Cảm hứng khoa học táo bạo, lãng mạn

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 44 - 128)

Là một tri thức luôn trăn trở với khoa học, khát khao dùng văn chƣơng để phản ánh các vấn đề khoa học, Đoàn Lƣ đã đem đến cho văn học thiếu nhi Việt Nam một nguồn cảm hứng mới: Cảm hứng táo bạo và lãng mạn về những vấn đề khoa học. Từ những kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập; niềm say mê tìm tòi và khao khát mở ra chân trời mới lạ đối với trẻ thơ đã tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt này trong sáng tác của Đoàn Lƣ.

Với bộ ba tập tiểu thuyết Lêna-Kítti, có lẽ Đoàn Lƣ là nhà văn dân tộc đi tiên phong trong việc viết tiểu thuyết khoa học viễn tƣởng cho thiếu nhi ở Việt Nam - lĩnh vực khoa học tự nhiên. Ẩn sau những tình tiết siêu tƣởng, những chuyến hành trình thú vị của cô bé Lêna-Kítti và nhóm bạn là rất nhiều ý tƣởng khoa học táo bạo mà tác giả muốn thể hiện. Qua tìm hiểu nghiên cứu, chúng tôi phân chia các ý tƣởng khoa học mà tác giả thể hiện trong bộ truyện thành 2 nhóm:

1) Nhóm ý tƣởng khoa học do tác giả khơi nguồn, đề xuất gồm có:

- Thần dƣợc CYH128T có tác dụng làm cho răng ngƣời có thể mọc lại đƣợc. Đó cũng là cơ sở để tiến hành công nghệ tái tạo chân tay ngƣời, làm ra thuốc tăng tuổi thọ. Đó là đỉnh cao của y học tái sinh;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nghiên cứu ngôn ngữ cá heo và chế tạo ra điện thoại để con ngƣời có thể giao tiếp với chúng. Cá heo sẽ là trợ thủ đắc lực nhất giúp con ngƣời trong việc dự báo thảm họa sóng thần, giông bão, động đất, núi lửa phun trào nhằm hạn chế thiên tai;

- Chế tạo ra chiếc nhẫn thần kì ứng dụng công nghệ “siêu na nô” là chiếc máy đo tình yêu đầu tiên trên thế giới;

- Thành lập công ti Xuyên Đại Dƣơng chuyên trục vớt nhƣng con tàu bị đắm và làm sạch môi trƣờng biển;

- Dự án “giấc mơ xanh” với những công trình nhƣ: lai tạo thành công giữa cây gỗ trên cạn và rong tảo biển để vừa trồng rừng ven biển, dƣới biển vừa cung cấp những thực phẩm mới chất lƣợng; nghiên cứu chế tạo ra những giống gạo mới chất lƣợng, nhiều loại cây lƣơng thực “hai, ba trong một”: bắp cải-củ cải, khoai tây-rau-cà chua,…góp phần đảm bảo lƣơng thực và cứu đói cho ngƣời nghèo.

- Chế tạo thành công bộ đồ lặn dƣới biển ƣu việt nhất mọi thời đại để phục vụ cho những chuyến thám hiểm đại dƣơng, tiến tới phát triển du lịch trong lòng biển.

2) Nhóm công trình khoa học đƣợc thực hiện trên cơ sở tiếp thu những ý tƣởng của các nhà khoa học trƣớc:

- Nghiên cứu thành công vi khuẩn Baccelus Pasteuri gọi tắt là (BP) có khả năng biến đất cát thành đá phục vụ cho dự án xây hồ “Mắt rồng châu Phi” ở miền sa mạc nóng bỏng;

- Vá lỗ thủng của tầng ô-zôn bằng cách tạo ra chế phẩm sinh học có tác dụng nhƣ diệp lục rồi cho máy bay hiện đại bay tới lỗ thủng ở tầng ô-zôn để rải chế phẩm đó cộng xúc tác AL (tên viết tắt của Đại học Âu Lạc) biến ô-xi thành ô-zôn;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sản xuất thành công khí mêtan làm nguồn năng lƣợng sạch;

- Chế tạo ra “cái chổi bay” là phƣơng tiện đa năng cơ động có thể đi trên cạn, dƣới nƣớc và trên không.

Khi trình bày những “phát minh”, “thành tựu” khoa học trên, Đoàn Lƣ không đi sâu vào các nội dung khoa học mà chủ yếu gợi lên ý nghĩa, thành quả của sự sáng tạo đối với các em; đúng nhƣ lời nhận định: “Là người viết truyện khoa học viễn tưởng, Đoàn Lư không đi sâu vào việc mô tả tỉ mỉ các vấn đề khoa học cơ bản, mà chỉ gợi lên các vấn đề lớn cần giải quyết, để rồi từ đó các nhân vật tung hoành với những ý tưởng khoa học táo bạo như bao trùm khắp cả không gian mênh mông và len lỏi vào cõi lòng sâu thẳm giàu nội lực của mình [5, tr.29].

