Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 03 năm

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 26 - 60)

5. Kết cấu đề tài

2.1.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 03 năm

Trong nền kinh tế thị trường không chỉ có Ngân hàng mà các lĩnh vực kinh doanh khác cũng vậy, muốn hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và cần phải biết sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiểu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà nó còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt được tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro trong kế hoạch kinh doanh của mình. Đây cũng chính là mục tiêu của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để thấy rõ hơn về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua ta xem xét bảng số liệu và biểu đồ sau:

Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Thu nhập 4 41.0285 55.056 85.395 14.028 34,19 30.339 55,11 Chi phí 3 35.6144 49.237 76.349 13.623 38,25 27.112 55,06 Lợi nhuận 5 5.414 5.819 9.046 405 7,48 3.227 55,46

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp)

Hình 3: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

* Tổng thu nhập

Qua số liệu cho thấy tổng thu nhập của Ngân hàng đều tăng liên tục qua các năm, cụ thể: Năm 2009 tổng thu nhập là 41.028 triệu đồng. Qua năm 2010 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 55.056 triệu đồng tăng 14.028 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 34,19% so với năm 2009. Đến năm 2011 tổng thu nhập của Ngân hàng là 85.395 triệu đồng tăng 30.339 triệu đồng với tốc độ tăng 55,11% so với năm 2010. Có được kết quả trên là do Ngân hàng tích cực khai thác các nguồn thu, mở rộng hoạt động tín dụng, duy trì khách hàng truyền thống và tìm kiếm khách hàng mới…

Các khoản chi phí của Ngân hàng cũng thay đổi theo thời gian, cụ thể như sau: Năm 2009, tổng chi phí của Ngân hàng ở mức 35.614 triệu đồng. Sang năm 2010 tổng chi phí là 49.237 triệu đồng tăng 13.623 triệu đồng với tốc độ tăng 38,25 % so với năm 2009. Năm 2011 tổng chi phí là 76.349 triệu đồng tăng 27.112 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 55,06 %. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Ngân hàng mở rộng hoạt động, đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mặt khác, sự gia tăng chi phí còn là do chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng tăng đột biến khi lãi suất của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm đến 14%/năm. Vì thế, Ngân hàng muốn huy động được vốn thì phải tăng lãi suất cơ bản dẫn đến chi phí trả lãi tăng cao.

* Lợi nhuận

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của Ngân hàng huyện Phụng Hiệp qua 3 năm có hiệu quả. Năm 2009, lợi nhuận mà Ngân hàng đạt được khá lớn với số tiền là 5.414 triệu đồng.Qua năm 2010, tuy hoạt động của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn nhưng lợi nhuận vẫn tăng hơn so với năm 2009 là 5.819 triệu đồng tăng 405 triệu đồng. Đến năm 2011 do tình hình kinh tế ổn định lại nên Ngân hàng có lợi nhuận cao nhất so với 2 năm trước cụ thể là 9.046 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 55,46 % so với năm 2010. Đạt được kết quả này cùng với việc chú trọng quản trị chi phí trong thời gian qua toàn chi nhánh đẩy mạnh thực hiện những chương trình quảng cáo tiếp thị nhằm duy trì và thu hút khách hàng. Thêm vào đó trong 3 năm qua, chi nhánh đã không ngừng củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ…làm cho thu nhập từ các hoạt động tín dụng, phi tín dụng đều tăng lên.

Tóm lại, hoạt động của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp trong những năm qua có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt, năm 2009 Ngân hàng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tình hình kinh tế năm 2008 như khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả biến động thất thường, hàng hóa không tiêu thụ được. V.v… Nhưng qua năm 2010 & 2011 nền kinh tế đã có những biến chuyển tốt hơn nên hoạt động của Ngân hàng đã thu được lợi nhuận đáng kể. Đạt được hiệu quả như vậy chính là nhờ sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo và sự cố gắng, phấn đấu của toàn thể nhân viên chi nhánh. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong việc đánh giá phân loại khách hàng giúp Ngân hàng đầu tư tín dụng đúng đối tượng qua từng ngành nghề thích hợp, tạo điều kiện đầu tư sản xuất cho nông dân, giúp họ cải thiện mức sống thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở địa phương.

2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp

Thuận lợi

Từ khi có chính sách của Chính phủ và NHNo&PTNT Việt Nam ban hành về lĩnh vực hoạt động kinh doanh tiền tệ theo hướng nới lỏng toàn diện sử dụng linh hoạt các công cụ (tỷ giá, lãi suất, dự trữ bắt buộc, xử lý nợ tồn đọng, xử lý rủi ro) thì NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp có nhiều thuận lợi để giải quyết những vướng mắc trong hoạt động kinh doanh.

Có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng tỉnh Hậu Giang và cấp lãnh đạo Huyện Uỷ, Ủy ban huyện Phụng Hiệp, của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp.

