Doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT huyện

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 33 - 34)

5. Kết cấu đề tài

2.3.1.Doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT huyện

Hiệp

Hình 5: Biểu đồ biến động doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

Phụng Hiệp là huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, với diện tích đất tự nhiên là 48.481 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp 42.000 ha, đất đai màu mở, hệ thống nội đồng thủy lợi tương đối khá rất thuận lợi cho việc sản xuất lúa và các loại hoa màu. Xác định được thế mạnh đó, NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp đã mạnh dạn đầu tư trong tất cả các địa bàn trong huyện. Vì thế mà doanh số cho vay của địa bàn huyện tăng qua các năm cụ thể như sau:

Doanh số cho vay năm 2009 của tất cả các địa bàn trong Huyện là 487.545 triệu đồng. Đến năm 2010 đạt 677.775 triệu đồng, tăng 190.230 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng 39,02%. Đến năm 2011 tiếp tục tăng và đạt 740.209 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 9,21% so với năm 2010.

Trong đó, doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh luôn đạt doanh số cao, điều này đã chứng tỏ rằng Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho hộ sản xuất đầu tư sản xuất. Qua ba năm đều tăng và năm sau luôn cao hơn năm trước cụ thể là năm 2009, doanh số cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh là 280.338 triệu đồng. Năm 2010, doanh số là 406.665 triệu đồng cao hơn năm 2009 là 126.327 triệu đồng tương đương 45,06% và ở năm 2011 là 462.631 triệu đồng cao hơn năm 2010 là 74.470 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 18,31% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng cao như vậy là do nhu cầu sử dụng vốn vào nông nghiệp trong dân cư trên địa bàn ngày càng tăng do người dân sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa chăn nuôi (heo, cá, trâu, bò…) vừa làm kinh doanh dịch vụ (sấy lúa, say sát lúa…) với qui mô nhỏ phục vụ trên địa bàn. Nắm bắt nhu cầu đầu tư để vừa mở rộng tăng trưởng tín dụng vừa đáp ứng vốn cho khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó giúp cho Ngân hàng cũng có lợi, khách hàng cũng có lợi, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động…

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 33 - 34)