Trải suốt 3 tập truyện với hơn một ngàn trang viết là những ý tƣởng khoa học đƣợc nhà văn đề xuất và thực thi dồn dập; những kiến giải khoa học đƣợc đƣa ra thỏa đáng nhƣng ngƣời đọc không hề cảm thấy khô khan, khó tiếp nhận bởi nhà văn đã viết ra tất cả những điều trên bằng cảm hứng khoa học táo bạo và lãng mạn. Táo bạo trong việc đƣa ra ý tƣởng; lãng mạn trong tƣởng tƣợng về thành quả khoa học mà nhân vật “siêu nhân” đạt đƣợc. Bên cạnh đó, trong các tập truyện còn có những chuyến tham quan, nghiên cứu khoa học kết hợp phiêu lƣu khám phá của Lêna và các cộng sự. Nhà văn đã để lớp bạn đọc nhỏ tuổi đƣợc lên rừng xuống biển, bay tới trời cao hay chu du qua nhiều địa danh trên trái đất với bao bí ẩn hấp dẫn gọi mời. Quan trọng hơn, các em đƣợc bƣớc chân vào xứ sở khoa học nhiều kì thú, từ đó thỏa sức thả trí tƣởng tƣợng bay bổng với chân trời tri thức. Xây dựng nhân vật Lêna-Kítti và những ngƣời bạn tài hoa, siêu đẳng nhƣng Đoàn Lƣ không tiếp tục mạch truyện siêu nhân đã và đang “làm mƣa làm gió” trong đời sống văn hoá đọc của các em (siêu nhân với những phép thuật đánh nhau siêu phàm giải cứu thế giới khỏi hiểm họa quái vật, ngƣời ngoài hành tinh; siêu nhân nhƣ đấng thần tiên trong truyện cổ tích có thể “úm ba la” mà dời non lấp biển, tạo ra những lâu đài, hóa phép ra của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cải.v.v…). Siêu nhân trong truyện của ông là những nhà khoa học tí hon, thông minh, táo bạo và đôi khi khá mạo hiểm. Thông qua hành trình khoa học gian khổ nhƣng cũng rất vinh quang của các nhân vật chính, nhà văn truyền tải đến bạn đọc những dự định khoa học mới mẻ, đặc sắc, táo bạo và thiết thực. Nhờ nguồn cảm hứng này, nhân vật siêu nhân trở nên gần gũi, sống động hơn với trẻ thơ đồng thời mang một vẻ riêng tiêu biểu cho khát vọng chinh phục kho tàng kiến thức mênh mông của nhân loại. Tác giả Triệu Lam Châu đã rất đúng khi nhận định rằng: “Nhà văn Đoàn Lư làm được điều này bởi anh có tư duy của một nhà khoa học giàu tâm hồn nghệ sĩ. Lòng người viết phải đầy ắp những cảm hứng khoa học thì mới viết thành công thể loại tiểu thuyết khoa học hiện đại” [5, tr.30]

Cảm hứng khoa học táo bạo và lãng mạn là mạch cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt 3 tập truyện viễn tƣởng Lêna-Kítti. Nhƣng cảm hứng ấy không chỉ xuất hiện trong một bộ tiểu thuyết. Trƣớc đó Đoàn Lƣ đã viết cuốn truyện giả tƣởng trên cơ sở khoa học: Quái cẩu Pi-Tơ-Chun (1999)và mới đây nhất là tác phẩm Li kì Xuyên Sơn (2013). Trong Quái cẩu Pi-Tơ-Chun, nhân vật Pi-Tơ- Chun đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, Hoa Kì hay các nhà bác học ngƣời Do Thái. Còn chàng Xuyên Sơn (Li kì Xuyên Sơn) là sản phẩm sáng tạo của nhóm các nhà khoa học trẻ có biệt hiệu là 666. Nhờ họ, Xuyên Sơn mới đƣợc bảo vệ nguồn gen, không những thoát khỏi họa tuyệt chủng mà còn có thêm nhiều ƣu điểm hơn loài xuyên sơn cũ.

