Cao các giá trị văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 29 - 35)

1.2.2.1. Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp văn hoá truyền thống

Là nhà văn ngƣời dân tộc thiểu số gắn bó với địa bàn miền núi, sống trong “bầu khí quyển” văn hoá trong lành của quê hƣơng, Đoàn Lƣ tự hào trân trọng các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc; đặc biệt là truyền thống văn hoá của đồng bào miền núi. Nhiều nét đẹp văn hoá và phong tục truyền thống của đồng bào Tày, đồng bào Mông đã đi vào tác phẩm nhƣ: thông lệ tạ ơn thầy thuốc

(Chân trời rộng mở), tục “xúa cành” múa hát của ngƣời Mông (Những mạch nước); múa khèn, chơi pao (Hoa núi); việc kết nghĩa “lạo tồng” (Chân trời rộng mở ; Bản Ngườm Kim), tục “theo chồng” của phụ nữ Mông, tục lệ cảm ơn ân nhân (Con Mốc của bác Luồng).v.v…

Đoàn Lƣ miêu tả cảnh múa hát quen thuộc trong đời sống đồng bào Mông (Những mạch nước). Chỉ cần một ngƣời khởi xƣớng là Lỳ Sang “bước ra sân, ghé miệng vào cái khèn, mải mê vừa múa vừa thổi khèn” là mọi ngƣời đã “tụ tập vòng trong vòng ngoài, ai ai cũng háo hức” [20, tr.73]. Tiếp đó, “Thào A

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sùng bậm môi, nhảy múa mềm mại như con công. Tiếng khèn thiết tha, điệu múa cuồng nhiệt kéo già trẻ bản Slí Điêng đến mỗi lúc một đông. Rồi lần lượt cái khèn được chuyển qua tay Tre Vè Pao và những trai bản khác…” [20, tr.75]. Văn hóa hát lƣợn thƣờng gắn bó với không khí lễ hội hoặc những ngày vui. Trong đám cƣới báo Phùng (Bên dòng Quây Sơn), nhà văn nhắc đến vẻ đẹp văn hóa đó với nét riêng thú vị gắn với sự ứng biến linh hoạt của cậu bé Chẩn: “Những cô gái bản Chi Choi còn mượn hát lượn để ghẹo Chẩn. Hát thì có khó gì, họ chỉ hát theo những bài hát cũ. Chẩn sáng tác mấy lời mới cho các bạn phù rể hát, các “chị” tắc liền [24, tr.69]. Hoặc có lúc chỉ điểm thoáng qua nhƣ một chi tiết thƣờng gặp trong đời sống: “Văng vẳng nhà ai tiếng hát then mượt mà, tiếng đàn tính ngọt ngào như hương vị mật ong” [20, tr.59] …nhƣng tác giả đã nói đến với một niềm trân trọng.

