Doanh số thu nợ theo từng lĩnh vực

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu đề tài

2.4.2.2. Doanh số thu nợ theo từng lĩnh vực

Bảng 9: Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực tại NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm(2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 104.977 149.666 180.798 44.689 42,57 31.132 20,80 Chăn nuôi 87.180 95.244 121.047 8.064 9,25 25.803 27,09 Thủy sản 43.590 54.424 66.348 10.834 24,85 11.924 21,91 Kinh doanh - TMDV 22.885 33.336 56.378 10.451 45,67 23.042 69,12 Ngành khác 3.811 7.482 19.635 3.671 96,33 12.153 162,43 Tổng Cộng 262.443 340.152 444.206 77.709 29,61 104.054 30,59 (Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phụng

Hình 15: Biểu đồ biến động doanh số thu nợ hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011)

- Đối với lĩnh vực trồng trọt: Trồng trọt luôn là thế mạnh của lĩnh vực nông nghiệp.

Doanh số thu nợ của lĩnh vực này cụ thể qua các năm như sau: Năm 2009 là 104.977 triệu đồng đến năm 2010 con số này tăng lên 149.666 triệu đồng tăng 44.689 triệu (tăng 42,57% so với năm 2009). Đến năm 2011 doanh số đã tăng vượt bậc đến con số 180.798 triệu đồng tăng 31.132 triệu (tăng 20,80% so với năm 2010). Trước hết, nguyên nhân doanh số thu nợ của ngành trồng trọt luôn ở mức cao là do giá cả nông sản đặc biệt là cây lúa từ năm 2009 đến nay đều được giá, nông dân có nguồn thu nhập tạo điều kiện cho việc hoàn trả vốn vay đúng kỳ hạn. Tuy nhiên doanh số thu nợ năm 2009 thấp là do năm 2009 là năm xảy ra nhiều nạn dịch phá hoại mùa màng thêm vào đó là thiên tai, vì vậy năng suất không cao. Thêm vào đó, năm 2009 cũng là năm có nhiều biến động giá cả như giá phân bón, thuôc trừ sâu, … điều này làm gia tăng chi phí cho người dân. Nhiều hộ sản suất không lời hoặc lời rất thấp nên họ dùng khoản lời để tái đầu tư mà không thanh toán nợ cho ngân hàng. Năm 2010 và 2011 doanh số thu nợ tăng cao là do nông dân làm ăn có hiệu quả, người dân trúng mùa và giá lúa tăng cao nên việc trả nợ cho Ngân hàng dễ dàng hơn. Thêm vào đó là do: công tác cho vay và thẩm định, kiểm tra sau khi vay được triển khai tốt, tình hình kinh tế xã hội huyện năm 2010 phát triển mạnh.

- Đối với lĩnh vực thủy sản: Trong mấy năm gần đây, ngành thủy sản dần dần trở

thành mô hình kinh doanh phổ biến ở các hộ nông dân trên địa bàn huyện Phụng hiệp. Sở dĩ như vậy là do mô hình nuôi trồng này sinh nhiều lợi nhuận. Chính vì thế mà công tác thu nợ của Ngân hàng trong lĩnh vực này được đảm bảo. Điều này được minh chứng qua các số liệu sau: Năm 2009 đạt 43.590 triệu đến năm 2010 đạt 54.424 triệu tăng 10.834 triệu (tăng 24,85% so với năm 2009). Con số này đến năm 2011 tăng đến 66.348 triệu tăng 11.924 triệu (tăng 21,91% so với năm 2010). Đạt được doanh số này trước hết kể đến chính là nổ lực của phòng tín dụng Ngân hàng thẩm định tốt các khoản vay, thêm vào đó là do người dân sử dụng đồng vốn đúng mục đích, hiệu quả. Ngoài ra là do trong những

năm gần đây mức sống của người dân càng cao, nhu cầu sản phẩm sạch, bổ dưỡng cho sức khỏe, nhờ vậy mà thị trường tiêu thụ sản phẩm tăng. Đây chính là hiệu ứng tốt tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ kinh doanh trong lĩnh vực này được mùa.

- Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Thời gian qua được sự chỉ đạo kịp thời của Ủy ban

nhân dân Tỉnh. Ngân hàng từng bước đầu tư vốn vào việc chuyển dịch cơ cấu từ trồng trọt qua chăn nuôi và được sự quan tâm theo dõi sử dụng vốn đúng mục đích của NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp. Nên lĩnh vực chăn nuôi đã từng bước phát huy được thế mạnh của mình. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh (như dịch tai xanh ở lợn, dịch lở mồm long móng ở bò, dịch cúm H5N1 ở gà) nên cũng ảnh hưởng đến doanh số thu nợ trong năm 2010 không được cao như năm 2011. Cụ thể năm 2009 là 87.180 triệu đồng, qua năm 2010 đạt 95.244 triệu tăng 8.064 triệu đồng (tăng 9,25% so với năm 2009). Năm 2011 doanh số tăng hơn các năm trước rất nhiều, tăng 25.803 triệu (27,09%) so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do ngành chăn nuôi hiện nay là một ngành rất phát triển ở địa bàn Huyện và heo là con vật được nuôi nhiều nhất. Năm 2011 giá thịt heo tăng nhanh, người dân bán heo được giá và trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác nhờ thú y phát triển nên ít có dịch heo tai xanh và mô hình xây dựng chuồng trại được cải tiến nhờ đồng vốn của Ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn của người dân ngày càng cao và khả năng trả nợ Ngân hàng ngày càng lớn.

- Đối với lĩnh vực Kinh doanh –TMDV: Đây là lĩnh vực có doanh số thu nợ ổn định

của Chi nhánh Ngân hàng. Cụ thể năm 2009 có mức thu nợ là 22.885 triệu đồng. Năm 2010 mức thu nợ là 33.336 triệu đồng đã tăng 10.451 triệu đồng (tăng 45,67% so với năm 2009). Năm 2011 mức thu nợ là 56.378 triệu đồng, đã tăng 23.042 triệu đồng (tăng 69,12% so với năm 2010). Điều này chứng tỏ nguồn vốn mà Chi nhánh Ngân hàng phát vay đã được khách hàng sử dụng một cách có hiệu quả nên khả năng thanh toán nợ của khách hàng cho Chi nhánh Ngân hàng tốt hơn.

- Từ bảng số liệu cho thấy doanh số thu nợ của ngành khác tăng trưởng qua các năm. Cụ thể là mức thu nợ năm 2009 là 3.811 triệu đồng. Năm 2010 mức thu nợ là 7.482 triệu đồng, đã tăng 3.671 triệu đồng (tăng 96,33% so với năm 2009 ). Năm 2011 mức thu nợ là 19.635 triệu đồng, đã tăng 12.153 triệu đồng, tăng 162,43 % so với năm 2010.

Tóm lại, qua tìm hiểu và phân tích về thu hồi nợ cho thấy chi nhánh Ngân hàng đã đạt được hiệu quả thu hồi nợ tương đối tốt. Có được điều này là nhờ sự nỗ lực của Cán bộ công nhân viên nhất là vai trò của cán bộ tín dụng trong việc tăng cường khâu thẩm định đánh giá các dự án, thường xuyên theo dõi các khoản vay, đôn đốc hộ vay trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó cho thấy uy tín của khách hàng đối với Chi nhánh Ngân hàng ngày càng tăng, đây là một điều đáng mừng và đáng khích lệ đối với toàn bộ cán bộ nhân viên Chi nhánh Ngân hàng. Thành tích này cần được giữ vững và phát huy hơn nữa để Chi nhánh Ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w