1. phân loại theo khách hàng
2.3.2. Mức độ RRTD tại Eximbank:
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc quản lí tín dụng và rủi ro tín dụng, năm 2010 tại Eximbank vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
Hệ số an toàn vốn quá cao so với yêu cầu của NHNN, mặc dù ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là ngân hàng đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao tức là vốn tự có so với tài sản có rủi ro (trong đó dư nợ cho vay chiếm chủ yếu) đang ở mức cao. Có nghĩa là ngân hàng đó càng phải thực hiện việc trích lập các quỹ nhiều hơn, trả lãi cho cổ đông càng nhiều, mà các giá trị các khoản vay (nguồn thu chính của ngân hàng) lại thấp hơn mong đợi. Điều này cũng làm chi phí vốn tăng lên, gây áp lực lên quá trình cho vay.
Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank năm 2010 là 1,42% tuy đã được Eximbank kiểm soát thấp hơn năm 2009 (năm này là 1,83%), tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2008 cao kỉ lục là 4,71%. Năm 2008 tỷ lệ này quá cao là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và sau đó là sự suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng. Mặc dù tỷ lệ này thấp trong năm 2010 nhưng so với tỷ lệ nợ xấu trung bình của ngành là 1,2%, thì so với các ngân hàng khác Eximbank vẫn gặp rủi ro tín dụng cao hơn.
Trong năm 2010, tốc độ gia tăng nợ quá hạn ở mức thấp: 20,45%, cơ cấu nợ quá hạn theo khả năng thu hồi trong tổng nợ quá hạn đã được điều chỉnh cho hợp lí hơn. Nhưng nợ khó đòi vẫn ở mức cao: 427.424 triệu đồng. Thêm nữa, nợ quá hạn dưới 90 ngày có tốc độ và mức gia tăng khá lớn (tăng 250.225 triệu đồng, khoảng 87,52%). Đây là nguy cơ lớn đối với Eximbank trong năm tài chính 2011, khi các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày không được quản lí tốt trở thành nợ quá hạn có vấn đề và nợ quá hạn khó đòi, khi các khoản nợ khó đòi gây ra rủi ro mất vốn cho ngân hàng.
Công tác quản lí và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Eximbank không được thực hiện một cách khoa học và hợp lí. Một khoản phải thu nếu được trích lập dự phòng phải thu khó đòi, số tiền lập dự phòng đó được coi như một khoản chi phí hoạt động kinh doanh thuộc năm báo cáo của Eximbank, khiến cho lợi nhuận và phần thu nhập chịu thuế sẽ giảm. Tuy nhiên, số tiền dự phòng giúp cho DN có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất về khoản nợ khó đòi có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo phản ánh đúng giá trị của các khoản nợ phải thu tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Kết luận: qua năm 2010, Eximbank đã giảm được rủi ro tín dụng so với
các năm trước nhưng rủi ro tín dụng vẫn tồn tại và có thể sẽ cao trong năm 2011, đồng thời rủi ro tín dụng trong năm 2010 so với các ngân hàng trong cùng hệ thống vẫn khá cao. Do đó cần có các biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.