Tình cảm “uống nƣớc nhớ nguồn” từ lâu đã đi vào đời sống của đồng bào với những biểu hiện vô cùng phong phú, sinh động. Là ngƣời đi nhiều, hiểu rộng, Đoàn Lƣ có điều kiện phản ánh vào trang viết những nghĩa cử cao đẹp của ngƣời dân miền núi thể hiện đạo lý của dân tộc. Trong Bên dòng Quây Sơn, “báo” Phùng trƣớc khi lên đƣờng nhập ngũ chiến đấu đã đến thắp hƣơng tại đền thờ Hoàng Lục Đại Vƣơng để “tỏ lòng kính trọng của hậu thế với bậc tiền bối”. Không chỉ có báo Phùng nhớ đến vị tƣớng quân lừng lẫy, mà còn nhiều ngƣời dân quanh vùng cũng chung tình cảm đó nên dù cuối vụ hạt dẻ, nghĩa là vào đông nhƣng “Trên điện thờ nghi ngút hương khói và nhiều đồ cúng lễ. Nào táo tàu, cam, bưởi, bánh khảo – món đặc sản của Cao Bằng được gói vuông thành sắc cạnh bằng giấy bản, giấy xanh, đỏ, vàng chứng tỏ trước đó đã nhiều người đến lễ viếng đền” [24, tr.53]. Báo Phùng ra đi với tâm nguyện đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nhƣ vậy, việc tƣởng nhớ công lao của các vị tƣớng tài giỏi vừa là hành động “uống nƣớc nhớ nguồn”, vừa cho thấy sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại. Trong tâm thức ngƣời Việt, tín ngƣỡng thờ anh hùng là phong tục đẹp của đồng bào ta. Đoàn Lƣ đã thể hiện tình cảm trân trọng đối với nét đẹp văn hóa đã trở thành truyền thống đạo lý của dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là nhà văn dân tộc Tày viết về đời sống của con ngƣời và thiếu nhi miền núi. Thế nên, dù không dành nhiều trang miêu tả những phong tục hay lễ hội thể hiện bản sắc mà chỉ điểm thoáng qua vài chi tiết; những câu văn ngắn gọn mang tính chất giới thiệu hoặc nhắc đến “một nét riêng” nào đó; ta cũng thấy nhà văn đã có ý thức tôn trọng và giữ gìn bản sắc, phong tục của đồng bào. Qua trang viết của Đoàn Lƣ, ta nhận thấy ngƣời dân tộc miền núi vẫn luôn tự hào về văn hóa quê hƣơng trƣớc sự va đập với văn hóa miền xuôi và văn hóa ngoại lai trong xu thế toàn cầu hóa. Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp văn hóa ấy đan xen, thấp thoáng trong nhiều tác phẩm góp phần tạo nên “bức phông nền văn hóa” cho nhân vật xuất hiện; tạo nên sắc thái riêng của vùng cao trong tác phẩm của nhà văn quê núi.

1.2.2.2. Khát vọng lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

Trân trọng các giá trị văn hoá truyền thống, Đoàn Lƣ cũng cảm nhận nhanh nhạy hiện tƣợng phai nhạt nét đẹp văn hoá truyền thống trong thời đại ngày nay. Là một trí thức luôn trăn trở và sớm “dự cảm” về cuộc sống hiện đại, nhà văn đã đƣa vào tác phẩm những dự báo về sự thay đổi của ngôn ngữ, chữ viết, cách ăn uống, vai trò của gia đình đối với con ngƣời v.v…Những vấn đề này đƣợc nhà văn thể hiện tập trung trong bộ truyện khoa học viễn tƣởng ba tập

Lêna - Kítti.

Tác giả hình dung, bƣớc sang thế kỉ XXIV, thế giới đại đồng, khoa học phát triển mạnh mẽ, nhờ có máy phiên dịch nên sự bất đồng ngôn ngữ không còn là rào cản hội nhập của các dân tộc. Tuy nhiên, tình trạng đó có thể “khiến cho 7000 ngôn ngữ của nhân loại chỉ còn khoảng 3000 ở thế kỉ này”; nhiều ngôn ngữ sẽ mai một dần, đặc biệt là những ngôn ngữ dân tộc ít ngƣời. Đó là sự tổn thất có liên quan đến văn hóa, đến sự sống còn của nhiều tộc ngƣời. Trong tác phẩm, tác giả vẫn để cho cô bé siêu nhân nói thông thạo tất cả các thứ tiếng (trong đó có thổ ngữ, tiếng dân tộc ít ngƣời, nhiều phát ngôn của siêu nhân chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là một vài từ tiếng Tày). Sự thật là tiếng Tày đang mờ dần trong ngôn ngữ lớp trẻ. Nhƣng qua ngôn ngữ nhân vật cô bé siêu nhân, nhà văn tin tƣởng vào giá trị và sức sống của ngôn ngữ Tày, bày tỏ khát vọng lƣu giữ tiếng nói của quê hƣơng đối với các thế hệ tƣơng lai.

