhân vật thiếu nhi “sinh ra từ làng”, “bƣớc ra từ núi” thành thạo nhiều kĩ năng thực tế. Nhân vật thiếu nhi của ông “hiếu động nghịch ngợm mà giỏi giang nhanh nhẹn” (thằng Biến - Kỉ niệm về một dòng sông); có tài lẻ và sự đảm đang tháo vát (A Sung -

A Sung). Tuy nhỏ tuổi, nhƣng em “biết vào rừng hái măng, hái nấm, tích cực trồng rau xanh giúp nhà trường”. Thằng Ba (Con Sáo của thằng Ba) có tài nuôi sáo. Định (Kỉ niệm về một dòng sông) thành thạo công việc chài lƣới, bắt cá, am hiểu đời sống sông nƣớc do đã học đƣợc từ bố và ngƣời lớn trong bản.v.v. Qua những nhân vật thiếu nhi quen lao động, thạo việc, tháo vát, chăm chỉ nhƣ thế, nhà văn đã giúp các em nhận thức về giá trị và niềm vui trong lao động. Thông qua những nhân vật là bạn nhỏ vùng quê, độc giả thiếu nhi còn nhận thức đƣợc và biết quý trọng những bàn tay lao động đã xây dựng nên tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời. Từ đó các em ý thức và xây dựng đƣợc thói quen, trách nhiệm lao động trong cuộc sống.

Cách nhìn nhận, đánh giá bạn bè cũng đƣợc Đoàn Lƣ chuyển đến các em qua trang viết. Ông muốn mang đến cho các em một quan niệm sống cởi mở, tôn trọng cá tính: ai cũng có điểm mạnh để ta học hỏi, có tính tốt để ta noi theo; không nên đánh giá bạn bè một cách phiến diện qua vẻ bề ngoài hay chỉ qua sách vở, trên lớp. Những bài học đó đƣợc chuyển tải trong nhiều tác phẩm. Với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kỉ niệm về một dòng sông, ông gửi gắm thông điệp: “Ba người bạn đường thì hai người kia là thầy của mình” [21, tr.76].

Những vấn đề văn hóa đƣợc phản ánh trong nhiều tác phẩm của Đoàn Lƣ (Bên dòng Quây Sơn; Những mạch nước; Chân trời rộng mở,…) có tác dụng bồi dƣỡng kiến thức và giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc và quê hƣơng cho các em; giúp các em biết trân trọng văn hóa truyền thống và tiếp thu cái mới. Bộ tiểu thuyết khoa học viễn tƣởng Lêna-Kítti cho các em nhận thức về giá trị của ngôn ngữ, chữ viết; biết cách ăn uống khoa học; trân trọng và góp phần gìn giữ giá trị gia đình. Từ hành vi, thái độ của các nhân vật trong trang sách, các em sẽ nhận thức đƣợc những hành vi sai, đúng trong cuộc sống hàng ngày để hình thành hành vi đúng.

Một tác phẩm đứng trƣớc yêu cầu của cuộc sống hiện đại không chỉ nói chuyện đạo đức mà còn cần phải trang bị cho các em những kiến thức kĩ năng nhất định. Ở lĩnh vực này, Đoàn Lƣ đóng vai trò là ngƣời thầy giàu kinh nghiệm chỉ dạy các em bằng trải nghiệm, hiểu biết của mình. Thông qua nhân vật Chẩn (Bên dòng Quây Sơn), nhà văn truyền cho thiếu nhi bí quyết học tập hiệu quả mà tiết kiệm thời gian. Đó là cách học tập trung ghi nhớ trên lớp, hình dung lại bài giảng trong đầu trên đƣờng về để ôn lại bài học, không học thuộc máy móc. Cách thức mà cậu bé Chẩn đã “ứng biến” vừa để tiết kiệm thời gian học bài hiệu quả, vừa đỡ sợ trên đƣờng vắng thật hiệu quả. Hoặc qua cách học coi “trƣờng học nhƣ là sân chơi” của cô bé siêu nhân Lêna, Đoàn Lƣ chỉ ra cho các em biết cách giảm bớt căng thẳng trong học tập, tìm ra cách học hợp lí, giảm áp lực điểm số, chú trọng nhận thức thực tiễn. Từ nhận thức“nên khép dần vào khuôn khổ của tổ chức tập thể”, để dẫn đến sự thành công của quái nhân Ju-Li (Lêna-Kítti), ông gián tiếp phổ biến cho các em những kĩ năng hoạt động nhóm: phân chia công việc theo năng lực và sở trƣờng; tôn trọng ý kiến và giải pháp cá nhân trên tinh thần tập thể; tham khảo ý kiến của nhóm bạn.v.v… Qua nhân vật Lỳ Sang (Những mạch nước), tác giả hƣớng các em

