Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 36 - 60)

5. Kết cấu đề tài

2.4.Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh

2.4.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn 2.4.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn

Nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết nổi lo lắng về vốn cho hộ sản xuất, góp phần đẩy mạnh tiềm năng phát triển kinh tế huyện nhà. Chi nhánh NHNo&PTNT Phụng Hiệp đã không ngừng mở rộng công tác đầu tư tín dụng để chuyển nguồn vốn đến cho người dân sản xuất.

NHNo&PTNT cho vay ngắn hạn nhằm mục đích chính là cung cấp vốn lưu động cho bà con nông dân sản xuất, tái sản xuất đầu tư vào các đối tượng chi phí như: giống cây, lao động,… Và cho vay trung & dài hạn để mua sắm các dụng cụ phục vụ cho sản xuất như: máy cày, máy sấy…nhằm giúp khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh , phát triển cơ sở hạ tầng. Sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ về tình hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn qua bảng dưới đây:

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền( (%) Số tiền (%) T Tổng doanh số cho vay 280.338 406.665 462.631 126.327 45,06 74.470 18,31

Ngắn hạn 152.317 256.199 330.010 103.88 68,20 73.811 28,81 Trung và Dài hạn 128.021 150.466 132.621 22.445 17,53 -17.845 -11,86

Bảng 4: Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm(2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp)

Nhìn chung doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh qua 3 năm có sự tăng lên theo từng năm. Qua bảng, cho ta thấy tổng doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt 280.338 triệu đồng.Trong đó thì cho vay ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh chiếm 152.317 triệu đồng, còn đối với cho vay trung dài hạn chỉ có 128.021 triệu đồng. Sang năm 2010, tổng doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh tăng 126.327 triệu đồng với tốc độ 45,06% là 406.665 triệu đồng, trong đó: cho vay ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh đạt 256.199 triệu đồng, tăng 103.88 triệu (68,20%) so với năm 2009. Doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 132.621 triệu tăng 22.445 triệu tương ứng với tốc độ 17,53%, Nếu năm 2010 tốc độ tăng vượt bậc so với năm 2009 thì đến năm 2011 có phần tăng chậm lại hơn cụ thể là: năm 2011 tổng doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh là 462.631 triệu đồng, tăng 74.470 triệu đồng, chiếm 18,31% so với năm 2010, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh tăng 73.811 triệu đồng tương ứng với 28,81% tức đạt 330.010 triệu đồng, còn đối với doanh số cho vay trung và dài hạn là 132.621 triệu đồng, (11,86 %) giảm 17.845 triệu đồng. Có được sự gia tăng trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh này là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc và sự nổ lực cố gắng của toàn thể nhân viên Ngân hàng, cũng như Ngân hàng đã có những biện pháp cụ thể phát triển mở rộng đối tượng cho vay, thời hạn cho vay… Từng bước tiếp cận trực tiếp hộ sản xuất kinh doanh của hộ. Vì vậy, doanh số cho vay tiếp tục tăng qua các năm.

Qua những gì chúng ta đã phân tích ở bảng trên, thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng cao, qua đó đã phản ánh thực tế là Ngân hàng đã định hướng đầu tư vốn ngắn hạn càng nhiều để giảm thiểu rủi ro của việc vay trung và dài hạn. Bởi mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động nên vòng quay vốn rất nhanh, Ngân hàng có thể cho vay tiếp tục nữa nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời an toàn từ đồng vốn của mình. Đồng thời nó sẽ giúp cho Huyện nhà phát triển hơn. Để hiểu rõ hơn những biến động về tình hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh ta nhìn vào biểu đồ sau:

Hình 9: Biểu đồ biểu hiện tổng doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

2.4.1.2. Doanh số thu nợ theo thời hạn

Việc cho vay vốn đã khó, nhưng việc thu nợ còn khó hơn. Nó là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các Ngân hàng. Không chỉ nâng cao doanh số cho vay nhiều là tốt, mà Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu hồi nợ. Để thấy rõ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng qua các năm ta tiến hành phân tích bảng thu hồi nợ sau:

Bảng 5: Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm(2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng doanh số thu nợ 262.443 340.152 444.206 77.709 29,61 104.054 30,59 Ngắn hạn 142.594 214.296 316.866 71.702 50,28 102.570 47,86 Trung và Dài hạn 119.849 125.856 127.339 6.007 5,01 1.483 1,18

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thu nợ hộ sản xuất kinh doanh của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm tương ứng tăng theo doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng. Doanh số thu nợ cụ thể qua các năm như sau: Tổng doanh số thu nợ trong năm 2009 là 262.443 triệu đồng đến năm 2010 đạt 340.152 triệu đồng tăng 77.709 triệu đồng tương đương 29,61% so với năm trước. Trong năm 2011, tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất kinh doanh là 444.206 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 30,59%. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh chiếm doanh số cao nhất cụ thể qua biểu đồ sau:

Hình 10: Biểu đồ biến động doanh số thu nợ hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

Đến năm 2011 doanh số thu nợ đạt 316.866 triệu đồng đạt 47,86% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Ngân hàng đã thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, đồng thời cũng tăng cường chú trọng công tác theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn, và đôn đốc khách hàng trả nợ và lãi khi đến hạn thanh toán trong hợp đồng tín dụng.

