Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Ma

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hoàng mai (Trang 33 - 43)

VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀNG MAI

2.1. Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam – Chi nhánh Hoàng Mai Nam – Chi nhánh Hoàng Mai

2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh

Chi nhánh Hoàng Mai của Agribank là một chi nhánh non trẻ, mới được thành lập năm 2004, đến nay được 8 năm nhưng đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của toàn ngân hàng. Hiện nay chi nhánh đã và đang có những bước phát triển đáng kể, góp phần vào sự lớn mạnh của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trên cả nước.

NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai có trụ sở tại 813 đường Giải phóng, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, được thành lập năm 2004 theo quyết định thành lập số 137 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2004. Chi nhánh Hoàng Mai là ngân hàng cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Hiện tại, chi nhánh quản lý 10 bốt rút thẻ tự động ATM, 12 máy POS. Việc áp dụng các hình thức thanh toán điện tử liên ngân hàng(CITAD) đã tạo điều kiện duy trì chất lượng thanh toán, đồng thời doanh số thanh toán qua ngân hàng tăng, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng thu cho ngân hàng.

Nằm trên địa bàn quận Hoàng Mai là một quận tương đối rộng, đông dân cư và tập trung khối sản xuất công nghiệp Trung ương và địa phương nhất là công nghiệp sợi – may, công nghiệp cơ khí, công ty thương nghiệp và nhiều loại hình kinh doanh khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn và các loại hình hợp tác xã cùng các hộ tư thương buôn bán nhỏ. Nhưng trên địa bàn này, tỷ lệ các doanh nghiệp kinh doanh thương nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch và khách sạn không nhiều.

Đây chính là điều kiện thuận lợi về mặt thị trường cho ngân hàng, với những đặc điểm địa bàn như vậy chi nhánh Hoàng Mai có nhiều thuận lợi về huy động vốn chủ yếu là hoạt động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và các nguồn tiền gửi của các tổ chức doanh nghiệp. Song cũng có những yếu tố không thuận lợi như khả năng tăng trưởng đầu tư tín dụng là rất khó khắn vì tốc độ chững lại trong thời gian gần đây do khủng hoảng kinh tế.

Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với sự cố gắng không ngừng đến nay chi nhánh Hoàng Mai đã khẳng định được vị trí và vai trò của mình đối với kinh tế thủ đô, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng các mặt kinh doanh tiền tệ ngân hàng… Không ngừng lại ở đó, hoạt động của ngân hàng không chỉ bó hẹp trong địa bàn quận Hoàng Mai mà còn vươn ra bình đẳng kinh doanh với các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội, hòa nhập với sự nghiệp đổi mới kinh tế, đổi mới hoạt động của ngành. Tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên chi nhánh Hoàng Mai đã phấn đấu thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ do cấp trên giao phó với mục tiêu : vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp, sự thành đạt trong doanh nghiệp cũng chính là sự thành đạt của ngân hàng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai là một chi nhánh cấp 2, là một đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý điều hành của chi nhánh Hoàng Mai bao gồm 107 người, và được sắp xếp như sau gồm 1 Giám đốc, 3 Phó Giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ: chi nhánh có 7 phòng chuyên môn nghiệp vụ sau:

 Phòng Kế hoạch, kinh doanh : 13 người

 Phòng Kế toán, ngân quỹ : 16 người

 Phòng Hành chính nhân sự : 8 người

 Phòng Dịch vụ, marketing : 5 người

 Phòng Điện toán : 3 người

Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán ngân quỹ

Phòng điện toán BAN GIÁM ĐỐC Phòng phó giám đốc Phòng dịch vụ marketing Phòng giao dịch Phòng hành chính nhân sự

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phòng kinh doanh ngoại hối

 Phòng Kinh doanh ngoại hối : 3 người

- Phòng giao dịch trực thuộc: 50 người ( có 6 phòng giao dịch trực thuộc)