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đến kĩ năng giải quyết công việc theo một cách khác. Đó là sự bình tĩnh, tự tin, tự chủ, không nao núng trƣớc khó khăn. Cái cách mà cậu bé nói chuyện với bà con dân bản (thuyết phục ngƣời nghe bằng cả tình cảm và lí trí) cũng thật đáng ghi nhận. Tất cả những điều đó chính là kĩ năng sống. Thông qua những nhân vật thiếu nhi tháo vát, giỏi giang “có bỏ vào rừng thì cũng không bao giờ chết đói”, nhà văn cũng để cho thiếu nhi nhận thức và hình thành tính tự lập, kĩ năng tự giải quyết công việc. Có kiến thức, có hiểu biết thực tế, các em sẽ có khả năng làm chủ bản thân, mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống.

Lão Bân là nhân vật khá đặc biệt trong bộ truyện khoa học viễn tƣởng

Lêna-Kítti. Dù không có tài năng siêu việt nhƣ Lêna, Đi-Vi; Ju-Li song lão lại có tuổi thọ “bất lão - trƣờng niên” đáng kinh ngạc. Theo tác phẩm thì ở thế kỉ XXIV, tuổi thọ trung bình của loài ngƣời là 125 thì lão đã sống đến 227 năm và còn rất khỏe mạnh, minh mẫn. Thông qua “bí quyết sống lâu” của nhân vật này, tác giả chỉ ra cho thiếu nhi những kinh nghiệm, kĩ năng sống để có đƣợc cơ thể khoẻ mạnh và lối sống lành mạnh. Cụ thể là cách ăn uống khoa học: “Sáng ăn ngon, trưa ăn no, tối ăn đói”; xây dựng đời sống tinh thần tốt, không ghen ghét đố kị, không bực bội ƣu phiền, chăm chỉ làm việc, sống vô tƣ hồn nhiên và luôn lạc quan, phấn chấn. Đó là cách sống mà mỗi ngƣời cần biết và vận dụng hàng ngày.

Kiến thức luôn gắn liền kĩ năng. Và kiến thức chỉ thật sự phát huy tác dụng khi đi vào đời sống. Nhiều tập truyện, nhiều tác phẩm của Đoàn Lƣ có giá trị nhƣ những cuốn sách dạy kĩ năng cho thiếu nhi trong từng lĩnh vực: kĩ năng nhận biết (phân biệt các loài chim, cá, ong, gà); kĩ năng hoạt động (cách bắt cá, câu cá, bắt dế, cách nuôi và chăm sóc chim, dạy chim tập nói…).

Bên cạnh đó, Đoàn Lƣ cũng chú trọng xây dựng cho thiếu nhi các kĩ năng sống và hội nhập trong thời hiện đại. Cách sống trách nhiệm, ý thức và sự quan tâm đến môi trƣờng sống là chủ đề có tính xuyên suốt các tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông. Trong nhiều tác phẩm (Kỉ niệm về một dòng sông;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên dòng Quây Sơn; Những giấc mơ thời thơ ấu…), Đoàn Lƣ luôn tái hiện thế giới thiên nhiên ở hai trạng thái đối lập nhau: Quá khứ giàu đẹp, tƣơi vui và hiện tại hoang tàn, ảm đạm. Thông qua đó, tác giả cất lên tiếng nói khẩn thiết đòi trả lại cho thiên nhiên, môi trƣờng vẻ nguyên sơ, trong lành và giá trị không thể thay thế của nó trong cuộc sống con ngƣời. Trải nghiệm qua tác phẩm, các em thiếu nhi sẽ đồng cảm với nỗi lòng của nhà văn - xây dựng ý thức và trách nhiệm với môi trƣờng sống của chính mình. Từ bộ truyện khoa

