Tình hình dư nợ theo thời hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 40 - 41)

5. Kết cấu đề tài

2.4.1.3.Tình hình dư nợ theo thời hạn

Tình hình dư nợ phản ánh số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng vay vốn. Đây cũng là một yếu tố thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tổng dư nợ của Ngân hàng bao gồm dư nợ cho vay trong hạn và nợ quá hạn. Dư nợ trong hạn là những khoản nợ hết thời hạn cho vay hay gia hạn nợ. Dư nợ trong hạn càng lớn càng chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng dồi dào và vai trò cung cấp vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh càng cao. Tình hình dư nợ hộ sản xuất kinh doanh của huyện Phụng Hiệp được thể hiện như sau:

Bảng 6: Doanh số dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm(2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng dư nợ 212.323 287.467 295.169 75.144 35,39 7.702 2,68 Ngắn hạn 115.362 181.104 210.553 65.742 56,99 29.449 16,26 Trung và Dài hạn 96.961 106.363 84.615 9.402 9,70 -21.748 -20,45

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp)

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tăng dần qua các năm. Năm 2009 tổng dư nợ của hộ sản xuất kinh doanh là 212.323 triệu đồng, tính đến cuối năm 2010 tổng dư nợ của hộ sản xuất kinh doanh 287.467 triệu đồng tăng 75.144 triệu (35,39%) so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ lại tiếp tục tăng đạt 295.169 triệu tăng 7.702 triệu đồng ứng với tỷ lệ 2,68% so với năm 2010.

Hình 11: Biểu đồ biến động doanh số dư nợ hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

Qua biểu đồ ta thấy dư nợ ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt 115.362 triệu đồng, đến năm 2010 tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn là 56,99% tức tăng 65.742 triệu đạt 181.104 triệu đồng. Đến năm 2011 thì dư nợ lại tiếp tục tăng lên đạt 210.553 triệu tăng 16,26% với số tiền tăng là 29.449 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của doanh số dư nợ ngắn hạn tăng rất cao là do những hộ vay ngắn hạn để sản xuất nông nghiệp đã đầu tư sản xuất có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao nên Ngân hàng thu được nợ từ những hộ vay này.

Doanh số dư nợ trung và dài hạn qua các năm có sự biến động. Năm 2009 đạt 96.961 triệu đồng, Năm 2010 doanh số dư nợ tăng lên 106.363 triệu đồng tức tăng 9.402 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 9,70% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng là do gói kích cầu trung và dài hạn của Chính phủ ban hành nhằm chống sự suy thoái của nền kinh tế nên góp phần làm cho dư nợ trung và dài hạn tăng. Mặt khác, vì cho vay trung và dài hạn được duy trì một thời gian dài trên 1 năm nên chậm thu hồi là điều tất nhiên. Đến năm 2011 thì doanh số dư nợ giảm xuống 21.748 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 20,45% tức đạt doanh số dư nợ là 84.615 triệu đồng. Năm 2011 dư nợ giảm xuống là do tình hình kinh tế ổn định, giá cả sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng nên tạo điều kiện cho người dân trả nợ Ngân hàng dễ dàng cộng thêm vào đó là lãi suất vay trung và dài hạn cao hơn ngắn hạn nên người dân còn e dè khi vay.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 40 - 41)