 Phòng giao dịch ngã tư sở

 Phòng giao dịch Cửa Nam

 Phòng giao dịch Đại Kim

 Phòng giao dịch Số 6

 Phòng giao dịch Nguyễn trãi

 Phòng giao dịch Giáp Bát Trong đó: có 72 Nữ, và 35 Nam

 Trên đại học : 9 người

 Đại học :85 người

 Cao đẳng :2 người

 Trung cấp : 9 người

 Chưa có bằng cấp chuyên môn: 2 người

 Số lượng Đảng viên là :23 người

2.1.3. Tình hình hoạt động chung của chi nhánh

Chi nhánh Hoàng Mai đã có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm mục đích nâng cao chất lượng kinh doanh, hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu từ các nhân tố khách quan, thực hiện đúng chính sách tiền tệ của Chính phủ và NHNN. Chính vì vậy, chi nhánh đã mở rộng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, ngày càng được nhiều khách hàng biết đến. Kết quả đó thể hiện cụ thể thông qua một số nghiệp vụ của chi nhánh. 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Chi nhánh Hoàng Mai hoạt động trong khu vực có nhiều ngành kinh tế, khu công nghiệp, dân cư đông đúc lại có mạng lưới phòng giao dịch được phân bố rộng khắp, trình độ cán bộ với bề dày kinh nghiệm, chi nhánh đã huy động được một lượng vốn khá lớn phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo tính chất nguồn vốn

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tiền gửi dân cư 421 31,14 449 22,52 574 32,01

Tiền gửi của các TCKT, TCXH, TCTD

931 68,86 1545 77,48 1219 67,99

Tổng hợp 1352 1994 1793

Qua bảng 2.1 ta thấy tiền gửi dân cư có xu hướng tăng mạnh qua các năm, năm 2010 tăng 28 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,65% so với năm 2009, năm 2011 tăng 125 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 27,84% so với năm 2010. Đây là tín hiệu tốt khi người dân tin tưởng ngân hàng ngày càng muốn gửi tiền vào nơi an toàn, tạo nguồn vốn rẻ và ổn định cho chi nhánh nhưng tỷ trọng tiền gửi dân cư lại biến

động từ năm 2009 đến 2011 lần lượt là 31,14%, 22,52%, 32,01%. Điều này là do năm 2010 các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất còn chi nhánh thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước nên giảm tính cạnh tranh, người dân chạy theo lãi suất gây khó khăn trong huy động vốn cho chi nhánh. Đối với nhóm tiền gửi của các TCKT, TCXH, TCTD tăng mạnh vào năm 2010, tăng 614 tỷ, tỷ lệ tăng 65,95% so với năm 2009 sau đó giảm vào năm 2011, giảm 326 tỷ, ty lệ giảm 21,1% so với năm 2010, tỷ trọng nhóm tiền gửi này rất lớn biến động từ năm 2009 đến 2011 lần lượt là 68,86%, 77,48%, 67,99%. Sự biến động này được giải thích là trong năm 2010 mặc dù lãi suất chi nhánh kém cạnh tranh song các khách hàng lớn của chi nhánh vẫn trung thành không những vậy còn tìm kiếm được những khách hàng lớn khác như tập đoàn dầu khí, công ty bảo hiểm xã hội, SCIC... Năm 2011, các phòng giao dịch của chi nhánh làm việc hiệu quả chưa cao, bản thân các khách hàng gửi tiền kinh doanh cũng kém hiệu quả do tác động của lãi suất và tàn dư hậu khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho nhóm tiền gửi này giảm. Nhưng với sự vào cuộc mạnh mẽ của Nhà nước về điều tiết lãi suất nên cả 2 nhóm tiền gửi trên của chi nhánh đã đi vào ổn định. Đồng thời ta cũng thấy từ năm 2009, chi nhánh đã không phải đi vay các TCTD khác, tỷ trọng kỳ phiếu thương phiếu rất nhỏ chứng tỏ chỉ bằng nguồn vốn tiền gửi đã đủ giúp chi nhánh đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chủ động nguồn vốn.