Doanh số thu nợ trung & dài hạn: cũng như doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng tăng nhưng không đồng bộ. Cụ thể năm 2009 đạt 119.849 triệu đồng, năm 2010 tăng 6.007 triệu đồng so với năm 2009, chiếm 5,01%. Đến năm 2011 doanh số thu nợ đạt 127.339 triệu đồng tương ứng với 1,18% tăng 1.483 triệu đồng so với năm 2010. Doanh số thu nợ trung và dài hạn bị ảnh hưởng nhiều bởi mô hình cho vay của nhà đầu tư, nên hộ sản xuất kinh doanh không thu hồi kịp vốn nên không thể trả nợ và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Chính nguyên nhân này làm cho tổng doanh số thu hồi nợ của Ngân hàng tăng không được cao lắm nhưng do nó chiếm một tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng gì nhiều đến hiểu quả hoạt động của Ngân hàng.

2.4.1.3. Tình hình dư nợ theo thời hạn

Tình hình dư nợ phản ánh số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng vay vốn. Đây cũng là một yếu tố thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tổng dư nợ của Ngân hàng bao gồm dư nợ cho vay trong hạn và nợ quá hạn. Dư nợ trong hạn là những khoản nợ hết thời hạn cho vay hay gia hạn nợ. Dư nợ trong hạn càng lớn càng chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng dồi dào và vai trò cung cấp vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh càng cao. Tình hình dư nợ hộ sản xuất kinh doanh của huyện Phụng Hiệp được thể hiện như sau:

Bảng 6: Doanh số dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm(2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng dư nợ 212.323 287.467 295.169 75.144 35,39 7.702 2,68 Ngắn hạn 115.362 181.104 210.553 65.742 56,99 29.449 16,26 Trung và Dài hạn 96.961 106.363 84.615 9.402 9,70 -21.748 -20,45

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp)

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tăng dần qua các năm. Năm 2009 tổng dư nợ của hộ sản xuất kinh doanh là 212.323 triệu đồng, tính đến cuối năm 2010 tổng dư nợ của hộ sản xuất kinh doanh 287.467 triệu đồng tăng 75.144 triệu (35,39%) so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ lại tiếp tục tăng đạt 295.169 triệu tăng 7.702 triệu đồng ứng với tỷ lệ 2,68% so với năm 2010.

Hình 11: Biểu đồ biến động doanh số dư nợ hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

Qua biểu đồ ta thấy dư nợ ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt 115.362 triệu đồng, đến năm 2010 tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn là 56,99% tức tăng 65.742 triệu đạt 181.104 triệu đồng. Đến năm 2011 thì dư nợ lại tiếp tục tăng lên đạt 210.553 triệu tăng 16,26% với số tiền tăng là 29.449 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của doanh số dư nợ ngắn hạn tăng rất cao là do những hộ vay ngắn hạn để sản xuất nông nghiệp đã đầu tư sản xuất có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao nên Ngân hàng thu được nợ từ những hộ vay này.

Doanh số dư nợ trung và dài hạn qua các năm có sự biến động. Năm 2009 đạt 96.961 triệu đồng, Năm 2010 doanh số dư nợ tăng lên 106.363 triệu đồng tức tăng 9.402 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 9,70% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng là do gói kích cầu trung và dài hạn của Chính phủ ban hành nhằm chống sự suy thoái của nền kinh tế nên góp phần làm cho dư nợ trung và dài hạn tăng. Mặt khác, vì cho vay trung và dài hạn được duy trì một thời gian dài trên 1 năm nên chậm thu hồi là điều tất nhiên. Đến năm 2011 thì doanh số dư nợ giảm xuống 21.748 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 20,45% tức đạt doanh số dư nợ là 84.615 triệu đồng. Năm 2011 dư nợ giảm xuống là do tình hình kinh tế ổn định, giá cả sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng nên tạo điều kiện cho người dân trả nợ Ngân hàng dễ dàng cộng thêm vào đó là lãi suất vay trung và dài hạn cao hơn ngắn hạn nên người dân còn e dè khi vay.

