Đoàn Lƣ đem đến cho độc giả “nhí” những trải nghiệm thực tế phong phú, thú vị và thiết thực. Đọc truyện của ông, các em nhƣ đƣợc “chu du” trong “cánh đồng” của kiến thức đời sống với: tập quán, đặc điểm của các loài cá, chim, ong, dế mèn,... của thế giới cây cỏ; kiến thức về nghệ thuật săn bắn, hái lƣợm, nuôi trồng, vv; những trò chơi, công việc, hoạt động đặc sắc riêng của trẻ em vùng núi.
Qua hai cuốn truyện, kí: Kỉ niệm về một dòng sông và Bên dòng Quây Sơn, Đoàn Lƣ đã cung cấp cho thiếu nhi những hiểu biết thú vị về thế giới động vật dƣới nƣớc, nhất là kiến thức về các loài cá.
Cá đục, tên tiếng Tày gọi là “Pja mận”, giống cá chƣa phải thơm ngon nhất Bản Lằng của cậu bé Định nhƣng cũng đƣợc nhiều ngƣời biết đến: “Con nào con nấy săn chắc, mắt mở to thao láo, thân dài, phủ lớp vảy trắng lóa như dát bạc…thân nó thuôn dài, trông dáng dấp như cái đục nên người ta mô phỏng gọi tên” [21, tr.28]. Để bắt đƣợc loại này cũng phải có kinh nghiệm bởi:
“Loài Pja mận này đi kiếm mồi rất đông, khi giở giời. Trời càng oi, nước sông càng ngầu, chúng càng thích cắn câu. Chọn địa điểm buông câu cũng quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trọng, cá đục thích ở nơi nước xiết vừa phải. Mồi câu cá đục cũng phải chọn, loài này không ăn tạp mà món ăn khoái khẩu nhất là con xin cơm (loài này khi lột xác sẽ biến thành chuồn chuồn). Con xin cơm làm mồi cho cá đục thì có đặc điểm nhận dạng, cũng là nguồn gốc tên gọi khá đặc biệt: “Bắt được con xin cơm, ấn nhẹ vào bụng, nó sẽ chìa ra cái mặt nạ giống như cái muôi nên gọi là con xin cơm” [21, tr.29].
Tiếp đến là cá chiên, cá sộp, cá đắc đẩu, cá chép lửa, cá nheo, cá trạch trấu, cá “mản tế”, cá bo, cá quất, cá mƣơng, cá trôi, cá chày, cá khoai hay còn gọi là cá mỡ, “pja be” (cá thia lia), cá bụt, “pja ngảy” (loại cá hiếm bên Trung Quốc, ngƣợc dòng lạc lên xứ này), cá “vài váo”, cá anh vũ, cá diềm xanh, cá măng, cá chuột, cá sừng, cá bám. 24 loài cá đã đƣợc lƣu dấu ấn trong Kỉ niệm về một dòng sông. Cuốn truyện Bên dòng Quây Sơn cung cấp thêm kiến thức về cá sộp, cá trầm hƣơng, rái cá, ba ba gai,… Mỗi loài đều đƣợc tác giả thuyết minh cặn kẽ về đặc điểm nhận dạng hay nét đặc trƣng. Với ba ba - đặc sản quý hiếm của sông nƣớc thì đƣợc nói đến trong cả 2 cuốn truyện nhƣng có thể thấy Đoàn Lƣ không lặp lại trong miêu tả, thuyết minh. Mặc dù ở Bên dòng Quây Sơn tác giả tƣờng thuật kĩ lƣỡng hơn (trong một chƣơng có tiêu đề: “Bắt được con ba ba đại bự”) còn với Kỉ niệm về một dòng sông là trang 88; 89; 90. Điều đó cho thấy ông thực sự am hiểu về đối tƣợng. Sự am hiểu đã thành vốn sống chứ không phải vốn kiến thức mang tính “hàn lâm”.
Đoàn Lƣ còn phổ biến nhiều cách câu cá, bắt cá thú vị. Những kinh nghiệm mang đặc trƣng vùng cao này chỉ có con ngƣời và thiếu nhi miền núi mới thành thạo: Câu cọc, câu giăng, câu nổi; cách bắt cá vật; cách thả lờ bắt cá; cách mồi cá bằng bó lúa; cách bắt cá bằng “lý” tạo thành cái bẫy khổng lồ hay bắt cá không cần mồi câu. Ngoài ra là cách bắt cá có tên gọi, nguồn gốc địa phƣơng dân tộc Tày nhƣ: “Hất luồng”, “Hết bẩu”, câu “bất rò”. Việc quăng chài trên sông nƣớc vùng cao với phƣơng tiện đánh bắt chuyên dụng cũng đƣợc nhà văn tƣờng thuật tỉ mỉ. Đây là cách bảo quản chài lƣới nhƣ một thứ nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuật của nghề sông nƣớc: “Chài tơ muốn bền, muốn sợi tơ săn chắc thì mỗi tháng phải được tẩm lòng trắng trứng vịt hai lần. Dùng trứng vịt, tách lấy lòng trắng, mỗi bận tẩm cần đến khoảng năm quả trứng. Lòng trắng được đánh như vẫn thường làm kem trứng cho đến khi bọt nổi trắng như bọt xà phòng chực trào ra chậu thì nhúng chài đã tẩm ướt bằng nước, sao cho kem lòng trắng trứng bám đều từng sợi tơ. Công đoạn tiếp theo là cho cả chài vào chõ hấp như đồ xôi. Khoảng tiếng đồng hồ, đem chài ra phơi” [21, tr.45; 46].