Nhƣ vậy, cảm hứng khoa học táo bạo và lãng mạn là cảm hứng thƣờng trực, khơi nguồn sáng tạo của Đoàn Lƣ. Với cảm hứng này, ông đã mang đến cho văn học thiếu nhi Việt Nam những tác phẩm thú vị và cách viết mới mẻ. Cảm hứng khoa học trong sáng tác cho thiếu nhi không chỉ nuôi dƣỡng trí tƣởng tƣợng của các em mà còn đƣa các em đến chân trời tri thức và những vấn đề khoa học bổ ích, lý thú.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Tiểu kết chƣơng 1

Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lƣ đã thể hiện rõ nét những cảm hứng sáng tác: cảm hứng trữ tình về thiên nhiên vùng cao; cảm hứng trân trọng ngợi ca con ngƣời; cảm hứng tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống. Song là một nghệ sĩ lãng mạn, giàu hoài bão và ham khám phá, say mê kiến thức, Đoàn Lƣ đã thử nghiệm sáng tác với cảm hứng khoa học táo bạo và lãng mạn. Nhờ có tầm nhìn của một nhà giáo dục, một công dân đầy ý thức trách nhiệm với thiếu nhi, Đoàn Lƣ thể hiện cảm hứng đề cao những giá trị của đời sống hiện tại trong tƣơng lai. Với sự kết hợp thể hiện các nguồn cảm hứng ấy, tác phẩm của ông vừa mang tính truyền thống vừa có tính hiện đại, giàu tính thời sự, mới mẻ và hấp dẫn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

KHO KIẾN THỨC HẤP DẪN VÀ NHỮNG BÀI HỌC CÓ Ý NGHĨA VỚI TUỔI THƠ TRONG VĂN XUÔI V

CỦA ĐOÀN LƢ 2.1. Kho kiến thức hấp dẫn từ những trang văn

Theo từ điển tiếng Việt của Viện văn học, NXB Đà Nẵng, 2006: “Tri thức là những điều hiểu biết về sự vật, hiện tượng, tự nhiên hay xã hội (nói khái quát): tri thức khoa học, tri thức nghề nghiệp” [49, tr.1033]; còn “kiến thức là những điều hiểu biết có được do từng trải hay do học tập: tích lũy kiến thức, truyền thụ kiến thức”. [49, tr.524]. Nhƣ vậy, “kiến thức” hay “tri thức” là hai thuật ngữ có phần giống nhau. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi thống nhất dùng “Kiến thức” - khái niệm thể hiện rõ hơn năng lực tích lũy và vận dụng kiến thức của tác giả Đoàn Lƣ, đồng thời là mong muốn truyền đạt vốn kiến thức cho thiếu nhi thông qua sáng tác văn chƣơng của ông. Qua nghiên cứu tác phẩm, chúng tôi nhận thấy những hiểu biết về thế giới tự nhiên và đời sống mà Đoàn Lƣ trình bày là kết quả của vốn hiểu biết cặn kẽ, sâu rộng, của trải nghiệm thực tế chứ không phải là tri thức khái quát. Bản thân nhà văn trƣớc khi đến với văn chƣơng đã hoạt động nhiều năm trong ngành y. Ông có đam mê tích lũy tri thức khoa học đa ngành (đặc biệt là về khoa học tự nhiên) và nhiều năm phụ trách mảng khoa học xã hội của tỉnh. Tất cả những điều kiện ấy là tiền đề để nhà văn hiện thực hóa thành kiến thức thú vị gửi tới thiếu nhi.

Thông thƣờng, kiến thức khoa học đến với thiếu nhi qua con đƣờng học tập chính thống. Bắt đầu từ lớp 3 ở bậc tiểu học, các em đƣợc tiếp xúc với môn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“khoa học tự nhiên” “khoa học xã hội”. Lên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các môn khoa học đƣợc phân chia thành nhiều môn cơ bản, với yêu cầu và lƣợng kiến thức cao hơn: Toán, Lí, hóa, sinh, văn, sử, địa lí. Nhờ tiến hành nhiệm vụ học tập theo sách vở, theo trƣờng lớp và chƣơng trình giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dục mà các em đƣợc trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để vào đời. Tuy nhiên, kiến thức nhân loại rộng lớn nhƣ đại dƣơng mà hiểu biết của mỗi ngƣời chỉ nhƣ hạt cát. Bởi thế, việc học còn phải tiến hành mọi lúc, mọi nơi và bằng nhiều hình thức. Trong những cách tích luỹ kiến thức, trƣờng học vĩ đại nhất chính là sách. M. Gorki đã nói về vai trò của sách: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống"“sách mở ra trước mắt tôi những chân trời”. Hiểu đƣợc sâu sắc điều đó, Đoàn Lƣ giúp các em thiếu nhi tích lũy kiến thức khoa học thông qua tác phẩm văn chƣơng. Tiêu biểu là bộ tiểu thuyết khoa học viễn tƣởng Lêna-Kítti. Tại đây, ông đã dày công tìm hiểu và vận dụng một cách khéo léo kiến thức về khoa học tự nhiên (toán, lí, hóa, sinh, y học, điạ chất, môi trƣờng...); về khoa học xã hội (văn học, văn hóa, lịch sử, địa lí, khảo cổ, nghệ thuật...) và khoa học kĩ thuật (máy móc, công nghệ). Những kiến thức này đƣợc đan cài một cách tự nhiên sẽ rất thú vị với thiếu nhi ham học hỏi, khám phá trong thời đại bùng nổ thông tin và tri thức hiện nay. Bởi thế, đọc truyện thiếu nhi của ông cũng là một cách học thú vị.