Trong bối cảnh đời sống hiện nay, công nghệ thông tin đã trở thành thứ công cụ hữu ích đối với cả ngƣời lớn và trẻ em. Việc đánh máy mang lại nhiều tiện lợi trong công việc khiến con ngƣời lƣời viết. Tình trạng các em nhỏ gõ máy tính, vào mạng giỏi không cần qua trƣờng lớp là hiện tƣợng phổ biến. Thông qua chi tiết siêu nhân Lêna-Kítti viết chữ rất xấu (thậm chí có thể coi nhƣ không biết viết), Đoàn Lƣ dự báo về tình trạng xa dần với cách viết chữ truyền thống hiện nay. Qua nỗi ân hận, xấu hổ của siêu nhân vì khuyết điểm của mình, tác giả đồng thời khẳng định, đề cao việc rèn ngƣời qua rèn chữ - một hoạt động giáo dục không thể thay thế thực hiện bằng máy móc hiện đại.

Về cách ăn uống, tác giả hình dung đến thế kỉ XXIV, nhiều món ăn truyền thống đã bị quên lãng, cách ăn uống nấu nƣớng rƣờm rà nhiều món cũng ít đƣợc phổ biến. Vì cuộc sống quá bận rộn, quá nhiều việc phải làm khiến ngƣời ta không còn nhớ đến hƣơng vị đặc trƣng của quê hƣơng nữa. Thức ăn chủ yếu là những món ăn nhanh, hay những viên thuốc tổng hợp. Thế nên, việc Lêna-Kítti đƣợc ăn uống theo kiểu truyền thống là một sự lạ. Mới đầu hầu nhƣ tất cả mọi ngƣời (trừ những ngƣời trong gia đình cô bé siêu nhân) đều nghi ngờ về sự an toàn của những món ăn và cách ăn không còn thịnh hành này nhƣng rồi tất cả bỗng trở nên thích thú, sung sƣớng khi đƣợc thƣởng thức. Chỉ là bữa cơm đơn giản với cá kho riềng mẻ, thịt bò xào cần tây nhƣng lại bốc lên một mùi thơm ngào ngạt và quyến rũ khiến cho dạ dày thầy hiệu trƣởng, viện sĩ Long Tùng Lƣu cồn cào đến lạ. Ăn xong lại đƣợc tráng miệng bằng chuối, nho và đƣợc uống nƣớc trà xanh, vị giáo sƣ già đáng kính mãn nguyện và ấn tƣợng đến nỗi suýt quên việc mình đến đây là để trao giấy cảm ơn gia đình đã sinh hạ, nuôi dƣỡng thiên tài Lêna và bày tỏ niềm vinh dự của trƣờng Âu Lạc khi đƣợc tiếp nhận cô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sinh viên mới ở tuổi thiếu niên. Sau khi thƣởng thức thì ông quả quyết rằng đây là bữa ăn ngon nhất trong đời, dù suốt 90 năm, ông đã đƣợc dự nhiều bữa ăn thịnh soạn. Trong 3 tập truyện tiểu thuyết viễn tƣởng, càng về sau cô bé siêu nhân và các cộng sự của mình càng bận rộn hơn với những công việc lớn lao mang tầm nhân loại đến nỗi dƣờng nhƣ không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi thì những bữa ăn do bà và mẹ nấu lại là thứ quà “ngon tuyệt trần”, “ngon nhất”

động viên, cổ vũ họ trong công việc.

