Đánh giá công tác quản lí RRTD tại Eximbank:

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại eximbank (Trang 57 - 58)

1. phân loại theo khách hàng

2.3.3. Đánh giá công tác quản lí RRTD tại Eximbank:

Hiện tại chính sách quản lí rủi ro tín dụng mà Eximbank áp dụng là:

+ Quy định tỷ lệ tối đa giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ; tỷ lệ nợ xấu với tổng dư nợ; tỷ lệ cho vay tối đa không có bảo đảm bằng tài sản so với tổng dư nợ.

+ Đảm bảo các giới hạn tín dụng;

+ Giám sát tuân thủ và xử lí các trường hợp ngoại lệ;

+ Xây dựng chính sách nội bộ về quản lí thẩm quyền quyết định tín dụng; chính sách ủy quyền kí kết hợp đồng; giao dịch dân sự về tín dụng; tiêu chuẩn về nhân sự làm công tác quản lí tín dụng và rủi ro tín dụng.

Công cụ quản lí rủi ro tín dụng tại Eximbank:

+ Thẩm định khách hàng tín dụng, định giá khoản vay và xếp hạng tín dụng nội bộ;

+ Xác định danh mục tín dụng: xây dựng hạn mức theo ngành, lĩnh vực, mục đích sử dụng vốn, theo khu vực (miền, vùng, tỉnh), hạn mức theo sản phẩm tín dụng, hạn mức theo kì hạn tín dụng, hạn mức theo loại tiền tệ, hạn mức theo thành phần kinh tế, hạn mức theo tài sản đảm bảo; hạn mức theo thẩm quyền quyết định tín dụng.

+ Phân loại về rủi ro tín dụng;

+ Xây dựng hệ thống báo cáo về rủi ro tín dụng.

Hiện tại Eximbank có 3 cổ đông lớn là ngân hàng Vietcombank, Sumitomo Mitsui và quỹ VOF. Đây là những ngân hàng và tổ chức tài chính rất uy tín, có khả năng hỗ trợ tốt cho Eximbank về mặt quản trị, nâng cao chất lượng hoạt động cũng như hỗ trợ về tài chính và nguồn khách hàng khi cần thiết. Tuy nhiên, bộ máy quản trị và điều hành của Eximbank vẫn được đánh giá hoạt động chưa hiệu quả và linh hoạt, đặc biệt trong công tác quản lý rủi ro. Dựa vào chính sách tín dụng do Ban lãnh đạo ngân hàng này vạch ra ở trên, ta có thể thấy được điều đó.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại eximbank (Trang 57 - 58)