Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của khách hàng
Khi đến hạn trả nợ nếu khách hàng không trả được nợ và không được ngân hàng gia hạn nợ thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản của khách hàng. Do đó tỷ lệ này cao là không tốt. Nhìn vào biểu đồ 2.6 ta thấy tỷ lệ này tăng lên theo các năm từ năm 2009 đến 2011 lần lượt là 3,1%, 3,22%, 4,08%. Việc gia tăng tỷ lệ này cho thấy chất lượng tín dụng đang kém dần đi. Trong năm 2010 tỷ lệ cao hơn năm 2009 mặc dù năm 2009 bị tác động khủng hoảng kinh tế mạnh hơn điều này cho thấy trong năm 2010 chi nhánh đang bắt đầu có vấn đề về chất lượng tín dụng, đã phải mạnh tay trong xử lý nợ xấu hơn cũng có nghĩa là có thể một số mối quan hệ với khách hàng đang xấu đi. Đến năm 2011 tỷ lệ tăng cao hơn gấp 1,5 lần cho thấy chất lượng tín dụng thật sự xấu đi, có thể là tàn dư của năm 2010 hoặc có thể là trong năm nay việc cho vay đang gặp khó khăn, các khách hàng kinh doanh gặp vấn đề, chất lượng các khoản vay kém. Chi nhánh cần có biện pháp xử lý kịp thời, tiến hành xem xét, rà soát các khoản nợ, cần thắt chặt việc cho vay, kiểm tra, thẩm định kỹ càng lượng, cần xét lại cả yếu tố cán bộ tín dụng trước khi cho vay.
Qua những số liệu cụ thể và phân tích thì thấy tình hình sử dụng vốn ngắn hạn của chi nhánh có những bước tăng trưởng lớn và dần đi vào quỹ đạo ổn định hơn, đem lại lợi nhuận cho chi nhánh, giúp chi nhánh cũng có được những khách hàng mới kinh doanh có hiệu quả, chiếm được lòng tin của chi nhánh, là người bạn trung thành với chi nhánh. Bên cạnh đó, cũng tiềm ẩn những rủi ro khách quan và chủ quan, do môi trường kinh tế những năm gần đây có nhiều biến động lớn, bản thân hoạt động của chi nhánh cũng cần xem xét khi những dấu hiệu chất lượng tín dụng xấu xuất hiện, từ đó cài thiện được chất lượng tín dụng nói riêng và tình hình kinh doanh nói chung.