Xem xét theo phân loại khách hàng:

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại eximbank (Trang 34 - 37)

Bảng 3: tình hình huy động vốn theo phân loại khách hàng

Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2009 tỷ trọng trên tổng tiền gửi (%) 2010 tỷ trọng trên tổng tiền gửi (%) mức tăng, giảm ( triệu VNĐ) tỷ lệ tăng, giảm (%) khách hàng doanh nghiệp 11.723 30,24 15.722 27,04 3.999 34,11 khách hàng cá nhân 27.044 69,76 42.429 72,96 15.385 56,89 Tổng tiền gửi 38.767 100,00 58.151 100,00 19.384 50,00

Qua việc xem xét các số liệu về tiền gửi theo phân loại khách hàng ta nhận thấy rằng:

Năm 2009 tổng tiền gửi đạt 38.767 tỷ đồng, trong đó số dư tài khoản tiền gửi của đối tượng khách hàng doanh nghiệp là 11.723 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,24% trong tổng tiền gửi khách hàng; số dư tài khoản tiền gửi của đối tượng khách hàng cá nhân là 27.044 tỷ đồng, chiếm 69,76% trong tổng tiền gửi.

Năm 2010 tốc độ gia tăng tiền gửi là 50%, mức tăng tiền gửi khách hàng là 19.384 tỷ đồng, đạt mức 57.151 tỷ đồng. tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp là 15.722 tỷ đồng, tăng 3.999 tỷ đồng ( tăng khoảng 34,11%) so với năm 2009. Số tiền gửi của khách hàng cá nhân là 42.429 tỷ đồng, tăng 15.385 tỷ đồng, đạt 156,89% so với năm 2009. Trong năm 2010 lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm 72,96% trong tổng tiền gửi, trong khi đó tỷ trọng tiền gửi khách hàng doanh nghiệp là 27,04%.

Các phân tích trên phản ánh rằng trong cơ cấu tiền gửi phân loại theo khách hàng thì tiền gửi của khách hàng cá nhân vẫn là chủ yếu. Công việc chủ yếu trong công tác huy động vốn tiền gửi là nhằm mục đích thu hút các khách hàng cá nhân. Thường thì các khách hàng cá nhân có lượng vốn tiền gửi không lớn nên số lượng khách hàng cá nhân gửi tiền của ngân hàng là khá lớn, gây ảnh hưởng tới công tác thu hút và quản lí lượng tiền gửi. Hơn nữa lại thêm tâm lí thích chạy theo lãi suất, thường chỉ gửi tiền theo thời hạn ngắn của người gửi tiền Việt Nam, do đó Eximbank rất dễ rơi vào tình trạng chạy đua lãi suất với các ngân hàng khác.

2.1.3.2. hoạt động cho vay:a. Sơ lược: a. Sơ lược:

Biểu đồ 2: Tình tình tổng dư nợ qua các năm

Đơn vị: tỷ VNĐ

Thông qua biểu đồ ta có thể thấy tổng dư nợ của Eximbank tăng qua các năm. Năm 2007dư nợ tín dụng là 18.452 tỷ đồng, năm 2008 ư nợ tín dụng đạt 21.232 tỷ đồng, năm 2009 là 38.382 tỷ đồng, và năm 2010 là 62.348 tỷ đồng.

Bảng 4: tổng dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 2007 – 2010

đơn vị: tỷ đồng

2007 2008 2009 2010

tổng dư nợ cho vay qua các năm 18.452 21.232 38.382 62.348 tốc độ tăng trưởng tín dụng 15,07% 80,77% 62,44%

(nguồn: báo cáo thường niên 2009, báo cáo tài chính 2010)

Năm 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt thấp nhất: chỉ tăng 15,07% so với năm 2007, điều này là do trong năm 2008 đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam. Năm 2009 có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất 80,77%, phản ánh việc vay vốn đầu tư vào nền kinh tế để đầu tư phục hồi lại nền kinh tế. Năm

2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 62,44% cho thấy sự ổn định hơn trong việc tăng trưởng tín dụng của Eximbank.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại eximbank (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w