Có những chính sách hỗ trợ về vốn, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thực hiện chính sách cho vay vốn thông qua các dự án của tổ chức.

Trụ sở Ngân hàng đặt tại trung tâm huyện, đây là vị trí thuận lợi cho việc giao dịch của Ngân hàng và khách hàng.

Với lợi thế nằm gần thành phố Cần Thơ, có các tuyến quốc lộ và các tuyến đường thủy lớn chạy qua nên Phụng Hiệp là huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Cơ sở hạ tầng xã hội như y tế, giáo dục, thông tin liên lạc đã được đầu tư nâng cấp và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân.

Đội ngũ cán bộ Ngân hàng có kinh nghiệm, sự nhiệt huyết, đoàn kết trong công việc. Đó là một trong những yếu tố góp phần và là động lực thúc đẩy hoạt động của Ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Khó khăn

Với địa bàn phục vụ rộng lớn, vùng đất Phụng Hiệp rộng nhưng phần lớn những hộ sản xuất trình độ canh tác còn lạc hậu, đất bị nhiễm phèn nặng đã ảnh hưởng đến năng suất sản xuất. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện khá cao, nhưng do điểm xuất phát thấp, nên cho đến nay Phụng Hiệp vẫn là một trong những huyện khó khăn trong tỉnh.

Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh bởi điều kiện thiên nhiên, thiên tai, hạn hán nhất là lũ lụt thường xuyên xảy ra hàng năm trên diện tích rộng đã làm cho đời sống và sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn.

Trình độ nghiệp vụ của nhân viên Ngân hàng không đồng đều còn hạn chế, chưa thật sự nhanh nhạy trong cơ chế thi trường.

Nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày một gia tăng, hiện tượng quá tải về quản lý số lượng khách hàng đối với cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng không đủ thời gian để tiếp cận hết tất cả các hộ sản xuất nhất là những hộ ở quá xa trong địa bàn. Nhất là trong giai đoạn triển khai chương trình IPCAS, hầu như các cán bộ tín dụng lại càng khó tiếp cận được với nông dân để nắm được khả năng tài chánh, trả nợ vay và mục đích sử dụng vốn….

2.2. Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp

NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp là một Ngân hàng chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn của huyện. Trong những năm qua, hoạt động của Ngân hàng tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã đặt ra một vấn đề hết sức cấp thiết cho Ngân hàng là phải thực hiện tốt công tác huy động vốn. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan nên nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay, cần phải có nguồn vốn vay từ Ngân hàng cấp trên. Do đó, Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn đó là: vốn huy động và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên.

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Vốn huy động 65.989 23,60 81.052 25,26 172.002 39,19

1. Tiền gửi tiết kiệm 50.528 18,06 72.702 22,65 166.385 37,91 - Có kỳ hạn 46.469 16,62 71.170 22,17 147.207 33,54 - Không kỳ hạn 3.789 1,35 1.532 0,47 19.178 4,36 2. Tiền gửi thanh toán 1.789 0,63 6.528 2,03 1.970 0,44 3. Tiền gửi Kho Bạc 13.941 4,98 1.822 0,57 3.647 0,83

II. Vay NH cấp trên 213.676 76,40 239.864 74,74 266.890 60,81 Tổng cộng 279.665 100 320.916 100 438.892 100

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Vốn huy động:

Mặc dù địa bàn khó khăn nhưng nguồn vốn huy động liên tục tăng. Năm 2009 vốn huy động là 65.989 triệu đồng chiếm tỷ lệ 23,60% trong tổng nguồn vốn, điều này cho thấy Ngân hàng đã huy động được một lượng lớn tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ cho hoạt động cho vay, đến năm 2010 nguồn vốn huy động đạt 81.052 triệu đồng tăng 15.063 triệu đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã đặc biệt quan tâm đến hoạt động huy động vốn tại địa phương nên đã đưa ra các chiến lược nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước. Năm 2011 vốn huy động tăng rất cao đạt 172.002 triệu đồng chiếm 39,19 % trong tổng nguồn vốn, trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất 37,91% trong nguồn vốn huy động, nguyên nhân là do các doanh nghiệp có xu hướng thanh toán qua Ngân hàng ngày càng nhiều cộng thêm vào đó là việc làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp nên có nhu cầu mở rộng quy mô, từ đó tiền gửi của doanh nghiệp gửi tại Ngân hàng ngày càng nhiều. Muốn hiểu rõ hơn về nguồn vốn huy động của Ngân hàng thay đổi qua các năm ta hãy xem biểu đồ sau:

Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

Vốn điều chuyển:

Mặc dù nguồn vốn huy động tại địa phương có tăng, tuy vậy vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho vay tại điạ phương nên Ngân hàng còn phải phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều chuyển của Ngân hàng tỉnh. Do đó, nguồn vốn điều chuyển luôn tăng qua các năm cụ thể như sau: Năm 2009 là 213.676 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 76,40% tổng nguồn vốn, nguồn vốn điều chuyển càng tăng thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng nhiều hơn có thể cải thiện được tình hình kinh tế xã hội. Năm 2010 nguồn vốn điều chuyển tăng 239.864 triệu đồng hay chiếm tỷ trọng là 74,74% tổng nguồn vốn. Nguyên nhân của sự tăng này là do nông nghiệp rất cần nguồn vốn để sản xuất vì dịch bệnh ở gà, heo trong những năm gần đây thường xuyên xảy ra còn lúa thì xảy ra tình trạng cháy rầy.V.v…Đến năm 2011 thì nguồn vốn này đã tăng mạnh hơn so với các năm trước cụ thể tăng 266.890 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 60,81% tổng nguồn vốn. Sự gia tăng này là do nhu cầu vay vốn của bà con nông dân ngày càng nhiều để phục vụ cho chi phí sản xuất như: mua giống, phân bón, cải tạo vườn tạp…

Nhìn chung, tình hình huy động nguồn vốn qua 3 năm đều tăng, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Điều này làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động tại địa phương, có thế như vậy thì hoạt động của Ngân hàng mới thật sự có hiệu quả, bởi vì lãi suất vốn vay Ngân hàng cấp trên cao hơn lãi suất vốn huy động tại chỗ.

2.3. Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNThuyện Phụng Hiệp huyện Phụng Hiệp

Ngân hàng luôn đóng vai trò là một trung gian tiền tệ. Ở NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Phụng Hiệp nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế

khác nhau, và được tập trung cho vay chủ yếu là hộ sản xuất bao gồm những hộ nông dân và những hộ kinh doanh buôn bán nhỏ. Trong những năm qua hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Phụng Hiệp có mức tăng trưởng cao và ổn định, cụ thể như sau:

Bảng 3: Tình hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại NHNoPTNT

huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009– 2011)

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Tr.đồng (%) Tr.đồng (%) 1.Tổng doanh số cho vay 487.545 677.775 740.209 190.230 39,02 62.434 9,21

Hộ sản xuất-kinh doanh 280.338 406.665 462.631 126.327 45,06 74.470 18,31 Khác 207.207 271.110 277.578 63.903 30,84 55.966 13,76 2.Tổng doanh số thu nợ 456.422 566.920 710.730 110.498 24,21 143.810 25,37 Hộ sản xuất-kinh doanh 262.443 340.152 444.206 77.709 29,61 104.054 30,59 Khác 193.979 226.768 266.524 32.789 16,90 39.756 17,53 3. Tổng dư nợ 369.260 479.112 472.271 109.852 29,75 -6.841 -1,43 Hộ sản xuất-kinh doanh 212.323 287.467 295.169 75.144 35,39 7.702 2,68 Khác 156.937 191.645 177.102 34.708 22,12 -14.543 -7,59 4. Tổng dư nợ quá hạn 2.800 3.913 3.537 1.113 39,75 -376 -9,61 Hộ sản xuất-kinh doanh 1.610 2.347 2.211 737 45,78 -136 -5,79 Khác 1.190 1.566 1.326 376 31,59 -240 -15,33

2.3.1. Doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT huyện PhụngHiệp Hiệp

Hình 5: Biểu đồ biến động doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

Phụng Hiệp là huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, với diện tích đất tự nhiên là 48.481 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp 42.000 ha, đất đai màu mở, hệ thống nội đồng thủy lợi tương đối khá rất thuận lợi cho việc sản xuất lúa và các loại hoa màu. Xác định được thế mạnh đó, NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp đã mạnh dạn đầu tư trong tất cả các địa bàn trong huyện. Vì thế mà doanh số cho vay của địa bàn huyện tăng qua các năm cụ thể như sau:

Doanh số cho vay năm 2009 của tất cả các địa bàn trong Huyện là 487.545 triệu đồng. Đến năm 2010 đạt 677.775 triệu đồng, tăng 190.230 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng 39,02%. Đến năm 2011 tiếp tục tăng và đạt 740.209 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 9,21% so với năm 2010.

Trong đó, doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh luôn đạt doanh số cao, điều này đã chứng tỏ rằng Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho hộ sản xuất đầu tư sản xuất. Qua ba năm đều tăng và năm sau luôn cao hơn năm trước cụ thể là năm 2009, doanh số cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh là 280.338 triệu đồng. Năm 2010, doanh số là 406.665 triệu đồng cao hơn năm 2009 là 126.327 triệu đồng tương đương 45,06% và ở năm 2011 là 462.631 triệu đồng cao hơn năm 2010 là 74.470 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 18,31% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng cao như vậy là do nhu cầu sử dụng vốn vào nông nghiệp trong dân cư trên địa bàn ngày càng tăng do người dân sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa chăn nuôi

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 26 - 60)