Kiến nghị Eximbank:

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại eximbank (Trang 76 - 80)

1. phân loại theo khách hàng

3.3.4. Kiến nghị Eximbank:

+ Eximbank cần chú trọng hơn nữa đến công tác quản lí nợ xấu, nợ tồn đọng. Cần nâng cao phương thức quản lí và kiểm soát rủi ro sao cho hiện đại và khoa học hơn.

+ Cần đề cao, phát huy hơn nữa tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân hàng và từng cán bộ tín dụng để họ có thể linh hoạt chủ động trong cho vay đồng thời tạo cơ chế tín dụng thông thoáng để thu hút khách hàng.

+ Eximbank cần nâng cao chất lượng thông tin theo hướng vừa mang tính dự báo, vừa đẩy đủ kịp thời và chính xác. Việc dự báo và đánh giá rủi ro cần được thực hiện thường xuyên và chú trọng theo từng khu vực… + Eximbank nên quan tâm hơn nữa tình hình hoạt động bộ phận quản lí

rủi ro, để có thể điều chỉnh các khoản nợ vay có vấn đề, không để các khoản cho vay này trở nên quá hạn.

+ Yêu cầu các bộ phận, phòng ban khác trong ngân hàng như phòng kế toán, phòng khách hàng, phòng thông tin tín dụng… tăng cường sự hợp tác với bộ phận tín dụng trong việc phát hiện nhu cầu, tiếp thị, cung cấp thông tin, giám sát các khoản vay…để có thể hạn chế rủi ro được tốt hơn.

+ Eximbank nên ban hành cơ chế, nội quy quy định rõ ràng hơn các phương thức làm việc, nghĩa vụ, quyền lợi của đội ngũ cán bộ tín dụng, có thêm các chính sách ưu đãi đối với cán bộ tín dụng về thu nhập, phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn. Thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao trình độ, rèn luyện đạo đức, động viên khen thưởng kịp thời để cán bộ tín dụng làm tốt hơn nữa công việc của mình.

Kết luận chương III:

Chương III của khóa luận đã đưa ra các định hướng chung dài hạn, và các định hướng tín dụng trong năm 2011 của Eximbank. Từ các phân tích trong chương II của khóa luận và từ những định hướng đó, các biện pháp giúp

phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank. Cuối chương là các kiến nghị đối với: bản thân Eximbank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đối với chính quyền địa phương, và với Chính phủ và bộ ngành có liên quan. Từ đó, giúp Eximbank có được điều kiện tốt hơn trong quá trình quản lí rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại EXIMBANK”, giúp người đọc có

được cái nhìn căn bản về thực trạng quản lí rủi ro tín dụng tại Eximbank. Trong năm tài chính vừa qua Eximbank đã có nhiều thành công trong công tác quản lí và kiểm soát rủi ro tín dụng. Đặc biệt là việc đưa tỷ lệ nợ xấu từ mức kỉ lục năm 2008 là 4,71% xuống mức 1,83% năm 2009 và thấp hơn nữa vào năm 2010 là 1,42%. Eximbank có hệ số an toàn vốn cao, dư nợ và tổng tài sản tăng trưởng qua các năm. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại như: chính sách tín dụng chưa cụ thể, rõ ràng, các văn bản nội bộ ban hành còn nhiều nội dung chồng chéo,…. Để khắc phục tình trạng trên, và tránh tình trạng RRTD tại Eximbank xảy ra, khóa luận đã đề ra các giải pháp, kiến nghị đối với các đối tượng có liên quan.

Danh mục tài liệu tham khảo

TS Hồ Diệu (chủ biên), giáo trình “Tín dụng Ngân hàng”, nhà xuất bản Thống kê, 2001, tr19 - tr26, tr428 – tr432.

Bộ môn ngân hàng thương mại, tài liệu học tập “Quản Trị Ngân Hàng, Học viện Ngân hàng, 2010-2011.

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2005, quyết định 1627/2001QĐ-NHNN, quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN. Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BTC-BCA-TCĐC, thông tư 13/2010/TT-NHNN, thông tư 19/2010/TT-NHNN.

Quyết định số 19/EIB/HĐQT, quyết định số 16/EIB-TGĐ do Eximbank ban hành.

Báo cáo thường niên năm 2009; báo cáo tài chính quý I, quý II, quý III, quý IV năm 2010 của Eximbank.

Các website:

http://www.eximbank.com.vn http://atpvietnam.com/vn

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại eximbank (Trang 76 - 80)