Từ những giải thích trên ta có thể hiểu vì sao tổng nguồn vốn của chi nhánh lại biến động mạnh vào năm 2010, tăng 642 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 47,49% so với năm 2009, còn năm 2011 giảm 201 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 10,08% so với năm 2010 nhưng xét về tỷ trọng của cơ cấu vốn thì đã trở về quỹ đạo.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo loại tiền tệ Đơn vị: tỷ đồng, ngàn USD Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) Tiền gửi VNĐ 1191 88,09 1845 92,53 1623 90,52

Tiền gửi USD 8971 11,91 7897 7,47 8153 9,48

Nhìn chung tỷ trọng của tiền gửi phân theo loại tiền tệ vẫn duy trì ở mức ổn định. Tỷ trọng tiền gửi VNĐ từ năm 2009 đến 2011 lần lượt là 88,09%, 92,53%, 90,52%, tỷ trọng tiền gửi USD là 11,91%, 7,47%, 9,48%. Ta thấy tiền gửi USD năm 2009 là cao nhất do lượng kiều hối chuyển về vẫn cao, năm 2010 do tỷ giá USD biến động mạnh, thị trường chợ đen về ngoại tệ phát triển dẫn tới tiền gửi USD giảm 1074 ngàn USD, tỷ lệ giảm 11,97% so với năm 2009, chỉ đến năm 2011 sau khi Chính phủ điều tiết tỷ giá và ra chính sách cứng rắn về thị trường chợ đen cùng với việc chi nhánh tăng cường mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, tích cực tìm kiếm khách hàng, tiền gửi USD trở lại mức ổn định, tăng 256 ngàn USD, tỷ lệ tăng 3,24% so với năm 2010. Tiền gửi VNĐ năm 2010 tăng mạnh 654 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 54,91% so với năm 2009, có được điều này là do chi nhánh tìm kiếm được nhiều khách hàng lớn. Tuy nhiên năm 2011, tiền gửi VNĐ giảm 222 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 12,03% so với năm 2010, điều này là do nhóm tiền gửi của các TCKT, TCXH, TCTD giảm mạnh (21,1%).

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn phân theo kỳ hạn Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi không kỳ

hạn 226 16,72 538 26,98 338 18,85

Tiền gửi kỳ hạn <

12 tháng 182 13,46 702 35,21 694 38,71

Tiền gửi kỳ hạn >

12 tháng 944 69,82 754 37,81 761 42,44

Qua bảng 2.3 ta có thể thấy tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh vào năm 2010, tăng 312 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 138,05% so với năm 2009, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng cũng tăng mạnh vào năm 2010, tăng 520 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 285,71% so với năm 2009. Lý do là năm 2010 chi nhánh phát hành được lượng thẻ ATM lớn 21.106 thẻ, đồng thời lại có thêm những khách hàng lớn chủ yếu là các doanh nghiệp và tổ chức Nhà nước nên thường có nguồn tiền nhàn rỗi dưới 12 tháng. Năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn giảm 200 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 37,17% so với năm 2010, điều này cho thấy việc duy trì nhóm tiền gửi này có vấn đề, có thể là do công nghệ và dịch vụ đi kèm chưa tương ứng với nhu cầu của người dân và kém tính cạnh tranh so với ngân hàng khác. Cùng năm này, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng giảm nhẹ 8 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 1,14% so với năm 2010, cho thấy chi nhánh vẫn duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng lớn và nhu cầu gửi tiền ngắn hạn của khách hàng là không đổi vì những diễn biến phức tạp của lãi suất, tỷ giá và các nhân tố thị trường khác. Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn thể hiện là nguồn vốn ổn định nhưng đang có xu hướng giảm qua các năm cả về số tiền lẫn tỷ trọng. Điều này cho thấy khách hàng ngày càng không thích gửi

tiền dài hạn do biến động các yếu tố thị trường diễn ra phức tạp, và đó là báo hiệu của nguồn vốn không bền vững, chứa đựng nhiều rủi ro.