Có thể nhận thấy, những kiến thức này đƣợc chuyển tải một cách tự nhiên và hấp dẫn, bổ sung cho những bài học trong sách giáo khoa hoặc từ điển. Ví dụ kiến thức về loài “rái cá”. Từ điển định nghĩa về rái cá: “Thú ăn thịt, sống ở bờ nước, chân có màng da, bơi lội rất giỏi, bắt cá ăn” [49, tr.819]. Trong cuốn truyện vừa Bên dòng Quây Sơn, Đoàn Lƣ viết cụ thể hơn về những con rái cá
“lanh lẹ và rất khôn ngoan”: Chúng có lớp lông bảo vệ đặc biệt: “bóng mượt, mịn màng không thấm nước. Sương muối, tuyết, mưa phùn đều không ảnh hưởng đến loại áo thượng hạng này”; và tập tính trú ngụ, đặc điểm sinh học:
“chọn những vực nước sâu, nhiều cá, dễ lẩn trốn để mà tụ họp. Những nơi nào mà có những phiến đá tảng, hay những gờ đá mấp mô thì chúng càng thích. Trên đấy thường thấy phân rái cá, có cả xương cá chưa tiêu hóa được. Chứng tỏ dạ dày của loài này rất khỏe, bất chấp cả những cái xương nhọn”. Rái cá là động vật rất linh hoạt, khó có thể dùng súng bắn đƣợc chúng vì: “Đạn chưa rời khỏi nòng súng thì rái cá đã nhảy tòm xuống nước lặn mất tăm”. [24, tr.36; 37]. Đọc đoạn văn này, các em sẽ tích luỹ thêm kiến thức thú vị về rái cá.
Hoặc kiến thức về những loài cá chỉ có ở quê hƣơng tác giả. Cao Bằng có loài cá lạ tên tiếng Tày là “vài váo” (có nghĩa là trâu bị sứt mũi): “Trong hốc mũi là những cái gai nhỏ, cứng, cá dùng để ủi bới cát sỏi tìm mồi. Loài cá sứt mũi chỉ có ở nơi nước chảy xiết, gần chỗ vực sâu. Cái mũi sứt của nó còn giúp cá bám vào đá nơi nước xiết để rình mồi. Giống cá ở khúc sông suối chảy xiết là thịt săn chắc, ăn rất ngon. Mà con nào con nấy mình thuôn dài, vây rất khỏe
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mới có thể bơi lội ở những chỗ này được” [21, tr.79]. Cá trầm hƣơng là sản vật của quê Trùng Khánh - Cao Bằng, nhà văn Vi Hồng đã từng ca ngợi: “Cái hương vị cá trầm hương ngon ngọt lạ, thật quý. Ai lên Trùng Khánh mà chưa được ăn cá trầm hương nấu với hạt dẻ là coi như chưa từng biết đến xứ sở này” [46, tr.46]. Nhà văn Cao Duy Sơn khẳng định: “thịt nó có vị thơm nức như mùi trầm” và lí giải nguồn gốc tên gọi [46, tr.47]. Các nhà văn Cao Bằng
đã gặp nhau trong cảm hứng tự hào về sản vật quê hƣơng. Viết về cá trầm hƣơng, Đoàn Lƣ không chỉ giải thích nguồn gốc, tên gọi của loài cá “gặm ăn một khúc gỗ Trầm hương khổng lồ chìm dưới đáy Hoằng Quynh” mà còn thuyết minh, giới thiệu cặn kẽ các đặc điểm: “Tên Trầm hương là người dưới xuôi lên buôn bán, dân phố chợ Co Xàu gọi vậy, người Tày bản Mjài gọi là “Pja gò lài”. Nhác trông thì Trầm hương giống cá trôi, chỉ khác là gần mang có viền xanh đen. “Pja gò lài” trung bình nặng năm cân…dịp Tết Nguyên Đán mà có được chú cá Trầm hương cỡ chục kí làm nhân bánh chưng thì người kén ăn nhất, kẻ khó tính nhất cũng hết đường chê… Có những kẻ sành ăn từ thành phố Thượng Hải cách xa ngàn dặm cũng lặn lội đến tận đây những mong được thưởng thức món lạ ” [24, tr.6; 7].Cũng chung niềm tự hào ấy, nhƣng cách viết của Đoàn Lƣ đã chú trọng hơn về kiến thức cung cấp cho các em.
