Doanh số cho vay theo từng lĩnh vực

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 43 - 47)

5. Kết cấu đề tài

2.4.2.1. Doanh số cho vay theo từng lĩnh vực

Bảng 8: Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực tại NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm(2009-2011)

ĐVT:Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 112.134 172.932 175.799 60.798 54,22 2.867 1,66 Chăn nuôi 89.707 113.866 123.985 24.159 26,93 10.119 8,89 Thủy sản 44.853 47.174 75.873 2.321 5,17 28.699 60,84 Kinh doanh - TMDV 23.548 39.854 49.964 16.306 69,25 10.110 25,37 Ngành khác 10.096 26.839 37.010 16.743 165,84 10.171 37,90 Tổng Cộng 280.338 406.665 462.631 126.327 45,06 55.966 13,76

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp)

Hình 13: Biểu đồ biến động doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

Hình 14: Cơ cấu ngành nghề cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

- Cho vay trồng trọt: Phụng Hiệp là một vùng đất thuần nông, mặc dù trong mấy năm

gần đây Phụng Hiệp đang từng bước chuyển mình để bắt kịp tiến độ phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, đặc thù của địa bàn Phụng Hiệp vẫn là nông nghiệp. Chính điều này cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo. Vào mỗi mùa vụ thì nhu cầu vốn của người dân rất cao chính vì thế hoạt động chính của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp là tập trung đầu tư vào nông nghiệp. Mà chủ yếu đó chính là trồng trọt. Ngành này bao gồm: trồng lúa, mía, các loại hoa màu và cây ăn trái. Đây là ngành có từ lâu đời và hiện tại vẫn phát triển do vậy nhu cầu vay vốn của ngành này khá cao. Tuy nhiên, nhu cầu vốn tăng không đều nhau qua các năm cụ thể là: Năm 2009 đạt 112.134 triệu đồng, và sang năm 2010 doanh số cho vay tăng lên 172.932 triệu đồng tăng 60.798 triệu đồng tăng 54,22% so với 2009. Tới 2011 doanh số cho vay đạt 175.799 triệu đồng tăng 2.867 triệu đồng (1,66%) so với 2010. Nguyên nhân của sự tăng giảm không đều này là do ảnh hưởng của giá lúa năm 2009 quá thấp khiến cho nông dân phải vay vốn để bù đắp chi phí sản xuất cho vụ vừa rồi và tái đầu tư cho mùa vụ mới và Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng

2011 nguồn cho vay vẫn tăng nhưng chậm hơn so với 2010, là do hiệu ứng của nền kinh tế. Nền kinh tế đã hồi phục và phát triển hơn so với các năm trước, thêm vào đó nông dân đa số được mùa. Chính điều này đã làm giảm nhu cầu vay vốn. Vì đa phần người dân có thể tự cung cấp được nguồn vốn cho mình.

- Cho vay thủy sản: Huyện Phụng Hiệp với đặc thù kênh ngòi chằng chịt, lại có

nguồn nước ngọt phong phú là tiềm năng cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển. Với những thuận lợi đó, những năm gần đây người dân huyện Phụng Hiệp đang chuyển sang kinh doanh thủy sản như: nuôi cá thác lác, cá giống, nuôi cá lóc, cá rô đầu vuông,… Nên tỷ lệ doanh số cho vay ngành thủy hải sản cũng chiếm khá cao và tăng dần qua các năm. Năm 2009 đạt 44.853 triệu đồng, sang năm 2010 doanh số cho vay đạt 47.174 triệu đồng tăng lên 2.321 triệu đồng (5,17%) so với 2009. Tới 2011, doanh số tăng khá nhanh 75.873 triệu đồng chiếm 60,84% tăng mạnh 28.699 triệu đồng so với 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành thủy sản huyện Nhà đang dần từng bước phát triển, do vậy người dân không ngừng mở rộng quy mô. Thêm vào đó, số người tham gia vào lĩnh vực này càng tăng nên số lượng vốn Ngân hàng cung cấp ngày càng tăng.

- Cho vay chăn nuôi: Bên cạnh ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi đứng thứ 2 trong doanh số cho vay, cũng phát triển không kém và tăng dần qua các năm. Năm 2009 đạt 89.707 triệu đồng. Sang năm 2010 đạt 113.866 triệu đồng tăng lên 24.159 triệu đồng (26,93%) so với 2009. Sang 2011, doanh số có tăng nhưng tăng không bằng 2010 cụ thể đạt 123.985 triệu đồng tăng 10.911 triệu đồng (8,89%) so với 2010. Thực trạng này là do những năm gần đây nhà nước đang có sự hỗ trợ người dân trong hoạt động sản xuất đặc biệt là nuôi heo, bò và gia cầm. Thêm vào đó do gần đây hiện trạng thiếu nguồn cung ứng thịt gia súc, gia cầm trên thị trường trong nước và xuất khẩu nên nhu cầu chăn nuôi của người dân ngày một tăng. Tuy nhiên, không số ít hộ đã thiệt hại nặng trong lĩnh vực này do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật. Nên doanh số cho vay năm 2011 có mức độ tăng không bằng trước.

- Cho vay Kinh Doanh - TMDV: Về kinh doanh thương mại dịch vụ có sự phát triển

cả về chất lượng và số lượng qua các năm. Năm 2009 đạt 23.548 triệu đồng tăng 16.306 triệu đồng, năm 2010 đạt 39.854 triệu đồng (tăng 16.306 triệu đồng so với năm 2009). Qua năm 2011, doanh số cho vay đạt 39.854 triệu đồng tăng 10.110 triệu đồng (25,37%). Sở dĩ doanh số cho vay tăng dần qua các năm là do: Trong năm 2006 Hậu Giang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 105/2006/QĐ-TTg (phát hành ngày 16/5/2006) về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. Tỉnh sẽ thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp. Chính vì thế hoạt động Thương mại - dịch vụ có sự phát triển vượt bậc nhờ vậy mà nhu cầu vốn đầu tư trong dân cư ngày càng tăng qua các năm. Hơn nữa là do, với sự phát triển của nền kinh tế hoat động trao đổi mua bán đựơc thực hiện tăng lên các dịch vụ đuợc đầu tư và quan tâm trở nên nhiều hơn.

- Ngoài các lĩnh vực kinh tế trên còn có lĩnh vực khác tuy chiếm tỉ lệ thấp trong doanh số cho vay khách hàng hộ sản xuất kinh doanh, nhưng hàng năm doanh số cho vay ngành này cũng khá tăng, năm 2009 đạt 10.096 triệu đồng, năm 2010 đạt 26.839 triệu đồng tăng 16.743 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 đạt 37.010 tăng 37,90% so với năm 2010.

Tóm lại: Doanh số cho vay hàng năm của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Chứng tỏ

quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Đồng thời, cho thấy được chính sách kích cầu của Nhà nước là đạt hiệu quả. Tạo cơ hội cho các hộ sản xuất tiếp cận được nguồn vốn để tiếp tục hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w