Đặc biệt, có một chi tiết mà Đoàn Lƣ “láy đi láy lại từ đầu cho đến cuối tác phẩm” (theo ý kiến của tác giả Triệu Lam Châu). Đó là việc Lêna-Kítti rất thích ăn kẹo mạch nha - một loại kẹo giản dị, dân dã đƣợc làm từ mầm lúa và chỉ có ở Việt Nam. (Vốn dĩ kẹo này không có tên trong từ điển lớn và đã đi vào dĩ vãng từ thế kỉ XX, chỉ còn thấp thoáng ở chốn thôn quê nay đƣợc nhà văn đề cao khẳng định nhƣ một sự nâng niu tôn trọng văn hóa ẩm thực độc đáo của ngƣời Việt gắn với cây nông nghiệp lúa nƣớc). Kẹo mạch nha trở thành thứ phần thƣởng không chỉ có giá trị dinh dƣỡng vật chất mà còn chứa đựng yếu tố tinh thần bởi bác sĩ Lê Minh, mẹ của Lêna đã gửi vào đó tất cả tình yêu thƣơng và sự quan tâm chăm sóc đối với con gái mình. Nhà văn đã để cho ngƣời mẹ “thêm vào một chút tảo xanh có nguồn gốc từ hồ Sát để tăng cường độ thông minh của người ăn” nhƣ một chi tiết khoa học và lãng mạn. Cuối cùng thì kẹo mạch nha đã chinh phục tất cả mọi ngƣời: Từ các vị giáo sƣ đáng kính, hiệu trƣởng các trƣờng nhƣ: Giáo sƣ Long Tùng Lƣu (Đại học Âu Lạc), giáo sƣ A- Hô- Ly (Đại học Cai - Rô, Ai Cập) cho đến toàn thể các giáo sƣ, các nhà khoa học, các thầy cô giáo khác, những ngƣời bạn đồng hành của cô bé siêu nhân cho đến các cộng tác viên khắp năm châu. Theo nhận xét của Triệu Lam Châu: “Chi tiết đắt và hay như vậy nhưng nó chỉ thoảng qua như một làn gió nhẹ bay, bàng bạc như ánh trăng ngàn phủ lên toàn tác phẩm…Đó là chất thơ của cuốn tiểu thuyết này chăng?” [4, tr.32]. Có thể nhận thấy, qua “dự cảm” về cách ăn uống trong nhịp sống gấp gáp của thời đại công nghiệp, nhà văn gián tiếp khẳng định: những bữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ăn và những món ăn truyền thống là cách thể hiện tình cảm quê hƣơng, gia đình. Đó còn là chất keo gắn kết những ngƣời thân yêu; là nguồn dinh dƣỡng lành sạch nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ thơ.

Đối với cuộc sống của ngƣời miền núi thì gia đình, nhà sàn, bếp lửa luôn gắn kết mỗi con ngƣời với gia đình, quê hƣơng. Tuy nhiên, theo xu hƣớng phát triển của hoàn cảnh cuộc sống hiện đại thì vai trò của gia đình với mỗi con ngƣời dƣờng nhƣ có sự thay đổi. Bên cạnh mặt tích cực là những điều nguy hại có thể gặp phải nếu nhƣ con ngƣời, nhất là các em nhỏ chƣa chuẩn bị đầy đủ để thích ứng. Xuất phát từ thực tế đó, Đoàn Lƣ đã dự cảm về vấn đề gia đình:“Trong một thế giới hiện đại ai cũng tất bật cho riêng mình nên yếu tố gia đình thật lỏng lẻo, nó đang xích lại gần với thời tiền sử” [27, tr.30]. Có thể hình dung, đến thế kỉ XXIV, yếu tố gia đình mất đi: nhiều đứa trẻ sinh ra bằng phƣơng pháp nhân bản; nhiều rô-bôt sinh học đƣợc sinh ra nhƣ một cá thể độc lập chỉ biết đến bản thân; nhiều thiếu nhi nhƣ Ju-Li và đám quái nhân “bảy năm chưa về nhà, không biết quê hương, cha mẹ…”. Trong số các nhân vật xuất hiện trong 3 tập truyện, chỉ có siêu nhân “nhí” thuộc về một gia đình thực sự. Cô bé có bà - một ngƣời bà duy nhất trong tác phẩm cùng đồng hành với cháu, nấu cho cháu những món ăn ngon. Bà dạy cháu điều hay lẽ phải và truyền đạt những kinh nghiệm, những bài học tƣởng chừng không còn có ở thế giới văn minh. Mọi ngƣời cho bà là “cổ hủ, ôm lấy dĩ vãng của thời quá khứ” nhƣng với thiên thần Lêna, bà thực sự đáng kính trọng. Hình ảnh ngƣời bà truyền thống xuất hiện xuyên suốt bộ truyện khoa học viễn tƣởng bên cạnh những ngƣời máy, rôbôt, quái nhân siêu đẳng, những giáo sƣ, nhà khoa học tài ba lỗi lạc với nhiều phát minh khoa học cho thấy cảm hứng của Đoàn Lƣ hƣớng tới giá trị truyền thống, ca ngợi hình ảnh một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