học viễn tƣởng Lêna – Kítti, những vấn đề liên quan đến môi trƣờng nhƣ: hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trƣờng, tầng ozôn bị phá hủy dẫn đến biến đổi khí hậu, sa mạc hóa, khai thác tài nguyên biển, nguồn năng lƣợng ngày càng cạn kiệt vv… đã đƣợc chuyển tải đầy đủ. Không dừng ở việc nêu vấn đề, nhà văn còn chỉ ra cho các em hƣớng giải quyết. Ông cung cấp cho thiếu nhi những nhận thức quan trọng và kĩ năng cần thiết để có thể chung tay góp sức bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ mái nhà chung trái đất. Việc Đoàn Lƣ đƣa giải Nô- Ben về môi trƣờng vào tác phẩm vừa nhƣ một “dự cảm” táo bạo vừa thúc đẩy hơn nữa nhận thức của các em đối với vấn đề này. Giáo dục hôm nay để tốt hơn cho ngày mai.

Thiếu nhi trong thời đại ngày nay cần tu dƣỡng đạo đức phẩm chất còn nhằm mục tiêu hƣớng tới cách sống vì cộng đồng. Những trang văn viết về cô bé siêu nhân Lêna - Kítti và nhóm bạn nỗ lực thực hiện ƣớc mơ xây dựng thế giới tốt đẹp, hòa bình còn khiến ta liên tƣởng đến câu chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài. Theo nhận định của giáo sƣ Hà Minh Đức: “Hình tượng Dế Mèn với lí tưởng đi khắp nơi hô hào mọi loài xây dựng thế giới đại đồng chỉ có công bằng, không có áp bức và chiến tranh…” [7, tr.26]. Nay Đoàn Lƣ tiếp tục tƣ tƣởng mà Tô Hoài gửi gắm trong thiên đồng thoại xuất sắc ấy nhƣng triển khai bằng cách khác. Nhằm biến ƣớc mơ thành hiện thực, ông đã để các nhân vật hành động và thực nghiệm với kết quả thực tế. Thiên tài Lêna-Kítti có nhiều công trình khoa học vì nhân loại, vì ngƣời nghèo. Tất cả những gì cô bé

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngƣời Việt nhỏ nhắn và các cộng sự giàu nhiệt huyết của mình thực hiện đều lấy lợi ích của số đông, của nhân loại làm kim chỉ nam cho hành động. Mơ ƣớc của Lêna là làm sao đem thật nhiều niềm vui, nhiều hạnh phúc cho mọi ngƣời; làm sao cho thế giới đại đồng, nhân loại cùng sát cánh bên nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn, nhƣ lời lão Bân: “Cháu Lêna là người giàu nhất trên đời vì cháu chỉ cho mọi người những thứ họ cần mà không nhận lại” [28, tr.242]. Triết lí sống mà nhà văn trân trọng đề ra trong bộ truyện khoa học viễn tƣởng thật sự là “lối sống đẹp” của một xã hội tiên tiến. Nhận thức đƣợc điều đó, các em sẽ biết cho đi để làm giàu có bản thân, để nhận đƣợc nhiều hơn từ sự biết ơn, tôn trọng của mọi ngƣời. Sinh thời, M.Gorki từng phát biểu: “Ngày nay sự mơ ước, trí tưởng tượng có thể dựa vào những tài liệu có thực do nền khoa học cung cấp, cũng do đó tăng cường sức sáng tạo của lí trí…” [7, tr.45]. Nói theo quan điểm của M. Gorki, Đoàn Lƣ và bộ tiểu thuyết Lêna-Kítti đã góp phần đem khoa học phục vụ trí tƣởng tƣợng của các em, tập cho các em suy nghĩ đến ngày mai.

