Kinh nghiệm và bài học rút ra về chất lượng tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hoàng mai (Trang 29 - 30)

1.3.1.Kinh nghiệm của một số ngân hàng

 Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu:

Một số ngân hàng bán lẻ của Việt Nam đã và đang đối mặt với khó khăn trong các hoạt động tăng cường vốn điều lệ, quản lý rủi ro, duy trì khả năng sinh lợi... Trong khi đó, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) nổi lên như một điểm sáng với kết quả kinh doanh luôn dẫn đầu ngành. Chia sẻ kinh nghiệm của ACB gồm một số ý như sau:

- Cần có tính nhất quán trong hệ thống khi quyết định một chiến lược, xây dựng một chiến lược kinh doanh rõ ràng, luôn bám sát và tuân thủ tuyệt đối triết lý kinh doanh là tăng trưởng bền vững.

- Phải có một hệ thống thu nhận, phân tích, đánh giá các thông tin nhằm đưa ra kịch bản đối phó với khủng hoảng hay rủi ro.

- Hệ thống ngân hàng cần được tổ chức bộ máy thật mỏng, không quá nhiều cấp lãnh đạo, để thông tin được truyền đạt tới đội ngũ vận hạnh một cách nhanh chóng và nhất quán. Và điều hết sức quan trọng đó là vai trò của những người lãnh đạo, phải quyết đoán, phải uyển chuyển trong việc đưa ra quyết định, và đôi khi phải đưa ra những quyết định phi truyền thống… - Đầu tư chiều sâu vào con người và xây dựng văn hóa công ty lành mạnh,

biết nắm bắt và tận dụng được các cơ hội tạo ra dựa trên chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập thể hiện năng lực và tiềm năng cạnh tranh cao.

 Kinh nghiệm của ngân hàng ANZ:

Ngân hàng nước ngoài ANZ rất thành công ở Việt Nam trong việc quản lý nâng cao chất lượng tín dụng, dưới đây là một số kinh nghiệm họ chia sẻ: - Nếu chúng ta biết được trước những khoản nợ rủi ro và giải quyết vấn đề

này sớm hơn sẽ tránh được kết cục xấu, nhờ các khoản vay có thể được tái cơ cấu, bán một phần tài sản, tăng vốn, hay tìm kiếm nhà đầu tư mới. Để phát hiện được những khoản nợ xấu sớm, các chuyên viên quan hệ khách hàng phải hiểu rõ khách hàng của mình, họ phải thường xuyên liên lạc với

khách hàng, không chỉ ở trụ sở chính mà còn ở nhà máy, duy trì các kênh liên lạc ở các cấp từ giám đốc tới kế toán trưởng, kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay có đúng mục đích không.

- Nợ xấu thường xuất hiện ở các dự án lớn do khách hàng quá tham vọng, tiến hành một dự án mà họ không thể quản lý được. Do đó ngân hàng cần thận trọng với những công ty tham gia vào những ngành nghề mà họ không có nhiều kinh nghiệm, có cấu trúc sở hữu phức tạp, người điều hành công việc kinh doanh không rõ ràng, hay nguồn vốn không được sử dụng đúng mục đích như: vốn tài trợ xuất nhập khẩu lại được dùng để đầu tư vào chứng khoán...

- Khi xét duyệt các khoản vay mới cần đặt câu hỏi “lợi thế lâu dài của khách hàng này là gì để họ có thể tồn tại trên thương trường khi xuất hiện những yếu tố không thuận lợi”, một khi khoản nợ xấu được xác định, cần xem xét tình hình khoản vay xấu, đánh giá lại chứng từ, dòng tiền ngắn hạn. - Khuyến khích các nhân viên báo cáo nguy cơ tiềm ẩn của khách hàng

ngay cho các cấp có thẩm quyền càng sớm càng tốt để có những bước chuẩn bị thích hợp.

- Có phòng quản lý rủi ro được điều hành bởi những chuyên viên giàu kinh nghiệm, đào tạo bài bản, chuyên sâu.

- Ngân hàng và chủ nợ liên kết, thoả thuận với nhau để giải quyết vấn đề nợ của khách hàng. Từ trước đến nay, công đoạn cuối cùng của các ngân hàng Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu là nhờ cậy đến toà án chứ ít có trường hợp nào các ngân hàng thoả thuận cùng nhau.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hoàng mai (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w