Tập truyện Những giấc mơ thời thơ ấu đem đến cho độc giả thiếu nhi những kiến thức về chim, động vật rừng. Nhà văn thuyết minh rất rõ từ đặc điểm nhận dạng, phong tục tập quán của loài đến cách săn bắt, nghệ thuật nuôi dạy. Bên cạnh những loài quen thuộc nhƣ: chim sáo, yểng, chim ngói, chim chích, chim phƣờng chèo, bìm bịp, họa mi…là những giống chim lạ mang dấu ấn địa phƣơng dân tộc Tày nhƣ: “nổc voèn”, “nổc choóc pá mò” (chim sẻ bầy có màu lông bò), “nổc choóc pá” (ngƣời Kinh lên khai hoang gọi là chim sẻ đất hay sẻ rừng), “nổc phjây đeng” (chim ri đỏ), “nổc cu bjoóc” (tên gọi chim gáy có bộ lông rực rỡ nhƣ hoa), chim “phầy phạ” (lửa trời),… Chỉ có ít loài đƣợc nhắc đến với đặc điểm tính cách chứ không miêu tả, thuyết minh tỉ mỉ: chèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bẻo, cu lúc. Mỗi loài đƣợc kể đến trong một câu chuyện riêng, gắn với một nhân vật đƣợc coi là “tài hoa nhất” trong nghệ thuật săn bắt nuôi dạy, thậm chí nói đƣợc tiếng chim: Áo Dì, thằng Hƣởng, thằng Ba, anh Trần, chú Đỉnh… hoặc là sự chiêm nghiệm của nhân vật tôi (hóa thân tác giả).
Kiến thức về loài ong - đặc sản của núi rừng đƣợc trình bày tập trung trong truyện ngắn Chẻo Vần Tu kể chuyện ong. Dựa trên tình huống một ngƣời bị ong đốt phải nhập viện, tác giả để cho anh y sĩ ngƣời Dao Chẻo Vần Tu thể hiện vốn sống. Qua đó, ta thấy thế giới ong hiện lên vô cùng phong phú với nhiều chi họ khác nhau, có cả tên gọi bằng tiếng Tày địa phƣơng. Loại ong bò vẽ thì có: ong đất, ong giần, tó lẳt. Ong mật có hàng chục loại: ong nhà, ong khoái, mèng mò (yếm bò), mèng gà, ong đen… Không chỉ giới thuyết về đặc điểm, tập tính của loài côn trùng rất khó phân biệt này, tác giả còn đƣa ra kinh nghiệm lấy mật ong - thứ thuốc quý thơm ngon thành đặc sản và cách chữa trị ong đốt. Vì thế, câu chuyện về ong cũng sẽ thu hút đƣợc sự quan tâm của độc giả nhƣ kết luận của bác sĩ Bích: Hóa ra ở đời còn có nhiều điều cần phải học. Ở vùng núi xa xôi này anh có thể học được những điều chưa biết” [19, tr.12].
Các em thiếu nhi rất yêu thích Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài. Câu chuyện về chàng Dế cùng chuyến du hành kêu gọi muôn loài hòa thuận đã chinh phục biết bao độc giả nhỏ tuổi. Cũng viết về nhân vật “đáng yêu” này, song bên cạnh việc trình bày những hiểu biết về loài dế, Đoàn Lƣ giúp các em tìm hiểu một trò chơi thú vị của trẻ em chân đất: trò chọi dế (trong truyện ngắn
Ngọt ngào tuổi thơ). Chỉ với 20 trang của một cuốn truyện nhỏ, song kinh nghiệm tuổi thơ cộng với vốn kiến thức tích lũy từ đời sống đã đƣợc tác giả thể hiện sống động và lí thú: từ cách bắt làm sao cho “lành nghề” để chọn đƣợc thằng dế xứng mặt “hảo hán”, “trượng phu”; cách giữ cho “các đấng anh hào vẫn giữ được sức lực, vẫn hiếu chiến để rồi toại nguyện lao vào những cuộc đấu đá”; đến cách xây võ đài, cách tổ chức sân chơi cho các đấu sĩ. Đằng sau chiến thắng của mỗi võ sĩ dế là kinh nghiệm huấn luyện và bản lĩnh dẫn dắt của các huấn luyện viên nhí tài ba. Các em nhỏ ham mê trò chơi chọi dế có thể học đƣợc ở đây những bài học thú vị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sự quan sát kết hợp với kiến thức về đối tƣợng cũng là điểm nổi bật trong sáng tác Đoàn Lƣ. Bởi thế, từ những loài vật thƣờng thấy trong cuộc sống: chó, mèo, khỉ, chuột, yểng, sáo; đến những loài động vật quý hiếm nhƣ: hổ, gấu, tê tê, ba ba… đều hiện lên trang viết của ông vừa sinh động lại vừa thật nhƣ vốn có. Nhà văn đã mang đến cho các em nhiều bài học thú vị về thế giới loài vật. Ví dụ: Con tê tê theo từ điển tiếng Việt: “Thú cỡ trung bình, mõm nhọn, không có răng, thân có vảy sừng, đào hang trong đất để ăn kiến, mối” [49, tr.905]. Chú tê tê trong câu chuyện Li kì xuyên sơn đƣợc lí giải từ nguồn gốc tên gọi “Cái tên Xuyên Sơn là do người đặt cho, vì loài tê tê chúng tôi rất giỏi đào núi. Giống loài tê tê của tôi có lớp sừng rất cứng, như áo giáp của các chiến binh thời xưa do đó người ta gọi vảy của chúng tôi là Xuyên Sơn giáp” [30, tr.41]; đến lợi thế “trời cho”: “Lớp vảy cứng của Xuyên Sơn cũng chính là vũ khí tự vệ đắc lực, giống như lớp mai của rùa và lông nhọn của nhím. Nếu gặp nguy hiểm đe dọa tính mạng là chúng tôi cuộn tròn, thu mình lại thì kẻ thù sẽ không làm gì được mà tự bỏ đi” [30, tr.42]. Cùng với đó là đặc điểm: “Loài Xuyên Sơn mắt thua xa những loài khác nhưng có mũi và tai rất thính”. Bên cạnh “sức khỏe phi thường” và “cú vồ ôm chặt” đƣợc công nhận là thế võ đặc trƣng, loài vật này cũng có nhƣợc điểm là “những cái chân ngắn nên di chuyển rất chậm chạp”. Vừa thuyết minh kiến thức, hiểu biết về đối tƣợng, tác giả cũng đồng thời chỉ ra sự hữu ích của giống vật “chuộng hòa bình”: “Trong khi nhiều loài thú khác phải săn bắt thú to để sống thì thức ăn khoái khẩu của Xuyên Sơn chỉ là mối và kiến nên chúng tôi thuộc nhóm có ích cho cây cối và con người” [30, tr.41; 42]. Nhƣ vậy, tê tê trong truyện của Đoàn Lƣ đã thành hình tƣợng văn học sống động, đáng yêu. Hình tƣợng ấy, với ông, trƣớc hết phải mang đến cho độc giả những thông tin cặn kẽ và hiểu biết thú vị. Đoàn Lƣ dựng lại những câu chuyện về thế giới tự nhiên nhằm mở rộng tri thức, tăng cƣờng trí tƣởng tƣợng cho các em.
Mỗi câu chuyện nhỏ của Đoàn Lƣ giống nhƣ một bài học về đời sống. Toàn bộ những tác phẩm ấy có thể làm thành cuốn sách khoa học thƣờng thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cho trẻ em nhƣ nhận định của nhà thơ Y Phƣơng: “Từ những trang viết của anh toát ra những kiến thức văn hóa tâm linh, văn hóa âm nhạc dân tộc, văn hóa ẩm thực, võ thuật cổ truyền, chăn thả gia súc, nuôi trồng và chăm sóc cây con thật sâu sắc.” [50, tr.273]. Đó là khoa học, là kiến thức của đời sống phong phú, của trải nghiệm và kinh nghiệm thực tiễn làm nên vốn tri thức dân gian. Những tri thức ấy đƣợc chuyển tải một cách tự nhiên và hấp dẫn thông qua nhân vật văn học có thể là hình tƣợng hƣ cấu, có thể lấy nguyên mẫu những ngƣời sống xung quanh hay chính từ hồi ức tuổi thơ của tác giả. Con ngƣời rồi sẽ ra đi, chỉ có kinh nghiệm còn ở lại. Mỗi một thời đoạn, mỗi bƣớc chuyển mình của lịch sử dân tộc sẽ đem đến những cái mới. Nhƣng cái cũ của một thời nếu không đƣợc biết tới sẽ là sự thiếu sót không chỉ là mặt tri thức mà còn là văn hóa. Quả thật: “Tất cả những gì con người đã làm, nghĩ hoặc trở thành:
được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách” (Thomas Carlyle). Qua sáng tác cho thiếu nhi của Đoàn Lƣ, vốn tri thức dân gian của đồng bào miền núi đến đƣợc với bạn đọc mọi miền. Đoàn Lƣ đã góp phần làm sống dậy vốn văn hóa đời sống của địa phƣơng Cao Bằng, của dân tộc Tày.