Từ đây ta có thể nhận xét nguồn vốn của chi nhánh có nhiều biến động, và có rủi ro nhưng đa số là lý do khách quan từ hoàn cảnh kinh tế trong và ngoài nước tác động và một phần là do một bộ phận các phòng giao dịch làm việc chưa hiệu quả. Tuy nhiên với những nỗ lực tìm kiếm khách hàng, mở rộng dịch vụ mà nguồn vốn của chi nhánh đang dần đi vào quỹ đạo, tăng ổn định hơn.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Nhìn chung hoạt động tín dụng của chi nhánh Hoàng Mai trong các năm qua tăng giảm biến động tương ứng với tình hình huy động vốn. Tình hình hoạt động tín dụng được cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ của chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Tổng dư nợ (đã quy đổi)

Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%)

2009 1452 - -

2010 1708 256 17,63

2011 1628 -80 -4,68

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy dư nợ lớn nhất rơi vào năm 2010 đạt 1708 tỷ đồng, tăng 256 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 17,63% so với năm 2009. Có được điều này là trong năm 2010 chi nhánh đã huy động được một lượng vốn lớn từ cả các khách hàng truyền thống lẫn khách hàng mới ở mức lãi suất thấp so với thị trường nên khi cho vay lãi suất của chi nhánh cũng được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với cả người đi vay và thị trường. Vì vậy số khách hàng vay vốn nhiều hơn và đảm bảo an toàn tín dụng hơn. Trong năm 2011, dư nợ giảm 80 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 4,68% so với năm 2010, đây là mức giảm nhẹ

mặc dù tổng nguồn vốn giảm mạnh hơn (10,08%). Năm 2011, các doanh nghiệp nhìn chung đều làm ăn khó khăn nhưng duy trì được mức dư nợ này là do có các khách hàng với mối quan hệ truyền thống của chi nhánh và chi nhánh đã linh hoạt trong lãi suất nên đã duy trì được khách hàng cũ thu hút khách hàng mới mà vẫn đảm bảo được tình hình kinh doanh cần thiết.

Vậy có thể nói tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh về cơ bản là khá tốt và ổn định, có được những khách hàng tương đối tốt và trung thành, tuy nhiên chi nhánh vẫn cần phải xem xét thường xuyên các biện pháp đảm bảo an toàn tín dụng, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng để kịp thời tư vấn và có hướng giải quyết phù hợp. Chỉ có như vậy kết quả kinh doanh của chi nhánh mới ổn định và tránh được những rủi ro không đáng có.

2.1.3.3. Các hoạt động khác

a.Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối

Tổng doanh số xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các năm, năm 2009 đạt 26,845 ngàn USD, tăng 31% so với năm 2008, năm 2010 đạt 49,228 ngàn USD, tăng 37% so với năm 2009, năm 2011 đạt 73,290 ngàn USD, tăng 48,9% so với năm 2010. Dấu hiệu cho thấy chi nhánh đang có những hoạt động tích cực trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Đạt được kết quả như trên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu là một điều đáng khích lệ với chi nhánh còn non trẻ trong hoạt động thanh toán quốc tế, với chính sách thu hút khách hàng hiệu quả, cùng với chỉ đạo đẩy mạnh quan hệ với khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu. Từ đây hình ảnh uy tín của chi nhánh lại được khẳng định, ghi dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách hàng.

Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2009 đạt 60,68 ngàn USD, giảm 8% so với năm 2008, năm 2010 đạt 88,594 ngàn USD, tăng 46% so với năm 2009, năm 2011 đạt130,592 ngàn USD, tăng 47,8% so với năm 2010. Việc

liên tục tăng trưởng hoạt động kinh doanh ngoại tệ như vậy chứng tỏ chi nhánh từng bước có những cải thiện đáng kể trong hoạt động ngoại tệ, điều đáng nói là ngay cả trong thời kỳ tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh, Nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hoàng mai (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w