Ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 85 - 87)

Mác Tuên nhận định: “Cách viết truyện cho trẻ em đúng đắn nhất phải là viết sao cho tác phẩm không chỉ thú vị với em bé mà còn cực kì thú vị với ai đã từng là một em bé” [51; tr.1]. Vì luôn xác định đối tƣợng hƣớng tới là thiếu nhi, đặt mình trong suy nghĩ và cảm nhận của các em nên cách sử dụng từ ngữ để miêu tả thiên nhiên, cảnh vật trong tác phẩm của Đoàn Lƣ bao giờ cũng gắn với một cái nhìn, một sự quan sát, đánh giá theo tƣ duy con trẻ mộc mạc, trong sáng và vô cùng thú vị.

Nhà văn sử dụng những động từ, tính từ miêu tả theo tâm lí, theo cảm nhận rất thiếu nhi: “Lúc này sương tan, mặt trời vượt qua ngọn núi, tung

xuống trần gian những tia nắng vàng rực rỡ. Từ trên đỉnh đồi nhìn xuống phía khe, ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp leo tít lên lưng đồi. Phía trước mặt là dãy Khau Cải màu xám xịt bí hiểm, giơ phần cớm nắng về phía chúng tôi” [21, tr.11]. Ngôn ngữ thể hiện cái nhìn hồn nhiên rất trẻ thơ. Niềm thích thú của những đứa trẻ sau khi cùng bắt cá đƣợc diễn tả bằng ngôn ngữ của chính các em: “cả mùa lũ đôi ba lần được bắt cá như vậy, đối với trẻ con đó là một ngày hội. Thằng nào cũng dính đầy bùn đất, sau đó lại được tắm đến chán chê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Rất nhiều đoạn văn trong cuốn truyện kí Kỉ niệm về một dòng sông mang lại cho đọc cảm giác thú vị bởi tác giả đã thuyết minh đối tƣợng bằng ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng, phù hợp với tƣ duy ngộ nghĩnh và trí tƣởng tƣợng của trẻ thơ: “Giống cá vùng này khôn ra trò. Nhất là giống cá chép. Khi đã lọt vào vòng chài, chúng tạm thời cắm đầu xuống bùn, chổng phần đuôi lên trên. Khi thu chài lại, chúng rất có cơ may lọt lưới. Còn giống cá trôi ở đây cực kì giỏi lạng lách. Bị chài quăng trùm phía trên, cá lao nhanh sát hàng rào chì đang chìm, nghiêng mình chui sổng tọtnhanh như xiếc…” [21, tr. 45].

Những câu văn, đoạn văn miêu tả hình ảnh con cá trong Kỉ niệm về một dòng sông đều đƣợc diễn tả sinh động. Ngôn ngữ cho thấy sự quan sát nhanh nhạy, đúng “chất trẻ con”. Có khi chỉ trong một câu văn, tác giả sử dụng nhiều động từ và các tính từ mang sắc thái cao, có tính biểu cảm để miêu tả rõ nét đối tƣợng: “Con cá trắng toát, giãy nảy trên không trung, chưa kịp hoàn hồn thì đã bị bàn tay trái gân guốc, ngón ngắn cũn tóm gọn, bỏ vào giỏ” [21, tr.25]. Những hiểu biết về con tằm đƣợc cậu bé Định tƣờng thuật một cách dễ hiểu và sinh động theo “vốn” kiến thức và vốn từ của cậu bé vùng cao hóm hỉnh. Chỉ trong vài câu văn, tác giả đã vận dụng sự linh hoạt của ngôn ngữ với nhiều từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ thiếu nhi và từ tình thái nhƣ:“chẳng lạ gì”, “lắm công phu”, “lăn ra ốm”, “thì khốn”, không hề biết thương biết tiếc; (nó) dám vào tận…; các thành ngữ: “trái nắng trở trời” “lo nơm nớp”; các động từ, tính từ miêu tả đối tƣợng sinh động: liều lĩnh, ung dung”; và một số từ ví von ngộ nghĩnh học theo ngƣời lớn nhƣ: “thưởng thức”, “cao lương mĩ vị” [21, tr.46].

Bên cạnh ngôn từ giản dị, quen thuộc trong diễn đạt hàng ngày của trẻ em, Đoàn Lƣ còn sử dụng những định ngữ để gọi tên thay thế cho đối tƣợng theo cách trẻ con. Trong Bên dòng Quây Sơn, rái cá là “lũ rái cá hậu sinh hỗn láo”

hoặc “loài thú ranh ma”; con “hân súng” manh động, không có thực lực là

“thằng cáo ngốc nghếch”. Trong Kỉ niệm về một dòng sông, cá măng là “hung thần sông nước” hay “mãnh thú sông sâu”; những con cá chịu số phận bị tóm thì sẽ là “con cá xấu số”, “bọn cá ngờ nghệch” hay “lũ tham ăn”; phƣơng tiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bắt cá độc đáo của bác Kẻn, bác Nhì là “cái chảo đại” hay “cỗ máy bắt cá”. Trong bộ tiểu thuyết khoa học viễn tƣởng, Lêna-Kíttti đƣợc gọi là “tài sản hiếm của nhân loại”, cá heo là “những ngư viên của tập đoàn Xuyên Đại Dương”. Trong Li kì Xuyên Sơn, chuột Cống đƣợc gọi là “cậu học trò nhiều tham vọng”

…Cách dùng từ ấy tạo sự sinh động và cuốn hút với độc giả thiếu nhi.

Cách viết phù hợp và “trúng” với tâm lí lứa tuổi, với tính cách tâm hồn trẻ em khiến cho những câu chuyện kể của Đoàn Lƣ hiện lên gần gũi, giản dị không tô vẽ hay lên gân mà vẫn hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (Trang 85 - 87)