Bên cạnh đó, thông qua việc các nhân vật “siêu nhân” có thể trao đổi với nhau bằng nhiều ngôn ngữ, Đoàn Lƣ đã truyền cảm hứng học ngoại ngữ tới các em. Đó là kĩ năng giao tiếp cần có để hội nhập với bè bạn năm châu.

Tác giả Phạm Ngọc Huệ trong bài viết Sáng tác văn học thiếu nhi, nhọc nhằn tìm hướng đi đã nêu lên một thực tế: “Ngày nay một bộ phận thiếu nhi ở thành phố, sống và học tập như rô-bôt được lập trình sẵn. Đồ chơi giải trí của các em đều là những máy móc hiện đại, đắt tiền. Cuộc sống các em gắn với “cuộc sống số”, cái cảm, cái nghĩ của các em xa lạ với những bạn bè khác cùng trang lứa. Rất nhiều em, bây giờ hoàn toàn không biết gì về các trò chơi dân gian của trẻ con, không phân biệt được cây này với cây khác, con này với con kia. [12]. Đó là một hiện trạng cần khắc phục. Nắm bắt đƣợc điều đó, Đoàn Lƣ đã dùng sáng tác văn chƣơng của mình giúp thiếu nhi nhận thức về cuộc sống. Nhƣ vậy, các em sẽ có thêm kiến thức, kĩ năng đời sống thực tế bên cạnh kiến thức khoa học đã đƣợc trang bị ở nhà trƣờng, qua sách giáo khoa hay mạng in-tơ-nét.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của tác phẩm văn chƣơng đối với giáo dục học sinh trong độ tuổi thiếu nhi, chúng tôi cũng thống kê, đối chiếu những giá trị văn học trong các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lƣ với

Chuẩn đầu ra phẩm chất và năng lực chung của chương trình giáo dục các cấp học (Tài liệu hội thảo về đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 3/2014). Qua đối chiếu cho thấy, các tập truyện của ông có khả năng bồi dƣỡng cho thiếu nhi những phẩm chất và năng lực đó. Cụ thể về phẩm chất, tác phẩm Đoàn Lƣ đáp ứng các tiêu chí giáo dục:

, tự trọng, chí công vô tư; tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. Về năng lực, tác phẩm của ông có thể giúp các em nhận thức để hình thành: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực tự quản lý; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Những đứa trẻ sống trong sự động viên thì học đƣợc lòng tin; sống trong niềm tự hào học đƣợc sự phấn đấu; sống trong sự san sẻ sẽ học đƣợc lòng hào hiệp; sống trong sự trung thực thì học đƣợc chân lí và sự công bằng… Với các nhà văn viết cho thiếu nhi, tất cả đều mong muốn các em học đƣợc những điều tốt đẹp từ trang sách. Đƣa đến cho các em những trang sách đẹp và học đƣợc những bài học sống có ý nghĩa là trọng trách xã hội của nhà văn. Làm đƣợc điều đó, mỗi nhà văn đồng thời là cũng là một nhà giáo dục. Đoàn Lƣ cũng thông qua trang viết của mình mà thực hiện thiên chức ấy. Nhƣng ông không chỉ “trao cho” các em mà chủ yếu là “khơi dậy” ở các em năng lực tự nhận thức và khao khát những điều tốt đẹp; không dạy dỗ một cách ép buộc và cứng nhắc mà là gợi dẫn. Mỗi một tác phẩm của ông đã trở thành tiếng nói gần gũi với các em, là sự cộng hƣởng những tâm tƣ tình cảm của các em. Những tác phẩm ấy phù hợp với cuộc sống hiện đại và đem đến cho thiếu nhi những bài học nhận thức, những bài học giáo dục, bài học sống đáng quý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Tiểu kết chƣơng 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về đối tƣợng, nội dung và mục đích sáng tác, Đoàn Lƣ đã học và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ: Sáng tác của ông là câu trả lời rõ rệt cho 3 câu hỏi: “Viết cho ai”? “Viết cái gì”? “Viết để làm gì”? Xác định nội dung viết cho đối tƣợng thiếu nhi, nhà văn không chỉ viết về những

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 70 - 128)