Tình hình dư nợ theo từng lĩnh vực

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 49 - 51)

5. Kết cấu đề tài

2.4.2.3. Tình hình dư nợ theo từng lĩnh vực

Bảng 10: Doanh số dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực tại NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm(2009-2011)

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 84.928 114.986 112.164 30.058 35,39 -2.822 -2,45 Chăn nuôi 67.942 86.239 79.105 18.297 26,93 -7.134 -8,27 Thủy sản 33.971 45.994 48.407 12.023 35,39 2.413 5,25 Kinhdoanh - TMDV 17.834 22.997 31.878 5.163 28,95 8.881 38,62 Ngành khác 7.648 17.251 23.615 9.603 125,56 6.364 36,89 Tổng Cộng 212.323 287.467 295.169 75.144 35,39 7.702 2,68

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp)

- Dư nợ trồng trọt: Dư nợ trồng trọt qua các năm có những biến động khác nhau, cụ

thể là năm 2009 dư nợ đạt 84.928 triệu đồng, năm 2010 dư nợ tăng 30.058 triệu đồng đạt 114.986 triệu so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ đã giảm xuống 112.164 triệu đồng. Nguyên nhân giá cả nông sản tăng nên giá cây giống cũng tăng, giá cả phân bón, thuốc trừ sâu tăng liên tục... nên nhu cầu vay vốn của nông dân ngày càng lớn hơn, vì vậy mà dư nợ ngày càng nhiều.

Hình 16: Biểu đồ biến động doanh số dư nợ hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

- Dư nợ thủy sản: Dư nợ của năm 2009 là 33.971 triệu đồng, năm 2010 dư nợ tăng 12.023 triệu đồng (35,39%) so với 2009. Sang năm 2011 dư nợ tiếp tục tăng với số dư nợ là 48.407 triệu đồng tăng 2.431 triệu đồng (5,25%) so với 2010.

- Dư nợ chăn nuôi: có thể nói rằng trong những năm gần đây, giá cả sản phẩm ngành

trồng trọt và chăn nuôi thay đổi liên tục. Vì thế, dư nợ ngành chăn nuôi cũng thay đổi theo giá cả hàng năm, năm 2009 dư nợ đạt 67.942 triệu đồng, năm 2010 tăng 18.297 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với 26,93%. Sang năm 2011, dư nợ đạt 79.105 triệu đồng giảm 7.134 triệu so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng dư nợ năm 2010 là do chủ trương của Huyện khuyến khích những hộ chăn nuôi có hiệu quả mở rộng quy mô cộng thêm vào đó là thị trường tiêu thụ của ngành chăn nuôi rất khả quan nên Ngân hàng mạnh dạn mở rộng đầu tư cho ngành chăn nuôi.

- Dư nợ Kinh doanh –TMDV: đây là ngành mà hầu như doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đều tăng qua các năm. Năm 2009 với số dư nợ là 17.834 triệu đồng, Năm 2010 số dư nợ là 22.997 triệu đồng tăng 5.163 triệu đồng (28,95%) so với 2009. Sang năm 2011 với số dư nợ là 31.878 triệu đồng tăng 8.881 triệu đồng (38,62%) so với 2010.

- Dư nợ của ngành khác qua các năm thì luôn có những biến chuyển tốt đẹp, hầu như

năm sau luôn cao hơn năm trước cụ thể: Năm 2009 là 7.648 triệu đồng, năm 2010 dư nợ tăng 17.251 triệu đồng (125,56%) so với 2009. Sang năm 2011 dư nợ tiếp tục tăng với số dư nợ là 23.615 triệu đồng tăng 6.634 triệu đồng (36,89%) so với 2010. Nguyên nhân tăng là do các ngành nghề truyền thống đã có tiềm năng phát triển nên Ngân hàng đã có sự đầu tư vốn giúp cho các hộ sản xuất có vốn để thay đổi dây chuyền công nghệ, người dân mạnh dạn sản xuất nên dư nợ tăng.

Tóm lại: Nhìn chung tình hình dư nợ từ năm 2009 – 2011 tăng trưởng tốt, điều này nói lên tình hình kinh tế xã hội của Huyện nhà ổn định và tăng trưởng tốt. Tuy nhiên chi nhánh Ngân hàng cần giám sát chặt chẽ tình hình dư nợ vì những khoản dư nợ này có nguy cơ rủi ro. Thêm vào đó, chi nhánh cần vận dụng linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho bà con không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nâng cao thu nhập cho bà con cũng như gia tăng tỉ lệ dư nợ hợp lý. Vì mức dư nợ cao, hiệu quả sẽ đem lại mức sinh lời cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w