5. Kết cấu đề tài
3.2.2. Đối với công tác thu nợ
Thu hồi nợ là vấn đề của Ngân hàng. Bởi vì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ.
• Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích làm ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và có báo cáo kịp thời về việc vi phạm hợp đồng tín dụng của khách hàng để có những biện pháp xử lý.
• Đối với các hộ nông dân hoặc người đại diện ở xã ấp, Ngân hàng nên áp dụng trích một khoản tiền hoa hồng cho họ để họ tích cực, tận tình giúp đỡ cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ. Kết hợp với chính quyền điạ phương các cấp, đầu tư tín dụng phải dựa vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương đó. Thực hiện cho vay phải đúng theo thời vụ, thời hạn trả nợ phải phù hợp với chu kỳ của từng loại hình sản xuất kinh doanh nhằm đạt đến mục tiêu chung của cả Ngân hàng và khách hàng là hiệu quả sử dụng vốn.
• Đối với các khoản nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tùy tình hình cụ thể mà Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn Ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng và cần thêm vốn. Khi đó Ngân hàng có thể cho vay thêm và các khoản vay này không vượt quá chu kỳ sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
3.2.4. Đối với việc quản lý rủi ro và công tác nợ xấu
• Nâng cao năng lực thu thập thông tin, nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác; kiểm soát chặt chẽ rủi ro đối với các khoản cho vay có rủi ro ở mức cao, như cho vay sản xuất kinh doanh, kinh doanh bất động sản, cho vay tiêu dùng…
• Do phải đáp ứng nhu cầu về thủ tục nhanh gọn dễ dẫn đến rủi ro về pháp lý của tài sản đảm bảo. Vì vậy khi tiến hành thẩm định cho vay cần lưu ý xác định chính xác nguồn thu nhập để trả nợ, tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và xem đây là điều kiện tiên quyết để ra quyết định cho vay.
• Do các khoản vay hộ sản xuất nhỏ, thường phát sinh tại các phòng giao dịch, chi nhánh cấp 2, vì vậy Giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch cần căn cứ tình hình thực tế và năng lực của các cấp điều hành cơ sở để đề ra hạn mức ủy quyền cho vay phù hợp trên cơ sở đảm bảo an toàn và có tính cạnh tranh cao.
PHẦN KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận
Trải qua 06 năm hoạt động NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phụng Hiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể trên hoạt động tín dụng đặc biệt là đối với đối tượng hộ sản xuất kinh doanh. Điều này đã được minh chứng qua doanh số cho vay hàng năm. Nhờ có hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh mà Ngân hàng đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu cần thiết cho người dân trên địa bàn cũng như góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đầu tư của các thành phần kinh tế vừa thực hiện mục đích kinh doanh vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của vùng. Tạo điều kiện đưa Huyện nhà dần dần đến tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.
Về kết quả hoạt đông kinh doanh trong ba năm qua đã có những chuyển biến tích cực, điều này được thấy rõ qua lợi nhuận được tăng dần qua các năm. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo của Ban giám đốc cùng với sự nhiệt tình, cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên ở Ngân hàng.
Tuy nhiên, chi nhánh không thể dừng lại với những gì đạt được mà còn phải cố gắng phấn đấu hơn nữa để khắc phục những tồn tại thiếu sót trong thời gian qua cũng như để chuẩn bị với những thách thức mới trong quá trình kinh doanh mới và góp phần cùng toàn hệ thống NHNo Việt Nam tiến đến hội nhập trong khu vực và trên thế giới.
2. Kiến Nghị
Ngân hàng cần không ngừng hoàn thiện các mặt hoạt động trong chi nhánh. Nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo các mục tiêu hoạt động của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả. Ngân hàng cần quan tâm đến công tác kiểm soát nội bộ và kiểm soát rủi ro, thường xuyên liên kết, gặp gỡ với các chi nhánh, phòng ban khác để có thể trao đổi và chia sẽ những mặt thuận lợi và khó khăn để cùng tìm ra hướng giải quyết.
Ngân hàng cần chú trọng công tác huy động vốn, tạo nguồn vốn dồi dào để có thể đáp ứng những dự án có nhu cầu vốn trung và dài hạn của các hộ dân cư. Thêm vào đó, Ngân hàng cần điều chỉnh lãi suất cho vay cho phù hợp nhằm tạo điều kiện cho nhân dân mạnh dạn vay vốn phát triển.
Tăng cường thêm đội ngũ nhân sự đặc biệt là cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao. Mở các khóa huấn luyện gia tăng trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.
Ngân hàng cần phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý nghiêm những cá nhân hoặc hộ gia đình vay vốn theo quyết định số 67 của thủ tướng chính phủ có thái độ chậm trễ trong trả nợ.
Hàng năm cần tu bổ lại trụ sở của Ngân hàng vì một Ngân hàng khang trang thể hiện sự giàu có của Ngân hàng mới thu hút được khách hàng tạo sự an tâm cho khách hàng khi quan hệ giao dịch với Ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại. 2007. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Đại học Cần Thơ.
2. Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng. 2006. Nhập môn tài chính tiền tệ, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Dương Văn Tiến. 2010. Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân kinh tế, hệ đại học, Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Thị Thùy Linh. 2010. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo&PTNT quận Cái Răng, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân kinh tế, hệ đại học, Đại học Tây Đô.
5. NHNo&PTNT Việt Nam. 1996. Hệ thống hóa các văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam (tập 1), Hà Nội.
6. Luật các tổ chức tín dụng. 1998. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Quyết định 67/1996/QĐ – TTg ngày 30/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ. 8. NHNo&PTNT Việt Nam. 2002. Cẩm nang Tín dụng, Hà Nội.