Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Eximbank
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
+ Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân
hàng bao gồm tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ đông.
+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền
quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị theo điều lệ Eximbank ít nhất 03 người và nhiều nhất 11 thành viên.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm và có thể được bầu lại. Hiện nay, Hội đồng quản trị gồm 11 thành viên.
+ Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ
chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Ngân hàng. Hiện nay, Ban kiểm soát gồm 3 thành viên.
+ Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Giúp việc cho Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc. Các bộ phận nghiệp vụ: trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, Eximbank có 08 khối và 25 phòng ban nghiệp vụ/trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. Mỗi khối và phòng nghiệp vụ được ủy quyền một số công việc chức năng cụ thể, tạo nên một bộ máy hoạt động thông suốt trong toàn hệ thống ngân hàng.
+ Các chi nhánh và phòng giao dịch: Eximbank có địa bàn hoạt động
rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 120 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Nha Trang, Cần Thơ, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang và An Giang. Các chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc phù hợp với điều lệ và qui định của pháp luật. Mỗi chi nhánh có bảng cân đối tài khoản
riêng, phải tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí và lãi điều hòa vốn. Dưới chi nhánh là các phòng giao dịch. Phòng giao dịch là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của Chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.