Trăn trở trƣớc thực trạng nhiều gia đình và phụ huynh vì quá bận rộn mà xao nhãng việc chăm sóc, dạy dỗ con cái, Đoàn Lƣ đã tập trung bút lực khẳng định vai trò, giá trị của gia đình. Ở cuốn Lêna-Kítti tập 1, tác giả đẩy sự việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đến cấp độ cao hơn trong hiện thực cuộc sống thế kỉ XXIV. Những trẻ biết đi, biết nói đều đƣợc gửi đến câu lạc bộ trẻ thơ - một hệ thống trƣờng học hiện đại cho trẻ em nhƣng mặt trái của nó là: “Nhiều đứa trẻ hầu như mất hết khái niệm người thân. Những đứa trẻ có mẹ thì còn nhận được ít nhiều tình mẫu tử, vài ngày đến một tuần mẹ vào thăm nom. Còn những đứa chỉ có bố thì khác hẳn. Những ông bố suốt ngày mải mê công việc, có thời gian rỗi lại đi đây đi đó, thậm chí làm cả chuyến du lịch lên mặt trăng hay còn xa hơn thế” [27, tr.20]. Bởi thế việc Lêna- Kítti không chịu nói cho đến lúc 3 tuổi không có gì ngoài mục đích để đƣợc ở nhà với bà và mẹ. Từ “chiếc nôi” gia đình bền vững đó, cô bé siêu nhân đã làm đƣợc rất nhiều việc có ích cho nhân loại, để rồi: “Giáo hoàng thay mặt giáo hội Thiên chúa giáo cám ơn bác sĩ Lê Minh đã sinh ra một thiên tài kiệt xuất. Cám ơn bà ngoại và mẹ cô bé siêu nhân đã nuôi dưỡng cô bé và thổi vào hồn siêu nhân những tình cảm tốt đẹp nhất của nhân loại” [28, tr.231]. Đó chính là thông điệp mà Đoàn Lƣ muốn trân trọng gửi tới tất cả chúng ta. Thông điệp ấy khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trong sự phát triển của trẻ, trong việc giáo dục trẻ. Từ khát vọng gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống này, nhà văn cũng thay các em nói lên nguyện vọng chính đáng của tuổi thơ. Các em muốn đƣợc sống trong gia đình hạnh phúc.

Cuộc sống vẫn chảy trôi với guồng quay hối hả. Vấn đề phát triển bền vững, giữ gìn bản sắc và giá trị văn hóa không chỉ là việc của các nhà chức trách, thực hiện ở cấp vĩ mô. Mỗi công dân, mỗi gia đình - tế bào xã hội - cần ý thức đƣợc điều đó để chung tay giữ gìn những nét đẹp văn hoá truyền thống có nguy cơ bị xói mòn trong cuộc sống công nghiệp thời hiện đại. Xuất phát từ thực trạng để đƣa ra dự báo; song dự báo để khẳng định, đề cao, lƣu giữ những giá trị trƣờng tồn với thời gian. Đó là cách viết của Đoàn Lƣ.

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 29 - 35)