Hóa thân vào các em thiếu nhi

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 80 - 82)

Trong nhiều tập truyện của Đoàn Lƣ, ngƣời trần thuật là một nhân vật thiếu nhi hoặc ngƣời trần thuật hóa thân vào nhân vật chính là thiếu nhi để kể chuyện. Nhờ “hóa thân” hóa thân đó, ngƣời trần thuật trong tác phẩm của Đoàn Lƣ đã thể hiện thành công thế giới tâm hồn trong sáng, hồn hậu đáng yêu của thiếu nhi vùng cao. Chẩn (Bên dòng Quây Sơn); Định (Kỉ niệm về một dòng sông); tôi

(Những giấc mơ thời thơ ấu); A Sung (A Sung); tôi (Chân trời rộng mở). Sử dụng vai trần thuật này, nhà văn cũng đã diễn tả chân thực những cảnh ngộ hoặc những nỗi niềm, suy nghĩ các em thiếu nhi đã trải qua: Lỳ Sang (Những mạch nước); Hầu A Khiao (Hạt giống bản Mông); Cái Hảo (Tấm lòng bè bạn); Trà My (Cô bé nhặt hoa rụng); Mỉ (Hoa núi); Na (Ma gà); thằng Côi (Kiềng ba chân) vv… Cũng nhờ sự hóa thân hoàn toàn vào các nhân vật thiếu nhi nên dù kể ở ngôi thứ nhất hay thứ ba thì Đoàn Lƣ đã giúp các em thể hiện những khả năng, cá tính của mình một cách hồn nhiên, tự tin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua lời kể, các nhân vật thiếu nhi của Đoàn Lƣ đã làm sống lại kí ức tuổi thơ nên những điều ông kể hay “cảm nhận lại” vẫn chân thực, sống động nhƣ cái đang diễn ra. Có lần, nhà văn không giấu nổi cảm xúc và thốt lên rằng: “Đến hôm nay tôi vẫn còn như nghe thấy tiếng suối reo, tiếng chim rừng hót. Đôi mắt của trẻ thơ thật tinh tường. Tôi quan sát thấy bao hoa thơm cỏ lạ.” [21, tr.15]. Những điều đƣợc kể lại là những gì đọng mãi trong tâm trí, luôn là những sự kiện, kỉ niệm đƣợc nhà văn trân trọng “nhớ như in” „nhớ vô cùng” hay “không bao giờ quên”. Tâm lí lần đầu tiên đƣợc đi xa khám phá thiên nhiên của cậu bé Định cùng nhóm bạn mà tác giả ƣu ái gọi là “đoàn thám hiểm bản Lằng” đƣợc dựng lại đơn giản nhƣng rất “trúng”. Dƣờng nhƣ có một nhà văn Đoàn Lƣ ở trong nhân vật để bày tỏ cảm xúc, tâm trạng hồn nhiên của tuổi thơ: “Từ trên cao nhìn xuống, xóm làng bé nhỏ, con đường cái qua trước bản chỉ là vệt trắng bé tẻo teo. Tôi vô cùng sung sướng. Tôi đang ở rất cao, chắc là cao lắm nên mới nhìn xa được như vậy, tôi mải mê với cảnh vật xa lạ. Mấy thằng bé khác tuy được một hai lần đến núi cũng không giấu nổi niềm thích thú” - Kỉ niệm về một dòng sông [21, tr.12]. Ông miêu tả thành công nỗi sợ và sự cố gắng trấn tĩnh của cậu bé Chẩn (Bên dòng Quây Sơn) cũng nhƣ bất cứ thiếu nhi nào khi đi một mình trong rừng vắng buổi sớm và gặp con “hân súng” hù dọa khiến cho bạn đọc cảm giác nhƣ đó là tình huống và cách giải quyết của chính mình trong trƣờng hợp đó. Cách kể, cách đặt suy nghĩ hồn nhiên, dí dỏm đáng yêu khiến cho câu chuyện kể hấp dẫn.

Nhƣ vậy, với sự hóa thân vào các nhân vật thiếu nhi, ngƣời trần thuật của Đoàn Lƣ đã thâm nhập vào thế giới tâm hồn các em, nhìn sự vật bằng con mắt của các em, suy nghĩ bằng tƣ duy trẻ em và nói bằng thứ ngôn ngữ đặc trƣng của lứa tuổi này. Nhờ đó, các nhân vật thiếu nhi của ông hiện lên gần gũi, sống động hồn nhiên và đáng yêu chứ không phải là những “ông già tí hon” hay “ngƣời lớn nhỏ tuổi”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 80 - 82)