2.4.1.4. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn

Nợ quá hạn là điều không thể không có ở bất kỳ một Ngân hàng nào. Để Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả thì chỉ tiêu nợ quá hạn này phải thấp, hoặc bằng không là tốt nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đó còn cho thấy được công tác thu nợ của cán bộ tín dụng đạt được hiệu quả cao hơn. Qua số liệu thể hiện trên biểu đồ cho thấy, nợ quá hạn hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn đều không ổn định qua các năm. Cụ thể số liệu phản ánh qua các năm như sau: Năm 2009 nợ quá hạn hộ sản xuất kinh doanh là 1.610 triệu đồng. Năm 2010 nợ quá hạn 2.347 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 45,78%, tăng so với năm 2011 là 737 triệu đồng. Năm 2011 nợ quá hạn hộ sản xuất kinh doanh giảm xuống còn 2.211 triệu đồng, giảm so với năm 2010 là 136 triệu đồng chiếm 5,79%.

Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm(2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng nợ quá hạn 1.610 2.347 2.211 737 45,78 -136 -5,79 Ngắn hạn 874 1.479 1.577 605 69,22 98 6,63 Trung và Dài hạn 760 868 634 108 14,21 -234 -26,96

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp)

Hình 12: Biểu đồ biến động doanh số nợ quá hạn hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

Qua biểu đồ trên ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn các năm tăng lên đáng kể. Năm 2009, nợ quá hạn ngắn hạn là 874 triệu đồng. Năm 2010, nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất là 1.479 triệu đồng tăng 605 triệu đồng tương đương 69,22% so với năm 2009. Năm 2011, nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất tiếp tục tăng lên đến 1.577 triệu đồng tăng lên 6,63% và tăng lên 98 triệu đồng so với năm 2010. Sở dĩ nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng tăng cao là do chi phí sản xuất ngày càng tăng như: Giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp, giá nhân công…làm cho người dân sản xuất không có lãi.

Cũng như nợ quá hạn ngắn hạn, nhìn chung nợ quá hạn trung và dài hạn đối với hộ sản xuất có phần giảm hơn trong những năm trở lại đây mặc dù có tăng ở năm 2010 nhưng tăng rất thấp. Cụ thể, năm 2009 nợ quá hạn trung và dài hạn là 760 triệu đồng thì sang năm 2010 nợ quá hạn tăng 108 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, tình trạng nợ quá hạn đã được cải thiện đáng kể còn 634 triệu đồng. Chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng được nâng lên, qua đó cũng thể hiện được sự tiến bộ của các Cán bộ tín dụng trong việc thẩm định và theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ khi quyết định cho vay.

2.4.2. Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực

Liên tục nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Phụng hiệp tăng 20%/năm. Từ nền kinh tế thuần nông, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ đến nay đã hình thành rõ rệt 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, tổ chức kinh tế chủ yếu là các tổ chức kinh doanh cá thể, đa phần là hộ kinh doanh.Chính những điều này đã tạo điều kiện cho tín dụng hộ kinh doanh trong thời gian gần đây phát triển khá nhanh. Để hiểu rõ hơn về quy mô và hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh của Ngân hàng trên địa bàn, ta tiến hành phân tích tình hình hoạt động tín dụng theo từng lĩnh vực trong 3 năm 2009-2011.

Bảng 8: Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực tại NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm(2009-2011)

ĐVT:Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 112.134 172.932 175.799 60.798 54,22 2.867 1,66 Chăn nuôi 89.707 113.866 123.985 24.159 26,93 10.119 8,89 Thủy sản 44.853 47.174 75.873 2.321 5,17 28.699 60,84 Kinh doanh - TMDV 23.548 39.854 49.964 16.306 69,25 10.110 25,37 Ngành khác 10.096 26.839 37.010 16.743 165,84 10.171 37,90 Tổng Cộng 280.338 406.665 462.631 126.327 45,06 55.966 13,76

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp)

Hình 13: Biểu đồ biến động doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

Hình 14: Cơ cấu ngành nghề cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

- Cho vay trồng trọt: Phụng Hiệp là một vùng đất thuần nông, mặc dù trong mấy năm

gần đây Phụng Hiệp đang từng bước chuyển mình để bắt kịp tiến độ phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, đặc thù của địa bàn Phụng Hiệp vẫn là nông nghiệp. Chính điều này cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo. Vào mỗi mùa vụ thì nhu cầu vốn của người dân rất cao chính vì thế hoạt động chính của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp là tập trung đầu tư vào nông nghiệp. Mà chủ yếu đó chính là trồng trọt. Ngành này bao gồm: trồng lúa, mía, các loại hoa màu và cây ăn trái. Đây là ngành có từ lâu đời và hiện tại vẫn phát triển do vậy nhu cầu vay vốn của ngành này khá cao. Tuy nhiên, nhu cầu vốn tăng không đều nhau qua các năm cụ thể là: Năm 2009 đạt 112.134 triệu đồng, và sang năm 2010 doanh số cho vay tăng lên 172.932 triệu đồng tăng 60.798 triệu đồng tăng 54,22% so với 2009. Tới 2011 doanh số cho vay đạt 175.799 triệu đồng tăng 2.867 triệu đồng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 36 - 60)