Lĩnh vực khoa học tự nhiên đƣợc Đoàn Lƣ chú ý hơn cả. Điều đó phù hợp với nhu cầu của thời đại và xu thế phát triển của xã hội loài ngƣời. Quan tâm đến các thành tựu khoa học, ông muốn hƣớng độc giả tới một vùng kiến thức tuy kén ngƣời đọc nhƣng vô cùng lí thú và bổ ích. Cụ thể, nhà văn trang bị cho các chủ nhân tƣơng lai của thế kỉ XXI những vấn đề khoa học cơ bản. Trong đó, chủ yếu là khoa học Toán, Hóa, Sinh và các ứng dụng thực tiễn.

Để thể hiện những “viễn tƣởng” khoa học lớn: Vá lỗ thủng tầng ôzôn bằng chế phẩm sinh học có tác dụng nhƣ diệp lục; khắc phục hiệu ứng nhà kính; điều chế mêtan làm nguồn năng lƣợng thay thế; xây hồ “Mắt rồng châu Phi”, Đoàn Lƣ đã huy động kiến thức cơ bản về Vật lý, Hóa học, Sinh học. Các thuật ngữ, công thức chuyên ngành cũng đƣợc đề cập đến. Tất cả ý tƣởng đều đƣợc giả thiết dựa trên cơ sở kiến thức khoa học. Qua đây, bạn đọc thiếu nhi không chỉ thấy đƣợc tầm quan trọng của các bộ môn khoa học tự nhiên mà còn nhận thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣợc việc ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn đời sống. Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến môi trƣờng nhƣ: nguyên nhân làm suy giảm tầng ô- zôn, vấn đề hiệu ứng nhà kính và biện pháp khắc phục đƣợc nhà văn truyền đạt tới thiếu nhi một cách thấu đáo. Ông cung cấp thêm kiến thức cho các em thông qua việc giới thiệu những công trình khoa học hiện đại. Đó là công trình của các nhà khoa học ở Viện công nghệ na-nô và kỹ thuật sinh học châu Á-Thái Bình Dƣơng tìm cách “chinh phục khí Đi-ô-xit Các- bon thành sản phẩm có ích hơn cho con người nói riêng và cho thế giới nói chung. Họ đã sử dụng một loại chất xúc tác hữu cơ là N- Heterocyclic Cacbenes có ký hiệu là NHCs. để hoạt hoá thán khí trong môi trường và nhiệt độ bình thường. Hỗn hợp khí cac-bon- nic và hyđrosilane, si-lic và hyđrô khi có chất xúc tác trên sẽ phản ứng thành khí mê-tan”[28, tr.213]. Hoặc công trình biến đất cát thành đá của các nhà khoa học Hoa Kì năm 2007: “các nhà khoa học đã sử dụng vi khuẩn Baccillus Pasteurii để biến cát thành đá. Họ trộn phân đạm với đất cát và cho thêm can- xi sau một thời gian vi khuẩn sẽ phân huỷ đạm kết dính các thành phần kia lại rắn chắc như đá” [28, tr.251].v.v...

Thông qua các dự án khoa học của “siêu nhân nhí, nhà văn cũng khéo léo lồng vào những kiến thức khoa học để cho độc giả nhỏ tuổi nhận thức đƣợc bản chất của nhiều vấn đề nhƣ: thế nào là thán khí và dƣỡng khí; mối nguy hiểm khi mất cân bằng giữa thán khí và dƣỡng khí; hay vai trò quan trọng của khí các-bon-nic trong cuộc sống: “Không có nó thì thực vật sao phát triển được? Không có nó thì con người cũng như nhiều loại động vật cũng không sống được. Cậu biết không, khí ô-xy dùng cho bệnh nhân bao giờ cũng phải có một tỷ lệ khí cac-bon-nic trong đó, nếu không là nguy hiểm vì ô-xy tinh khiết sẽ ức chế trung khu hô hấp gây ngừng thở” [27, tr.217].

Là một bác sĩ đƣợc đào tạo chính quy, bài bản và có nhiều kinh nghiệm thực tế nghề nghiệp, Đoàn Lƣ đã phát huy thế mạnh kiến thức y học của mình

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 44 - 128)