tưởng phụ thuộc hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp vay. Bên cạnh đó, Nhà nước cần khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ tài, các quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ và phát triển các DNV&N ở những nơi có nhu cầu để tạo điều kiện rót vốn cho các DNV&N. Ngoài ra, tiếp tục xây dựng cơ chế thị trường một cách đồng bộ, xây dựng và hoàn chỉnh hoạt động của thị trường bảng hai - sân chơi cho các DNV&N để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp này cũng là vấn đề cần thiết.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
3.3.2.1. Ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa
NHNo&PTNT Việt Nam đã có nhiều văn bản hướng dẫn việc thực hiện quy trình tín dụng nhưng nhằm giúp việc cho vay được thực hiện đúng quy trình mà NHNN đặt ra, phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của NHNo&PTNT Việt Nam thì ngân hàng nên có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn song cũng phải kịp thời và chính xác nghiệp vụ khi có văn bản mới của NHNN, của các ngành và của Chính phủ liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng và các loại tín dụng ngắn hạn. Điều này giúp cán bộ tín dụng, nhất là
những cán bộ tín dụng mới nắm bắt công việc được nhanh chóng, công việc cho vay được suôn sẻ và hiệu quả.
3.3.2.2. Có chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngủ cán bộ và có chính sách khen thưởng rõ ràng
NHNo&PTNT Việt Nam cần có chính sách đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, đồng thời chú trọng đến việc gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu tìm cách ứng dụng những nghiệp vụ mới mà các ngân hàng trên thế giới đã áp dụng. Trong điều kiện máy tính được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động ngân hàng hiện nay, tiến tới là thực hiện tất cả các nghiệp vụ tín dụng qua mạng máy tính thì việc đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ về máy tính là rất cần thiết, mang tính chất quyết định đối với hoạt động của ngân hàng. Do vậy, có chính sách tuyển chọn, đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ hợp lý, ngân hàng sẽ đảm bảo được vị thế của mình trên thị trường, vươn lên thành một trong những ngân hàng dẫn đầu trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
3.3.2.3. Đổi mới mạnh mẽ quản trị điều hành
Việc đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản trị điều hành phải theo nguyên tắc cả ngân hàng là một hệ thống thống nhất, theo chuẩn mực pháp luật quy định và phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực trách nhiệm của từng thành viên hội đồng quản trị và theo hướng hội đồng quản trị điều hành những công việc chủ chốt, ban điều hành thừa hành sự chỉ đạo của hội đồng quản trị, chức năng điều hành của tổng giám đốc nhẹ hơn. Trong thời gian sắp tới cần dần chuyển sang chuyển sang quản lý theo thị trường, nhóm khách hàng và loại hình dịch vụ. Cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hướng nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro bằng cách thành lập các bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý tài sản nợ, tài sản có... Không nên phân cấp tập trung quyền lớn vào
tay hội đồng quàn trị gây chậm chạp trong điều hành, thông tin không thông suốt dẫn đến thiếu chính xác trong ban hành lệnh xuống các cấp.
3.3.2.4. Phối hợp hoạt động giữa các chi nhánh và chi nhánh với hội sở
Đề nghị Tổng Giám đốc, Ban Kế hoạch tạo điều kiện cho chi nhánh Hoàng Mai được chia sẻ sử dụng nguồn vốn các dự án mà NHNo&PTNT Việt Nam làm đầu mối nhận vốn để tăng cường khả năng nguồn vốn, cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn.
Đề nghị các Ban, Phòng, Trung tâm tại Trụ sở chính hỗ trợ tích cực cho chi nhánh về công tác đào tạo, hướng dẫn các mặt nghiệp vụ để chi nhánh Hoàng Mai hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh mà NHNo&PTNT Việt Nam giao cho.
Tóm tắt chương 3
Nội dung chương 3 đã đưa ra định hướng hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung cũng như của chi nhánh Hoàng Mai nói riêng. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách tín dụng, quy trình, thủ tục cấp tín dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát thu nợ, công tác kiểm toán, đồng thời tăng cường hoạt động huy động vốn, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ ngày càng cao, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, chú trọng đầy đủ hoạt động marketing ngân hàng, hoạt động tư vấn, đổi mới cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật công nghệ ; điều này nhằm giúp cho NHNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh Hoàng Mai đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, không những vậy còn tạo được lợi nhuận ổn định, ngày càng cao, có năng lực cạnh tranh và uy tín trên thị trường ngân hàng.
KẾT LUẬN
Đất nước ta là một quốc gia đang phát triển thì tín dụng là một nhân tố rất quan trọng, hoạt động tín dụng đã góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách tích cực. Tín dụng không những cung ứng vốn cho các doanh nghiệp tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn có vai trò quan trọng trong việc tài trợ các dự án, chương trình xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước, tạo thế và lực mới... Do đó nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của ngân hàng, và xu thế phát triển của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng tín dụng là quá trình lâu dài và rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn bộ trong hoạt động và quản lý của hệ thống tài chính, tiền tệ và các ngành kinh tế, luật pháp...
Đóng góp vào những thành tựu tín dụng đã đạt được thì tín dụng ngắn hạn đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, cũng như NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai. Qua phân tích tín dụng ngắn hạn, em nhận thấy cho vay ngắn hạn có vai trò quan trọng cho ngân hàng và đây cũng tạo nguồn thu chính cho ngân hàng. Do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn là rất cần thiết đối với chi nhánh.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được các nhiệm vụ sau: