5. Kết cấu đề tài
2.4.2.4. Tình hình nợ quá hạn theo từng lĩnh vực
Dư nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của Ngân hàng, nếu dư nợ cao thì có thể đem lợi nguồn thu nhập cho Ngân hàng được cao. Tuy nhiên, phải đảm bảo dư nợ đó có tỉ trọng nợ quá hạn thấp. Vì nếu tỷ trọng nợ quá hạn cao nghĩa là Ngân hàng đang tiềm ẩn rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng cần đánh giá thật kỹ tình hình nợ quá hạn của mình để có giải pháp quản lí dư nợ cho phù hợp.
Bảng 11: Tình hình nợ quá hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực tại NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm(2009-2011)
ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 644 938 841 294 45,65 -97 -10,34 Chăn nuôi 515 704 593 189 36,70 -111 -15,77 Thủy sản 257 376 363 119 46,30 -13 -3,46 Kinh doanh - TMDV 135 184 238 49 36,30 54 29,35 Ngành khác 59 145 176 86 145,76 31 21,38 Tổng Cộng 1.610 2.347 2.211 737 45,78 601 37,33
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHo&PTNT Huyện Phụng Hiệp)
Hình 17: Biểu đồ biến động doanh số nợ quá hạn hộ sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực của NHNo&PTNT Huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2009-2011) -Đối với trồng trọt: đây luôn là lĩnh vực có doanh số cao nhất, từ cho vay, thu nợ, dư
nợ và đến dư nợ quá hạn. Tình hình nợ quá hạn của lĩnh vực này như sau: năm 2009 mức dư nợ quá hạn là 644 triệu đồng. Đến năm 2009 con số này đã tăng lên đến mức 938 triệu đồng, tăng 45,65% so với năm 2009. Sang năm 2010 con số này đã được cải thiện giảm nhẹ còn ở mức 841 triệu đồng, giảm 10,34% tương ứng với giảm 97 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của doanh số nợ quá hạn tăng trong năm 2010 là do sự thay đổi về khí hậu thời tiết như: Các dịch hại xuất hiện phổ biến như: rầy nâu, sâu cuốn lá, lem lép hạt, đạo ôn lá, ốc bươu vàng; ngoài ra một số sâu bệnh khác có xuất hiện như: bọ xít hôi, bạc lá, đốm nâu, chuột,… đã làm ảnh hưởng đến mùa vụ, làm cho sản lượng thu
hoạch của bà con nông dân không được cao nên không có tiền trả cho Ngân hàng nên dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao.
- Đối với thủy sản: Về thủy sản nợ quá hạn có sự tăng giảm qua các năm, cụ thể năm
2009 là 257 triệu đồng, đến năm 2010 tăng thêm 119 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 46,30 % so với năm 2008. Năm 2011 nợ quá hạn đã có phần giảm xuống còn 363 triệu đồng tức giảm 13 triệu tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,46%. Nguyên nhân của nợ quá hạn đối với ngành thủy sản còn ở mức cao đó là do chủ yếu là nuôi cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá bống tượng, cá trê lai… sản lượng nuôi thủy sản đạt thấp, chủ yếu là do giá thức ăn tăng cao, giá đầu ra của một số loại cá giảm mạnh như cá tra, basa, cá rô, dẫn đến nuôi thâm canh giảm mạnh.
- Đối với chăn nuôi: Qua bảng số liệu ta thấy rằng nợ quá hạn ở ngành cũng có
sự biến động qua các năm như sau: Năm 2009 là 515 triệu đồng, năm 2010 nợ quá hạn tăng 704 triệu đồng (36,70%) so với 2009. Sang năm 2011 nợ quá hạn đã có phần sụt giảm còn 593 triệu đồng giảm 111 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 15,77%) so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do tình hình dịch cúm gia cầm đã gây khó khăn nhất định đối với những hộ chăn nuôi, giá cả các mặt hàng luôn biến đổi chứ không ổn định nên ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ của Ngân hàng.
- Đối với ngành kinh doanh- TMDV qua các năm đã tăng lên đến 238 triệu đồng .Các ngành khác cũng tăng lên, đến năm 2011 là 136 triệu đồng .
Nhìn chung, tình hình nợ quá hạn diễn biến không ổn định, mặt dù còn một số ngành nợ quá hạn vẫn tăng nhưng nó chỉ là một phần nhỏ, Điều này cho thấy được rằng nền kinh tế Huyện nhà đã dần dần được thay đổi, phát triển cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển.