Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Ma

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hoàng mai (Trang 43 - 49)

nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai

2.2.1. Tình hình sử dụng và cơ cấu tín dụng ngắn hạn

Chi nhánh Hoàng Mai nằm trong địa bàn có nhiều điều kiện phát triển với các ngành công nghiệp, dịch vụ đang lớn mạnh vì vậy nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn là rất lớn. Trong các năm qua do huy động được nguồn vốn nhiều, sử dụng vốn hợp lý, điều chỉnh cơ cấu sử dụng vốn kịp thời, thu hút được nhiều khách hàng và đặc biệt là có nhiều đổi mới trong công tác cho vay nên hoạt động tín dụng của chi nhánh Hoàng Mai đã không ngừng phát triển.

Cùng với đó, nguồn vốn huy động được có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn ngày càng tăng cao và đạt mức ổn định nên việc mở rộng tín dụng ngắn hạn đối với chi nhánh Hoàng Mai là cần thiết và hợp lý tránh được rủi ro tín dụng. Mặt khác, trên địa bàn hoạt động của mình, chi nhánh Hoàng Mai có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, xây lắp…. Những doanh nghiệp này thường xuyên có nhu cầu về vốn lưu động để mua nguyên nhiên vật liệu, trả lương công nhân viên. Đối với các doanh nghiệp thương nghiệp, do đặc thù của ngành thương nghiệp luôn xảy ra sự thiếu vốn tạm thời do vòng quay vốn nhanh, sự không trùng khớp với nhau về thời gian của các luồng tiền vào ra. Vì vậy, nhu cầu tín dụng ngắn hạn trên địa bàn là rất cao. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, chi

nhánh Hoàng Mai đã kịp thời cung ứng các khoản tín dụng ngắn hạn cho khách hàng, tạo được niềm tin và mối quan hệ thường xuyên .

Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn và loại tiền tệ

Đơn vị: tỷ đồng, ngàn USD Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 VNĐ USD VNĐ USD VNĐ US D Ngắn hạn 935 3.744 1205 5.026 1147 4.618 Trung dài hạn 398 1.854 379 1.136 362 920 Tổng dư nợ 1.333 5.598 1.584 6.162 1.509 5.538

Tổng dư nợ đã quy đổi 1452 1708 1628

Qua bảng trên ta có thể thấy xét về mặt số tuyệt đối thì dư nợ ngắn hạn, tổng dư nợ cả về USD lẫn VNĐ, tổng dư nợ đã quy đổi trong năm 2010 là lớn nhất, tăng 256 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 17,63% so với năm 2009. Xét lại về năm 2009 ta thấy tổng dư nợ quy đổi lớn hơn cả tổng nguồn vốn huy động được, ở đây lại chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, vậy ta có thể giải thích lý do mà dư nợ lại lớn hơn nguồn vốn ở năm 2009 như sau: một phần là do dư nợ dài hạn của những năm trước còn lại đến cuối năm 2009 được tính vào, và một phần là do trong năm này ở địa bàn chi nhánh xuất hiện rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu vốn ngắn hạn là vô cùng lớn, đây chính là nguồn khách hàng dồi dào. Ngoài ra là đến cuối năm 2008 hàng loạt các trung tâm thương mại mọc lên như là : Trung tâm thương mại Vĩnh Hưng, trung tâm thương mại Yên Sở, Tổ hợp thương mại Khách sạn Đại kim…, đều là những tên tuổi đáng tin cậy trong ngành thương mại. Bằng các nghiệp vụ và kỹ năng cần thiết, chi nhánh đã sàng lọc được những doanh nghiệp đảm bảo an toàn tín dụng, có được những khách hàng lớn đáng tin cậy. Do vậy, việc chi nhánh cho vay một lượng vốn lớn năm 2009 là điều dễ hiểu. Sang năm 2010, lượng khách hàng lớn từ năm ngoái đến nay vẫn duy trì được mối quan hệ làm ăn tốt với chi nhánh, cùng với việc chi nhánh tiếp tục mở rộng tín dụng có được

những khách hàng mới, thêm vào đó là trong năm 2010 nguồn vốn huy động dồi dào, cao nhất trong 3 năm, đó chính là điều cần và đủ để chi nhánh đạt mức dư nợ cao nhất trong năm 2010. Đến năm 2011, tổng dư nợ đã quy đổi có giảm nhẹ, 80 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 4,68% so với năm 2010, tuy nhiên việc giảm đi này lại phù hợp với việc giảm của nguồn vốn huy động, và trong năm 2011, các doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn dưới tác động của các nhân tố thị trường nên theo chỉ thị chi nhánh chỉ cho vay khi đảm bảo an toàn tín dụng do đó tổng dư nợ đã quy đổi cũng giảm theo.

Với những lý do đã phân tích ở trên ta cũng hiểu được tại sao dư nợ ngắn hạn VNĐ năm 2010 tăng nhanh ,270 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 28,88% so với năm 2009 và năm 2011 giảm nhẹ, 58 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 4,81% so với năm 2010. Xét về dư nợ ngắn hạn USD ta cũng thấy năm 2010 tăng mạnh, 1.282 ngàn USD, tỷ lệ tăng 34,24% so với năm 2009, tuy đây là năm chi nhánh huy động được ít vốn ngoại tệ song đây cũng là năm chi nhánh triển khai chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam về đầu tư cho “ Nông nghiệp, nông thôn và nông dân” thông qua việc cho vay nhập khẩu phân bón, xuất khẩu lương thực, cà phê, nông sản… nên tốc độ tăng trên là hợp lý. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn USD có giảm 642 ngàn USD, tỷ lệ giảm 8,12% so với năm 2009, đây là do chi nhánh bắt đầu cho vay ngoại tệ thận trọng hơn theo chỉ thị của NHNo&PTNT Việt Nam về việc tránh cho vay vào những ngành hay lĩnh vực rủi ro cao.

Để hiểu sâu thêm về tình hình tín dụng ngắn hạn ở chi nhánh, ta xét tiếp bảng sau:

Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn phân theo loại tiền tệ

Đơn vị: % Năm

Chỉ tiêu

2009 2010 2011

VNĐ USD VNĐ USD VNĐ USD

Đối với dư nợ chưa quy

đổi 70,14 66,88 76,07 81,56 76,01 83,39

Đối với dư nợ đã quy đổi 64,39 5,48 70,55 5,92 70,45 6,1 Xét về dư nợ ngắn hạn VNĐ trong tổng dư nợ VNĐ ta thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn so với trung và dài hạn luôn cao hơn gấp 2 lần, lần lượt từ năm 2009 đến năm 2011 là 70,14%, 76,07%, 76,01%. Dư nợ ngắn hạn VNĐ trong tổng dư nợ đã quy đổi cũng giữ mức tỷ trọng ngày càng cao, lần lượt từ năm 2009 đến năm 2011 là 64,39%, 70,55%, 70,45%. Nhìn vào những con số tương đối trên ta thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn VNĐ có xu hướng tăng và đi vào ổn định trong những năm gần đây. Khi thấy dư nợ tăng trưởng mạnh vào thời kỳ nhiều biến động trong năm 2010, nhiều người sẽ đặt câu hỏi liệu đây có phải là an toàn, có phải các khách hàng của doanh nghiệp gặp khó khăn trong trả nợ, nhưng như đã phân tích ở bảng 2.5 ta có thể thấy điều băn khoăn trên không hoàn toàn đúng. Những con số tương đối ta đang phân tích ở đây một mặt cho thấy chi nhánh đã có được một lượng khách hàng nhất định đáng tin cậy để cho vay, có thể nói là đảm bảo an toàn tín dụng vì đây là dư nợ ngắn hạn nên thường biến động trong vòng 1 năm nhưng chi nhánh vẫn giữ được mức ổn định cần thiết, thêm vào đó các khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi trong 1 năm đó để có thể tiếp tục vay tiếp mà dư nợ gần như thay đổi không nhiều chứng tỏ khách hàng đã hoàn thành tốt nghĩa vụ nợ của mình và có được lòng tin của chi nhánh. Mặt khác lại cho thấy đây là việc chi nhánh đang chuyển hướng không đầu tư vào các dự án lớn thường thời gian thu hồi vốn lâu, không phù hợp với cơ cấu nguồn vốn hiện tại, mà chú trọng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn đới với các khách hàng truyền thống làm ăn có hiệu quả,

tìm kiếm mở rộng cho vay đối với các khách hàng mới là những doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều dịch vụ mang lại lợi ích cho ngân hàng, các doanh nghiệp có thương hiệu, uy tín trên thương trường, các hộ gia đình, hộ kinh doanh làm ăn kinh doanh có lãi. Hướng đi này là phù hợp với hoàn cảnh kinh tế bây giờ có nhiều yếu tố biến động, chi nhánh lấy vốn ngắn hạn cho vay ngắn hạn để tránh rủi ro trong lãi suất, mặc dù lợi nhuận không cao nhưng việc thận trong tình trạng nền kinh tế hiện nay là đúng đắn.

Cũng qua bảng này ta có thể thấy được tỷ trọng dư nợ ngắn hạn USD qua các năm. Xét tỷ trọng dư nợ ngắn hạn USD trong tổng dư nợ USD, sở dĩ năm 2009 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn USD thấp nhất là vì trong năm này tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn mạnh đến nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam, tỷ giá USD kém ổn định, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hay các hoạt động khác cần đến ngoại tệ cũng bị chững lại, giảm sâu do không đạt hiệu quả cần thiết lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính những lý do ấy làm cho việc tìm kiếm khách hàng cho vay ngoại tệ của chi nhánh gặp khó khăn, nhất là những khách hàng làm ăn tốt đảm bảo an toàn tín dụng lại càng khó nên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn USD năm 2009 là thấp nhất. Một điều dễ thấy nữa là tỷ trọng dư nợ ngắn hạn USD tăng nhanh trong năm 2010 và tăng chững lại có phần ổn định trong năm 2011. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn USD trong tổng dư nợ USD từ năm 2009 đến năm 2011 lần lượt là 66,88%, 81,56%, 83,39% đều ở mức rất cao. Điều này cho thấy ngay cả cho vay ngoại tệ chi nhánh cũng ưu tiên cho vay ngắn hạn, mặc dù nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi cùng với đó là các chính sách tỷ giá quyết liệt của chính phủ, đây là việc làm thận trọng của chi nhánh. Xét tỷ trọng dư nợ ngắn hạn USD trong tổng dư nợ đã quy đổi, ta thấy cũng tăng lần lượt từ năm 2009 đến năm 2011 là 5,48%, 5,92%, 6,1%, nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này là phù hợp với tình hình nguồn vốn ngoại tệ và tốc độ tăng của tỷ trọng dư nợ ngắn hạn USD trong tổng dư nợ USD của chi nhánh.

Cơ cấu thành phần cho vay cũng rất quan trọng, ta xét tiếp bảng sau: Bảng 2.7: Tình hình tín dụng theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiề n Tỷ trọ ng (%) S ố ti ền Tỷ trọ ng (% ) S ố ti ền Tỷ trọ ng (% ) DNNN 20 1,3 8 3 7 2,1 7 9 4 5,7 7 DNNQD 12 05 82, 99 1 4 3 2 83, 84 1 3 8 7 85, 20 Hộ gia đình, cá nhân 22 7 15, 63 2 3 9 13, 99 1 4 7 9,0 3

Qua bảng dễ thấy dư nợ cho vay các DNNN tăng liên tục cao nhất là năm 2011 tăng 57 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 154,05% so với năm 2010, đồng thời tỷ trọng dư nợ DNNN cũng tăng lên qua các năm cho thấy chi nhánh đang muốn tăng tỷ trọng của nhóm doanh nghiệp này lên, vì nhóm doanh nghiệp này có mức độ rủi ro thấp, trong tình hình diễn biến thị trường có nhiều thay đổi thì đây cũng được coi là một giải pháp an toàn nên thực hiện. Nhóm hộ gia đình, cá nhân tăng nhẹ năm 2010, mức tăng 12 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 5,29% so với năm 2009 vì đây là năm chi nhánh bắt đầu triển khai các dịch vụ cho vay tiêu dùng cho vay cá nhân mới. Năm 2011, việc cho vay nhóm này lại giảm mạnh, 92 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 38,49% so với năm 2010 vì nền kinh tế vẫn chưa thực sự ổn định, lạm phát vẫn còn cao, chính phủ lại thực hiện các chính sách thắt chặt nên nhu cầu cho vay này giảm mạnh như vậy. Nhưng như ta thấy tỷ

trọng cho vay 2 nhóm trên đều rất thấp nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của chi nhánh là nhóm DNNQD, tỷ trọng rất lớn và tăng liên tục lần lượt từ năm 2009 đến năm 2011 là 82,99%, 83,34%, 85,2%. Điều này là do một phần địa bàn chi nhánh xuất hiện rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, xây lắp…. và hàng loạt các trung tâm thương mại lớn mọc lên như là : Trung tâm thương mại Vĩnh Hưng, trung tâm thương mại Yên Sở, Tổ hợp thương mại Khách sạn Đại kim…, đều là những tên tuổi đáng tin cậy trong ngành thương mại. Nhu cầu lớn về vốn ngắn hạn nên chiếm tỷ trọng lớn là phù hợp với thị trường khách hàng, đồng thời nguồn vốn ngắn hạn dồi dào nên chi nhánh sẽ cho những đối tượng này vay để giảm rủi ro lãi suất. Ta cũng thấy việc dư nợ DNNQD giảm năm 2011, 45 tỷ, tỷ lệ giảm 3,14% so với năm 2010, đây là mức giảm nhẹ mặc dù năm 2011 các doanh nghiệp làm ăn khó khăn rất nhiều, nhưng ngân hàng vẫn tiếp tục mở rộng tìm kiếm khách hàng đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên chi nhánh nên đặt ra yêu cầu về tài sản đảm bảo, về hồ sơ.. đối với DNNQD cũng cao hơn nhiều so với DNNN khi đến vay vốn vì DNNQD có tỷ lệ rủi ro cao hơn các DNNN.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hoàng mai (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w