Tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi:

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại eximbank (Trang 48 - 50)

1. phân loại theo khách hàng

2.2.2.3.Tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi:

Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn theo khả năng thu hồi

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 tỷ lệ % trên tổng nợ quá hạn 2010 tỷ lệ % trên tổng nợ quá hạn so sánh năm 2010 với 2009 số tiền tỷ lệ % nợ quá hạn <=180 ngày 285.891 30,57% 536.116 47,60% 250.225 87,52% nợ quá hạn 181- 360 ngày 174.463 18,66% 162.804 14,45% -11.659 -6,68% nợ quá hạn >360 ngày ( nợ khó đòi) 474.725 50,77% 427.424 37,95% -47.301 -9,96% tổng nợ quá hạn 935.079 100,00% 1.126.344 100,00% 191.26 5 20,45%

(nguồn: báo cáo tài chính năm 2010)

Trong năm 2009 tổng nợ quá hạn ở mức 935.079 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,44% trên tổng dư nợ năm này, trong đó:

+ Nợ quá hạn <= 180 ngày ở mức 285.891 triệu đồng, chiếm 30,57% tổng nợ quá hạn năm 2009.

+ Nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày ở mức 174.463 triệu đồng, chiếm 18,66% tổng nợ quá hạn.

+ Nợ quá hạn > 360 ngày (nợ khó đòi) ở mức 474.725 triệu đồng, chiếm 50,77% tổng nợ quá hạn.

Các số liệu trên phản ánh tình trạng đáng lo ngại của Eximbank năm 2009, khi đó cơ cấu nợ quá hạn theo khả năng thu hồi có sự bất thường, nợ quá hạn khó đòi chiếm tới trên 50% tổng mức nợ quá hạn. Dẫn đến năm 2009, ngân hàng này đã phải sử dụng dự phòng cho vay khách hàng là 135.629 triệu đồng. Điều này gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. Đồng thời cũng chứng tỏ năm 2009 Eximbank đã phải đối mặt với khả năng rủi ro tín dụng khá lớn.

Trong năm 2010 Eximbank đã có nhiều nỗ lực để cơ cấu lại các khoản nợ quá hạn:

+ Nợ quá hạn <180 ngày ở mức 536.116 triệu đồng, chiếm 47,06% trong tổng nợ quá hạn năm 2010, tăng 250.225 triệu đồng, tăng khoảng 87,52% so với năm 2009.

+ Nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày 162.804 triệu đồng (chiếm 14,45% tổng nợ quá hạn), giảm 11.659 triệu đồng, giảm khoảng 6,68% so với năm 2009.

+ Nợ quá hạn > 360 ngày cũng giảm 47.301 triệu đồng, giảm 9,96% trong năm 2010, chỉ còn 427.424 triệu đồng (chiếm 37,95% trong tổng nợ quá hạn).

Nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày cũng như các khoản nợ khó đòi đã được Eximbank kiểm soát tốt hơn trong năm 2010. Việc kiểm tra, giám sát các khoản cho vay được áp dụng chặt chẽ và thường xuyên hơn của Eximbank trong năm này đã làm giảm được các khoản nợ có nguy cơ vỡ cao. Đồng thời

nhờ việc hoàn thiện quy trình tín dụng và thực hiện quy trình cho vay và thu nợ có sự giám sát chặt chẽ hơn đã giúp tỷ lệ các khoản nợ khó đòi trên tổng nợ quá hạn giảm sút so với năm 2009. Nợ quán hạn khó đòi không còn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nợ quá hạn như năm 2009. Cơ cấu các khoản nợ quá hạn theo khả năng thu hồi trở nên hợp lí hơn, làm giảm khả năng gặp rủi ro tín dụng của ngân hàng trong năm 2010 so với năm 2009.

Tuy nhiên tốc độ gia tăng nợ quá hạn <90 ngày khá lớn, lên tới 87,52%, với mức tăng 250.225 triệu đồng lại tạo ra một thách thức khá lớn đối với bộ phận quản lí rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nếu không thực hiện việc quản lí và thu hồi nợ quá hạn <90 ngày tốt, nó sẽ trở thành gánh nặng cho ngân hàng trong năm tài chính 2011, khi những khoản nợ này trở thành nợ khó đòi.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại eximbank (Trang 48 - 50)